ĐIỀU TRỊ GÃY MỎM KHUỶU Ở TRẺ EM

blank
Đánh giá nội dung:

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GÃY MỎM KHUỶU Ở TRẺ EM

I. ĐẠI CƯƠNG

Là gãy đầu trên xương trụ, đường gãy có thể thấu khớp hoặc qua vùng hành xương của đầu trên xương trụ.

II. CHẨN ĐOÁN

1. Công việc chẩn đoán

- Nhà tài trợ nội dung -

a. Hỏi bệnh

• Cơ chế té chống tay hay chống khuỷu?

• Thời gian bị chấn thương?

• Đã điều trị gì trước chưa?

b. Khám bệnh

• Dấu nhát rìu ở phía sau khuỷu tay.

• Bầm máu ở mặt sau khuỷu tay.

c. Cận lâm sàng: XQ

khuỷu thẳng, ngang giúp xác định gãy xương.

2. Chẩn đoán xác định

Dựa vào lâm sàng và XQ giúp chẩn đoán xác định gãy xương.

• Phân loại theo Papavasiliou:

– Type A: đường gãy đi qua khớp khuỷu.

– Type B: đường gãy không thấu khớp khuỷu.

 III. điều trị

1. Nguyên tắc điều trị

• Phục hồi mặt khớp.

• Bất động vững chắc ổ gãy.

• Vật lý trị liệu sớm để phục hồi chức năng khớp khuỷu.

2. Điều trị trước phẫu thuật

• Nẹp cố định tay bị gãy.

• Giảm đau bằng Paracetamol 10-15mg/kg/lần.

• Kháng sinh dự phòng Cefazolin trong trường hợp phẫu thuật.

3. Điều trị gãy mỏm khuỷu: khi có di lệch xa

• <5mm: bó bột cánh bàn tay 4-6 tuần.

• >5mm hoặc gãy thấu khớp di lệch > 3-4 mm: mổ hở nắn di lệch và kết hợp xương.

4. Kỹ thuật mổ nắn di lệch

• Rạch da theo đường dọc sau khuỷu qua ổ gãy, bộc lộ ổ gãy mỏm khuỷu ở phía sau.

• Nắn phục hồi cấu trúc giải phẫu ổ gãy.

• Cố định ổ gãy bằng cách xuyên 2 kim Kirschner chéo qua ổ gãy hoặc bắt vis.

• Khâu vết mổ và mang nẹp bột.

5. Điều trị sau phẫu thuật

• Thuốc giảm đau Paracetamol đường uống.

• Thuốc an thần Diazepam đường uống.

IV. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM

• Bỏ băng bột sau 4-6 tuần.

• Rút đinh sau 4-6 tuần.

• Chụp XQ kiểm tra.

• Tập vật lý trị liệu để lấy lại tầm vận động khớp khuỷu.

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com