PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ DÍNH NGÓN TAY BẨM SINH Ở TRẺ EM
I. ĐẠI CƯƠNG
• Dính ngón tay bẩm sinh là tình trạng ngón tay không tách ra được trong quá trình phát triển ở bào thai.
• Là bất thường bẩm sinh thường gặp nhất ở bàn tay, tần suất 1/2000 trẻ sinh sống. 40% trường hợp có tiền căn gia đình.
• Dính ngón xảy ra giữa ngón 3-4 chiếm hơn 50% bệnh nhân. Dính ngón cả 2 bàn tay chiếm khoảng V bệnh nhân. Con trai gặp nhiều hơn con gái.
• Dính ngón hoàn toàn khi ngón tay bị dính đến đầu ngón, dính ngón không hoàn toàn khi ngón tay bị dính đến điểm gần đầu ngón.
• Dính đơn giản khi chỉ có dính da và mô mềm, dính phức tạp khi có dính xương giữa các ngón. Dính đầu ngón là dính phần lân cận đầu ngón với phần ở trong không dính nhau.
• Các dị tật phối hợp liên quan đến dính ngón bao gồm: dính ngón chân cái, dư ngón, vòng thắt bẩm sinh, thiếu ngón chân, dị dạng cột sống.
II. CHẨN ĐOÁN
1. Công việc chẩn đoán
a. Hỏi bệnh
• Trong gia đình có người bị dính ngón tương tự như trẻ không?
• Ngoài dính ngón trẻ còn những dị tật khác kèm theo không?
b. Khám bệnh
• Khám đánh giá dính ngón: hoàn toàn hay không hoàn toàn, đơn giản hay phức tạp, 2 ngón hay nhiều ngón.
• Khám đánh giá các ngón tay dính có phát triển đồng bộ hay không.
• Khám tìm các di tật khác đi kèm (Hội chứng Poland, Apert..).
c. Cận lâm sàng:
XQ bàn tay thẳng: phát hiện dính ngón kèm dính xương.
2. Chẩn đoán xác định
Có các dấu hiệu lâm sàng kể trên.
III. ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc điều trị
• Phẫu thuật tách ngón tay dính nhau thành những ngón riêng biệt.
• Không tách dính hai bên của cùng một ngón trong một lần phẫu thuật.
2. Điều trị trước phẫu thuật
Kháng sinh dự phòng Cefazolin tiêm mạch.
3. Điều trị phẫu thuật
a. Nguyên tắc phẫu thuật
• Tuổi phẫu thuật thường >18 tháng.
• Tách ngón dính, tái tạo kẽ ngón (bằng vạt da), tái tạo bờ ngón tay (bằng vạt da hoặc ghép da).
b. Kỹ thuật
• Rạch da như hình vẽ, tách chỗ dính nhau giữa 2 ngón tay. Khâu da tái tạo kẽ ngón và bờ ngón tay, chỗ nào không được che phủ sẽ ghép da dày.
4. Điều trị sau phẫu thuật
• Giảm đau Paracetamol đường uống.
• Bất động bàn tay trong 2 tuần và sau đó bàn tay có thể hoạt động lại.
Iv. theo dõi và tái khám
• Tái khám sau 1 và 4 tuần.
• Theo dõi để phát hiện các biến chứng: hoại tử ngón tay tách dính, sẹo co rút ngón tay, dính kẽ ngón tái phát.
Bacsidanang.com – Thông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .
Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.