PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ TRẬT KHỚP HÁNG CHẤN THƯƠNG Ở TRẺ EM
I. XUẤT ĐỘ
Hiếm gặp hơn so với người lớn.
• 50% xảy ra ở lứa tuổi 12-15 tuổi.
• 80% là trật ra sau. Nguyên nhân thường là do tai nạn giao thông hay té cao.
II. CHẨN ĐOÁN
1. Lâm sàng
• Đau và không thể cử động được khớp háng.
• Đôi khi lại đau ở gối cùng bên hơn là ở háng, trường hợp này ta chú ý đến chiều dài của đùi, chân cùng bên ngắn hơn chân lành, và chiều dài 2 chân sẽ bằng nhau sau khi ta nắn trật dưới gây mê.
– Nếu trật ra sau: chân ở thế gấp, áp, và xoay trong.
– Nếu trật ta trước: chân ở thế duỗi, dạng và xoay ngoài.
– Đánh giá tổn thương thần kinh mạch máu đi kèm, đặc biệt là thần kinh tọa.
2. Cận lâm sàng
X-quang rất có giá trị để phân loại và đánh giá các tổn thương xương kèm theo: gãy bờ sau ổ chảo, gãy cổ xương đùi, gãy thân xương đùi.
III. ĐIỀU TRỊ
Nguyên tắc: nắn trật càng sớm càng tốt
• Trật mới (8-12 giờ): gây mê nắn trật, bó bột chậu đùi bàn chân. Sau đó khám kiểm tra lại thần kinh và mạch máu. Giữ bột trong 4 tuần
• Trật cũ (sau 12 giờ): kéo tạ 1 tuần, gây mê nắn trật, sau đó bó bột chậu đùi bàn chân.
• Phẫu thuật: sau khi điều trị bảo tồn thất bại, mổ nắn lại khớp háng, sau mổ bó bột chậu đùi bàn chân.
IV. THEO DÕI
• Tháo bột sau 4 tuần.
• Tập VLTL: đi chịu sức 1 phần sau 4 tuần, đi chịu sức hoàn toàn sau 8 tuần.
trật khớp háng bẩm sinh
Bacsidanang.com – Thông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .
Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.