PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GÃY CHỎM QUAY Ở TRẺ EM
I. ĐẠI CƯƠNG
Là gãy đầu trên xương quay, đường gãy thường nằm ở vùng cổ xương quay.
II. CHẨN ĐOÁN
1. Công việc chẩn đoán
a. Hỏi bệnh
• Cơ chế té chống tay hay chống khuỷu?
• Thời gian bị chấn thương?
• Đã điều trị gì trước chưa?
b. Khám bệnh
• Dấu nhát rìu ở phía ngoài khuỷu tay.
• Bầm máu ở mặt ngoài khuỷu tay.
• Khám cảm giác và vận động tay gãy để phát hiện tổn thương thần kinh quay.
• Bắt mạch tay gãy để phát hiện tổn thương mạch máu đi kèm.
c. Cận lâm sàng: XQ khuỷu thẳng, ngang giúp xác định gãy xương.
2. Chẩn đoán xác định
Dựa vào lâm sàng và XQ giúp chẩn đoán xác định gãy xương.
• Phân loại theo đường gãy của Jeffrey:
– Type A: gãy bong sụn tiếp hợp kiểu Harris-Salter I-II.
– Type B: gãy bong sụn tiếp hợp kiểu Harris-Salter IV.
– Type C: gãy ở vùng hành xương đầu trên xương quay.
– Type D: gãy chỏm quay liên quan đến lúc nắn vào của trật khớp khuỷu.
– Type E: gãy chỏm quay liên quan đến lúc trật ra của trật khớp khuỷu.
III. ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc điều trị
• Phục hồi mặt khớp.
• Bất động vững chắc ổ gãy.
• Vật lý trị liệu sớm để phục hồi chức năng khớp.
2. Điều trị trước phẫu thuật
• Nẹp cố định tay bị gãy.
• Giảm đau: Paracetamol liều 10-15mg/kg.
• Kháng sinh dự phòng Cefazolin trong trường hợp phẫu thuật.
3. Điều trị gãy chỏm quay
• Chỏm quay gập góc < 30o: được điều trị bảo tồn bằng cách bó bột cánh bàn tay với tư thế khuỷu gấp 90o.
• Chỏm quay gập góc 30-60o: được điều trị bằng nắn kín ổ gãy dưới C-arm và bó bột.
• Gãy chỏm quay di lệch hoàn toàn hoặc nắn kín thất bại: cần phải phẫu thuật cấp cứu để kết hợp xương gãy.
4. Kỹ thuật
• Kỹ thuật nắn kín Patterson: kéo dọc trục cẳng tay, để khuỷu ở tư thế varus, dùng ngón tay cái đẩy chỏm quay lên trên, thả khuỷu tay về tư thế bình thường.
• Kỹ thuật mổ nắn:
– Rạch da theo đường Boyd, bộc lộ ổ gãy ở chỏm quay.
– Cắt bỏ dây chằng vòng bị rách.
– Nắn lại ổ gãy của chỏm quay.
– Nếu ổ gãy vững thì không cần xuyên kim cố định, nếu ổ gãy không vững thì xuyên 1 kim Kirschner xuyên lồi cầu qua ổ gãy.
– Khâu vết mổ và mang nẹp bột cánh bàn tay.
5. Điều trị sau phẫu thuật
• Thuốc giảm đau Paracetamol đường uống.
• Thuốc an thần Diazepam đường uống.
IV. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
Tái khám sau 1 tuần và 4-6 tuần.
Bỏ băng bột sau 4-6 tuần.
Rút đinh sau 4-6 tuần.
Chụp XQ kiểm tra trước khi rút đinh.
Tập vật lý trị liệu để lấy lại tầm vận động khớp.
Bacsidanang.com – Thông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .
Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.