PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC THỨC ĂN Ở TRẺ EM
I. ĐẠI CƯƠNG
Ngộ độc thức ăn thường xảy ra trong tập thể, nhiều người cùng bị.
Ngộ độc thức ăn bao gồm:
1. Ngộ độc thức ăn nhiễm khuẩn
Thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn (Salmonella, C.botulinum) hoặc chứa sẵn độc tố của vi khuẩn không bị hủy nhiệt độ cao (S.aureus) gây viêm dạ dày ruột.
2. Ngộ độc thức ăn không do nhiễm khuẩn
• Thực phẩm tự nó có chứa độc chất tự nhiên như ngộ độc cá nóc (tetradotoxin), trứng cóc (bufotoxin), khoai mì (cyanic).
• Thực phẩm có chứa độc chất phụ gia thêm như hóa chất bảo quản, tạo màu, tạo mùi, tạo vị…
Ngộ độc thức ăn thường là nhẹ, tự khỏi bệnh trong 24 giờ. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp nặng và có thể tử vong với vi khuẩn như Botulus hoặc cá nóc.
II. CHẨN ĐOÁN
1. Chẩn đoán
• Bệnh sử: ăn cùng loại thức ăn, nhiều người cùng bị.
• Lâm sàng:
– Nôn ói.
– Đau bụng.
– Tiêu chảy.
– Sốt thường gặp trong ngộ độc thức ăn nhiễm khuẩn.
– Dấu hiệu mất nước do nôn ói, tiêu chảy.
– Dấu hiệu đặc hiệu tùy tác nhân trong ngộ độc không nhiễm khuẩn.
– Sốc.
Ủ bệnh |
Vi trùng |
Sinh bệnh |
Triệu chứng lâm sàng |
Bệnh phẩm |
||||
Sốt |
Đau bụng |
Ói |
Tiêu chảy |
Liệt |
||||
< 6 giờ |
S. aureus |
Enterotoxin A,B,C,D,E |
|
(+) |
(+) |
± |
|
Phân, chất nôn Dịch dạ dày |
B. cereus |
Enterotoxin |
1 |
(+) |
(+) |
(+) |
1 |
Phân, chất nôn Dịch dạ dày |
|
> 6-48 giờ |
E. coli |
Enterotoxin |
(+) |
(+) |
Phân |
|||
Salmonella |
Vi khuẩn Endotoxin |
(+) |
± |
± |
(+) |
|
Phân, máu |
|
V. cholera |
Enterotoxin |
± |
± |
± |
(+) |
Phân |
||
C.botulinum |
Neurotoxin |
± |
± |
± |
(+) |
Phân, chất nôn |
||
Listeria |
Vi khuẩn |
(+) |
+ |
Phân, máu |
Bằng triệu chứng lâm sàng tùy tác nhân nhiễm khuẩn.
• Xét nghiệm:
– Xét nghiệm trực tiếp và cấy vi khuẩn trong chất nôn ói, dịch dạ dày, phân, mẫu thức ăn.
– Cấy máu.
– Công thức máu.
– Ion đồ.
2. Chẩn đoán xác định
• Bệnh sử: ăn cùng loại thức ăn, nhiều người cùng bị.
• Lâm sàng:
– Nôn ói.
– Đau bụng.
– Tiêu chảy.
• Xét nghiệm: tìm thấy vi khuẩn trực tiếp hoặc cấy trong chất nôn ói, dịch dạ dày, phân.
3. Chẩn đoán phân biệt
• Tiêu chảy do siêu vi Rota.
• Tả.
• Bệnh lý tiêu hóa ngoại khoa.
• Nhiễm khuẩn huyết.
III. Điều trị
1. Nguyên tắc điều trị
• Điều trị tình huống cấp cứu.
• Nhanh chóng loại bỏ độc chất.
• Chất đối kháng đặc hiệu.
• Điều trị biến chứng.
2. Điều trị
• Điều trị tình huống cấp cứu:
– Hồi sức hô hấp.
– Hồi sức sốc.
– Điều trị co giật.
• Gây nôn (tại hiện trường): nhanh chóng gây nôn để loại bỏ bớt thức ăn nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc.
• Rửa dạ dày, than hoạt tính:
– Trường hợp nhẹ: không cần rửa dạ dày, không dùng than hoạt tính.
– Chỉ rửa dạ dày và uống than hoạt tính khi ngộ độc thức ăn chứa độc tố nguy hiểm như C.botulinum, trứng cóc, cá nóc, khoai mì cao sản.
• Chất đối kháng đặc hiệu:
– Khoai mì cao sản: Thiosulfate de sodium.
– Nấm độc amanita muscarina: Atropin.
• Uống Oresol phòng ngừa mất nước, cung cấp nước, năng lượng, điện giải.
• Bù dịch tùy theo độ mất nước.
• Kháng sinh trong trường hợp ngộ độc thức ăn do vi khuẩn Salmonella, Listeria.
• Điều trị biến chứng:
– Rối loạn điện giải.
– Hạ đường huyết.
– Rối loạn nhịp tim chậm trong ngộ độc trứng cóc.
– Suy thận cấp do E.coli O157 H7.
IV. THEO DÕI
• Dấu hiệu sinh tồn.
• Chất nôn ói, tiêu chảy.
• Dấu hiệu mất nước.
V. PHÒNG NGỪA
• Ăn chín, uống sạch.
• Bảo quản tốt thức ăn.
• Không ăn thức ăn ôi thiu hoặc quá hạn sử dụng.
• Không ăn cá nóc, trứng cóc, khoai mì cao sản.
• Không ăn nấm rừng, nấm lạ.
Bacsidanang.com – Thông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .
Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.