ĐIỀU TRỊ ỐNG TẦNG SINH MÔN (RÒ HẬU MÔN-TIỀN ĐÌNH Ở TRẺ EM CÓ HẬU MÔN BÌNH THƯỜNG)

blank
Đánh giá nội dung:

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ ỐNG TẦNG SINH MÔN (RÒ HẬU MÔN-TIỀN ĐÌNH Ở TRẺ EM CÓ HẬU MÔN BÌNH THƯỜNG)

I. ĐẠI CƯƠNG

Đây là dị dạng hiếm ở phương Tây và ngay cả Phương Đông cũng ít gặp nhưng xuất hiện nhiều nhất so với các dị dạng HM-TT nữ khác tại Việt Nam. Tên gọi ONG TẦNG SINH MÔN (perineal canal) được đặt ra từ Hội nghị về Dị Dạng HM-TT tại Melbourne 1970 để gọi những dị dạng có đường rò từ ống hậu môn đổ ra tiền đình hoặc tầng sinh môn ở trẻ em có hậu môn bình thường. Hầu như đường rò chỉ xuất hiện sau sinh từ 3 tuần đến 6 tuần.

Nội dung trang:

- Nhà tài trợ nội dung -

II. CHẨN ĐOÁN

Công việc chẩn đoán

a. Hỏi bệnh: thời điểm xảy ra triệu chứng xì phân ở tiền đình âm đạo.

b. Khám lâm sàng

• Sưng tấy đỏ ở môi lớn.

• Xì mủ, phân từ tiền đình âm đạo.

• Nhiễm trùng mất mô mềm ở môi lớn.

Phân loại thương tổn

• Loại I: viêm tiến triển tại bộ phận sinh dục hoặc đang chảy mủ có kèm xì phân lúc đi cầu từ bộ phận sinh dục.

• Loại II: chỉ có hiện tượng hăm đỏ tại bộ phận sinh dục và có rò phân qua lỗ rò ở tiền đình lúc đi cầu.

• Loại III: bộ phận sinh dục hoàn toàn bình thường, chỉ có lỗ rò ở bộ phận sinh dục.

III. ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc điều trị

• Điều trị nội khoa tình trạng viêm cấp ở bộ phận sinh dục cho đến khi ổn định để được phẫu thuật một thì không mở hậu môn tạm.

• Chỉ mở hậu môn tạm khi tầng sinh môn, môi lớn bị thương tổn lan rộng.

• Tiến hành phẫu thuật đóng đường rò (fistula closure) sớm nhất là 3 tháng sau khi đường rò xuất hiện.

2. Điều trị nội khoa

• Loại I: tiêm kháng sinh khoảng 1 tuần (Cephotaxim 100 mg/kg/ngày, chia 3 lần).

• Loại II và III: vệ sinh tại chỗ.

3. Điều trị trước phẫu thuật

Thụt tháo như các phẫu thuật đại tràng.

4. Điều trị phẫu thuật

a. Nguyên tắc phẫu thuật:

cắt bỏ đường rò, kéo thành trước ống hậu môn từ trên đường rò xuống khâu vào rìa hậu môn (kỹ thuật Tsuchida).

b. Chi tiết kỹ thuật Tsuchida

• Xác định đường rò.

• Rạch V trên rìa hậu môn, tách thành trước ống hậu môn lên đến bờ trên lỗ rò.

• Cắt bỏ đường rò phía tiền đình. Khâu lại đường rò với chỉ 4.0 hoặc 5.0 Vicryl.

• Khâu phần thành ống hậu môn từ trên lỗ rò xuống rìa hậu môn với 4.0 hoặc 5.0 Vicryl.

c. Điều trị sau phẫu thuật: tránh táo bón. Có thể sử dụng Sorbitol phòng ngừa táo bón.

IV. theo dõi và tái khám

• Tái khám sau khi xuất viện 1 tuần, 1 tháng, 1năm.

• Khả năng tái phát rò xảy ra sau mổ từ 3 ngày đến 10 ngày.

• Nếu tái phát phải điều trị nội khoa như tình trạng viêm cấp. Tiến hành phẫu thuật đóng rò lại sau đó sớm nhất 3 tháng.

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com