ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM BA VÒNG Ở TRẺ EM

blank
Đánh giá nội dung:

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM BA VÒNG Ở TRẺ EM

I. ĐẠI CƯƠNG

Có thể tử vong. Liều độc nguy hiểm khi > 10 mg/kg do biến chứng tim mạch và thần kinh trung ương. Mức độ ngộ độc có thể tùy loại thuốc: Amitriptylin (Redomex), Amine thế hệ 2 Notriptylin (Nortrilen), Amine thế hệ 3 Doxepin (Sinequan).

Tác dụng độc của thuốc trầm cảm 3 vòng:

- Nhà tài trợ nội dung -

• Triệu chứng kháng đối giao cảm: nhịp tim nhanh, ảo giác, khô miệng, co giật, sốt, dãn đồng tử.

• Giống Quinidin (Quinidine-like): giảm sức co bóp của tim, hạ huyết áp, kéo dài PR, QRS, QT, loạn nhịp thất.

• Phong bế thụ thể alpha-adrenergic: hạ huyết áp.

• Kháng Histamin: an thần và hôn mê.

II. CHẨN ĐOÁN

1. Chẩn đoán

• Bệnh sử: tiếp xúc với thuốc an thần hoặc thuốc ngủ.

• Lâm sàng:

– Rối loạn tri giác: lừ đừ, buồn ngủ, thất điều, hôn mê, co giật.

– Triệu chứng kháng đối giao cảm: nhịp tim nhanh, ảo giác, khô miệng, co giật, sốt, dãn đồng tử.

– Tụt huyết áp do ức chế co cơ tim hoặc do tác dụng kháng đối giao cảm.

• Xét nghiệm:

– Điện tâm đồ: nhịp tim nhanh xoang, QRS > 0,1 giây, kéo dài PR, hoặc kéo dài QT. Hoặc block nhĩ thất, rối loạn nhịp thất.

– Đường huyết.

– ion đồ.

– Khí máu.

– Tìm trầm cảm 3 vòng trong nước tiểu (nếu có).

2. Chẩn đoán xác định

Nghi ngờ ngộ độc trầm cảm ba vòng khi trẻ uống thuốc an thần, rối loạn tri giác kèm tim nhanh và kéo dài QRS.

• Bệnh sử: tiếp xúc với thuốc an thần hoặc thuốc ngủ.

• Lâm sàng:

– Rối loạn tri giác.

– Co giật.

• Xét nghiệm:

– Điện tâm đồ: kéo dài PR, QRS (> 100msec) hoặc kéo dài QT. nước tiểu.

– Có thuốc trầm cảm ba vòng trong

3. Chẩn đoán phân biệt

• Hạ đường huyết.

• Viêm não màng não.

• Chấn thương sọ não.

• Ngộ độc Morphin.

• Ngộ độc thuốc ngủ khác.

III. ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc điều trị

• Điều trị tình huống cấp cứu.

• Kiềm hóa máu với dung dịch bicarbonate.

• Điều trị biến chứng.

2. Điều trị

• Điều trị tình huống cấp cứu:

– Hỗ trợ hô hấp.

– Hồi sức sốc thường do sốc tim hoặc sốc thần kinh vì thế cần đo CVP, bù dịch và có thể dùng thuốc vận mạch hoặc thuốc tăng sức co cơ tim theo hướng dẫn CVP.

– Điều trị co giật với Diazepam, có thể sử dụng Phenobarbital hoặc Propofol nếu co giật kéo dài không đáp ứng với Diazepam.

• Rửa dạ dày.

• Than hoạt tính.

• Chất đối kháng đặc hiệu: Bicarbonate như là chất đối kháng tác dụng độc tim mạch (rối loạn nhịp tim, QRS kéo dài, tụt huyết áp).

– Mục tiêu giữ pH máu khoảng 7,5 và kiềm hóa nước tiểu giữ pH nước tiểu khoảng 7,5 – 8 để giảm phân bố salicylate vào mô và để tăng thải salicylate qua thận. Tác dụng của bicarbonate là làm giảm nửa đời sống huyết thanh của salicylate từ 24 giờ còn 6 giờ và tăng độ thanh thải gấp 10 – 20 lần.

– Bicarbonate: bắt đầu bicarbonate 4,2% 2 ml/kg tĩnh mạch, sau đó truyền tĩnh mạch dung dịch bicarbonate 1,4% (bicarbonate 140 mEq pha trong 1 Lít Dextrose 5%) tốc độ 2 ml/kg/giờ.

– Sau đó điều chỉnh tốc độ bằng cách theo dõi pH nước tiểu mỗi giờ bằng kỹ thuật que thử tổng phân tích nước tiểu (pH nước tiểu khoảng 7,5 – 8) hoặc thay đổi màu của giấy quỳ kết hợp xét nghiệm khí máu (pH máu khoảng 7,5) mỗi 3 – 6 giờ.

• Lọc máu không hiệu quả do thuốc có thể tích phân bố lớn nên không thể lấy ra với lọc máu.

• Điều trị rối loạn nhịp:

– Thuốc chống loạn nhịp chọn lựa: Lidocain (loạn nhịp thất) và sulfate de magnésium (xoắn đỉnh kèm kéo dài của QT).

– Sốc điện khi rối loạn nhịp nặng đe dọa tính mạng.

– Tránh dùng thuốc điều trị rối loạn nhịp tim nhóm la và Ic như procainamid, quinidin.

IV. theo dõi

• Dấu hiệu sinh tồn.

• Tri giác.

• Điện tim.

• Khí máu.

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com