ĐIỀU TRỊ GÃY MONTEGGIA Ở TRẺ EM

blank
Đánh giá nội dung:

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GÃY MONTEGGIA Ở TRẺ EM

I. ĐỊNH NGHĨA

• Được mô tả lần đầu tiên năm 1814, và được đặt tên bởi Jose Luis Bado.

• Là “gãy – trật”.

- Nhà tài trợ nội dung -

• Trật khớp quay – cánh tay hoặc gãy chỏm xương quay và gãy từ 1/3 giữa đến đầu trên xương trụ (có thể kèm theo gãy từ 1/3 trên đến đầu trên xương quay?).

II. CHẨN ĐOÁN

1. Lâm sàng

a. Hỏi

• Cơ chế: té chống bàn tay, hay té chống khuỷu? Đỡ đòn?

• Thời điểm chấn thương.

• Đã điều trị gì trước chưa?

b. Khám

• Gãy hở hay gãy kín?

• Tay lành đỡ khuỷu tay gãy.

• Dấu nhát rìu ở xương trụ.

• Mất gấp duỗi khuỷu.

• Mất sấp ngửa cẳng tay.

• Ổ khớp quay cánh tay “rỗng”, sờ thấy diện khớp của chỏm quay.

• Khám cảm giác và vận động tay bên gãy.

• Bắt mạch cổ tay bên gãy.

2. Cận lâm sàng

• X-quang: khuỷu thẳng, nghiêng.

• Xét nghiệm tiền phẫu.

3. Chẩn đoán

a. Xác định: dấu hiệu gãy xương, trật khớp + hình ảnh X-quang.

b. Phân loại: Theo Bado

• Type 1: chỏm xương quay trật ra trước và ổ gãy xương trụ mở góc ra sau.

• Type 2: chỏm xương quay trật ra sau và ổ gãy xương trụ mở góc ra trước.

• Type 3: chỏm xương quay trật vào trong hay ra ngoài, với ổ gãy xương trụ mở góc ra ngoài hay vô trong (di lệch theo mặt phẳng trán). Loại này thường hiếm.

• Type 4: gãy 1/3 trên 2 xương cẳng tay kèm theo trật chỏm quay ra trước.

Có 3 loại Monteggia “equivalent”: nghĩa là tương tự Monteggia về cơ chế chấn thương, dấu hiệu X-quang, và phương pháp điều trị.

• Trật chỏm quay đơn thuần.

• Gãy đầu trên xương trụ và cổ xương quay.

• Gãy 1/3 giữa 2 xương cẳng tay, với nơi gãy xương quay ở cao hơn.

III. ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc

• Chỏm quay nằm đúng vị trí cơ thể học.

• Lành xương vững chắc.

• Giữ được sấp ngửa cẳng tay.

• Xử trí tổn thương phối hợp nếu có.

2. Điều trị bảo tồn

Chỉ định:

• Gãy kín.

• Gãy hở độ 1.

Kỹ thuật:

• Nắn phục hồi chiều dài xương trụ trả lại vị trí của chỏm quay.

• Bó bột bất động sau nắn:

– Type 1: bột cánh bàn tay ở thế ngửa và khuỷu gấp 100o.

– Type 2: bột ở thế ngửa và khuỷu duỗi.

– Type 3: Bột ở thế ngửa và khuỷu gấp 90o.

– Type 4: bó bột kết hợp với xuyên kim để cố định.

• Monteggia equivalent: – Trật chỏm quay đơn thuần: điều trị như Type 1. Nếu có kèm gãy tạo hình xương trụ (xương trụ bị cong), nắn sửa biến dạng cong của xương trụ sẽ nắn được trật chỏm quay.

– Gãy đầu trên 2 xương cẳng tay: bột cánh bàn tay ở thế trung tính và khuỷu gấp 90o.

– Gãy 1/3 giữa 2 xương cẳng tay: bột cánh bàn tay thế ngửa khuỷu gấp 90o.

• Theo dõi: dấu chèn ép khoang.

3. Phẫu thuật

• Điều trị bảo tồn thất bại.

• Xương trụ gãy không vững.

• Gãy hở độ 2 trở lên.

• Cal lệch.

• Có tổn thương kèm của mạch máu & thần kinh.

• Gãy phức tạp.

4. Hỗ trợ

• Giảm đau: Acemol.

• An thần: Diazepam.

• Kháng sinh (khi phẫu thuật).

IV. THEO DÕI

• Ngay sau khi nắn bó bột hoặc phẫu thuật: cho treo tay cao và theo dõi chèn ép khoang.

• Bỏ băng bột sau 4 – 6 tuần.

• Rút đinh sau 6 – 8 tuần.

• Tập VLTL: – Ngay sau điều trị: tập để giữ tầm vận động các khớp còn lại.

– Sau bỏ băng, bột: tập để lấy tầm vận động các khớp dưới băng, bột.

– Ngay sau mổ: tập để giữ tầm vận động các khớp.

Lượng giá tầm vận động khớp khuỷu, sấp ngửa cẳng tay sau điều trị.

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com