ĐẠI CƯƠNG GÃY XƯƠNG Ở TRẺ EM

blank
Đánh giá nội dung:

ĐẠI CƯƠNG GÃY XƯƠNG Ở TRẺ EM

I. ĐẠI CƯƠNG

• Lứa tuổi hay bị gãy xương nhiều từ 5 – 10 tuổi.

• Có 2 loại là gãy xương chấn thương và gãy xương bệnh lý, nhưng ở đây ta chỉ đề cập đến gãy xương chấn thương.

- Nhà tài trợ nội dung -

• Cần thăm khám bệnh nhân toàn diện để phát hiện các tổn thương phối hợp

II. CƠ CHẾ VÀ KIỂU GÃY XƯơNG

• Mỗi cơ chế chấn thương gây ra một loại đường gãy xương điển hình:

– Trực tiếp: gãy ngang.

– Gián tiếp: gãy xéo.

– Vặn xoắn: gãy xoắn.

– Dồn ép: gãy nát hay gãy lún.

• Các hình thức gãy xương.

a. Gãy không hoàn toàn

• Gãy cành tươi: chỉ gãy một bên vỏ xương.

• Gãy cong tạo hình: xương biến dạng nhưng vỏ xương 2 bên không gãy.

• Gãy lún: do lực ép dọc trục nên vỏ xương 2 bên phình ra.

b. Gãy hoàn toàn

• Gãy đơn giản.

• Gãy nhiều tầng.

• Gãy nhiều mảnh.

c. Gãy đặc biệt

• Gãy mất xương.

• Gãy vùng sụn tiếp hợp.

• Các loại di lệch: – Sang bên.

– Chồng ngắn.

– Dọc trục xa nhau.

– Gập góc.

– Xoay.

III. LÂM SÀNG VÀ X-QUANG

1. Lâm sàng

Lưu ý:

• Cal xương to nên có thể lầm là u xương (nếu trước đó không biết gãy xương).

• Trẻ sơ sinh khi gãy xương thường do tai biến sản khoa, cần phân biệt với liệt đám rối cánh tay qua khám kỹ lâm sàng và phối hợp X-quang.

• Với cẳng tay hay cẳng chân nếu có 1 xương gãy thì cần xem kỹ xương còn lại có gãy hay trật khớp kèm theo không.

2. X-quang

• Phải thấy được 2 khớp trên và dưới tổn thương.

• Nên chụp cả bên chi lành để so sánh.

• Chụp 2 bình diện thẳng và nghiêng.

IV. phân độ các tổn thương

1. Gãy kín

Phân loại gãy xương kín theo Tscherne:

• Độ 0: chấn thương gián tiếp, tổn thương phần mềm không đáng kể.

• Độ 1: chấn thương trực tiếp, vết thương da bị xây xát.

• Độ 2: xây xát da và chấn thương cơ khu trú, có thể đe dọa chèn ép khoang.

• Độ 3: tổn thương da rộng, có lóc da hay giập nát cơ, có thể chèn ép khoang hay đứt mạch máu.

2. Gãy hở

Phân loại gãy xương hở theo Gustilo & Anderson:

• Độ 1: tổn thương da < 1cm, thường do xương đâm thủng da, tổn thương phần mềm không đáng kể.

• Độ 2: tổn thương da > 1cm, mô mềm tổn thương khu trú.

• Độ 3: vết thương rách da rộng, tổn thương phần mềm lớn, có thể kèm theo tổn thương mạch máu hay thần kinh.

– 3A: còn phần mềm che xương.

– 3B: lộ xương.

– 3C: tổn thương mạch máu.

• Độ 4: đứt lìa hay gần lìa chi.

– Đứt gần lìa: đứt tất cả các cấu trúc quan trọng (thần kinh mạch máu), phần mềm che phủ còn lại < 1/4 chu vi của chi.

– Đối với gãy xương do đạn bắn được xếp vào loại 3A.

3. Tổn thương sụn tiếp hợp Phân loại theo Salter-Harris:

 VI. ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc

• Sơ cứu: nẹp cố định chắc chắn trước khi di chuyển.

• Điều trị gãy xương càng sớm càng tốt. Việc điều trị bao gồm nắn chỉnh các di lệch và bất động cho đến khi có cal xương.

• Khi nắn chỉnh cần lưu ý tránh di lệch xoay, phải theo dõi trong thời gian dài.

• Khi bó bột phải qua 2 khớp trên và dưới ổ gãy, chú ý chèn ép bột sau bó.

2. Cơ chế tự điều chỉnh của xương ở trẻ em

Ở trẻ em có sự tự điều chỉnh xương rất lớn nhờ sự hoạt động của các sụn tiếp hợp, của các nhân tạo xương ở đầu xương. Trẻ càng nhỏ thì sự tự điều chỉnh càng nhanh và càng mạnh, các đặc điểm này sẽ ổn định dần và giống người lớn khi từ 12 tuổi trở lên. Vì vậy, sau khi lành xương có thể có các biến dạng:

• Ngắn chi (< 2cm), nhưng sau một thời gian sẽ bằng ngang với chi bên lành.

• Gập góc nằm trong mặt phẳng cử động của khớp: có thể tự điều chỉnh.

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com