GÂY MÊ
I. ĐỊNH NGHĨA
• Gây mê là sử dụng thuốc nhằm làm cho bệnh nhân mất ý thức, giảm đau và có thể liệt cơ, tạo điều kiện cho phẫu thuật viên tiến hành phẫu thuật. Có hai loại thuốc mê nhằm làm mất ý thức của bệnh nhân: Thuốc mê dung dịch tiêm qua đường tĩnh mạch hay tiêm bắp và thuốc mê bay hơi qua đường hô hấp.
• Việc sử dụng thuốc mê được thực hiện tùy theo bệnh cảnh, điều kiện có sẵn và trình độ người gây mê. Có thể sử dụng thuốc mê bay hơi đơn thuần hoặc thuốc mê tĩnh mạch đơn thuần hoặc phối hợp cả hai loại thuốc trong lúc gây mê.
1. Thuốc mê qua đường tĩnh mạch hay tiêm bắp
Thuốc mê | Tác dụng ngoại ý | Khuyến cáo |
Midazolam | Có thể gây bứt rứt | Sử dụng tiền mê Dẫn đầu ở những bệnh nhân nguy cơ |
Thiopental | Hạ huyết áp Gây ngừng thở | Không sử dụng ở bệnh nhân hạ huyết áp, có tiền căn dị ứng |
Propofol | Đau khi tiêm Gây ngừng thở | Sử dụng ở những bệnh nhân cần tỉnh nhanh, có nguy cơ nôn và buồn nôn |
Ketamin | Tăng áp lực nội sọ Ảo giác, hoang tưởng Tăng tiết nước bọt | Dùng ở bệnh nhân có tình trạng huyết động suy sụp, bệnh nhân suyễn |
Morphin | ức chế hô hấp Gây nôn và buồn nôn | Dùng trong cuộc mổ kéo dài và giảm đau hậu phẫu Chủ động kiểm soát hô hấp |
Fentanyl | ức chế hô hấp Gây nôn và buồn nôn | Dùng trong cuộc mổ ngắn Chủ động kiểm soát hô hấp |
2. Thuốc mê bay hơi
a. Halothan: được sử dụng cho hầu hết các bệnh cảnh ở nhi khoa. Các chống chỉ định gồm:
• Bệnh nhân suy chức năng gan.
• Gây mê nhiều lần.
• Tình trạng huyết động suy sụp.
b. Isofluran: không dùng để dẫn đầu mê, bệnh nhân có huyết đông suy sụp. Hiện nay được sử dụng trong những trường hợp sau:
• Bệnh nhân suy gan.
• Bệnh nhân suy thận (cẩn thận vì Isoluran làm giảm dòng máu qua thận, độ lọc cầu thận, và sản xuất nước tiểu).
• Phẫu thuật lồng ngực.
• Bệnh nội khoa kèm theo (Pheochromocytome, tiểu đường, cao huyết áp.).
• Bệnh nhân được gây mê nhiều lần.
Tương tác thuốc: Epinephrin có thể sử dụng an toàn với liều 4,5 ụg/kg. Thuốc
dãn cơ không khử cực làm gia tăng hiệu lực của Isofluran.
c. Sevofluran
• Dùng để dẫn đầu gây mê, đặc biệt trong những bệnh lý về tim mạch (ít gây ức chế cơ tim và hạ huyết áp hơn halothan, isofluran).
• Có thể cung cấp đủ mức độ dãn cơ để đặt nội khí quản mà không dùng thuốc dãn cơ.
• Gây giảm nhẹ tưới máu thận. Chất chuyển hóa của nó có thể gây suy giảm chức năng ống thận như là giảm khả năng cô đặc nước tiểu.
• Chống chỉ định bao gồm: suy sụp huyết động nặng, nhạy cảm với bệnh lý sốt cao ác tính và tăng áp lực nội sọ.
II. KIỂM SOÁT ĐƯỜNG THỞ TRONG GÂY MÊ
1. Nội khí quản
Đặt ống nội khí quản (NKQ) trong lúc gây mê nhằm kiểm soát đường hô hấp của bệnh nhi, được sử dụng cả trong gây mê tĩnh mạch hoặc/và gây mê đường hô hấp. Được chỉ định trong những trường hợp sau:
a. Phẫu thuật vùng đầu-mặt-cổ
• Sứt môi.
• U bướu
• Viêm tai xương chũm
• Cắt Amygdales
• Nạo VA
• Dò khe mang
• PDA
• Chấn thương
• Thám sát
• Chẻ vòm
• Ghép da phỏng
• Sẹo co rút
• Dính thắng lưỡi
• Tai biến răng khôn
b. Phẫu thuật lồng ngực
• Hẹp thực quản
• U bướu
• Abcès phổi
• PDA
• Chấn thương
• Thám sát
c. Tiêu hóa
• Hirschsprung
• Tắc ruột
• Lồng ruột
• Hẹp môn vị
• Mở dạ dày ra da
• U bướu
• Thoát vị hoành
• Viêm phúc mạc
• Đóng hậu môn tạm
• Nội soi dạ dày-thực quản
• Thoát vị bẹn nghẹt
• Nong thực quản
• Nong hậu môn
• Cắt lách
• Tắc mật bẩm sinh
• U nang ống mật chủ
• U nang giả tụy
• Trào ngược dạ dày-thực quản
• Mở bụng thám sát
d. Tiết niệu – sinh dục
• Dẫn lưu bể thận ra da
• Lộ bàng quang
• Lỗ tiểu thấp
• U bướu
• Phẫu thuật thận, bể thận, niệu quản, bàng quang
e. Chấn thương – Chỉnh hình
• Khớp háng, cổ xương đùi.
• Chân khoèo.
• U bướu.
• Kết hợp xương đùi, cẳng chân.
f. Phỏng
• Cắt lọc, ghép da phỏng.
• Sẹo co rút.
2. Face mask hay mask thanh quản
• Sử dụng face mask hay mask thanh quản trong lúc gây mê nhằm cung cấp oxy cho bệnh nhi, được sử dụng cả trong gây mê tĩnh mạch và/hoặc gây mê đường hô hấp.
• Mask thanh quản được chỉ định trong những trường hợp sau: Đặt nội khí quản khó, các cuộc phẫu thuật đơn giản, ngắn dưới 60 phút, bệnh nhân tự thở hay thở máy với áp lực thấp (dưới 20 cmH2O) (đối với mặt nạ thanh quản).
• Chống chỉ định ở những bệnh nhân có dạ dày đầy.
• Các loại phẫu thuật thường được áp dụng là:
a. Phẫu thuật vùng đầu – mặt – cổ
• U bướu nhỏ.
• Sinh thiết hạch cổ.
b. Tiêu hóa
• Viêm ruột thừa cấp.
• Khoét nắp hậu môn.
c. Tiết niệu – sinh dục
• Lỗ tiểu thấp.
• Dính da dương vật – bìu.
d. Phỏng – chỉnh hình
• Kết hợp xương.
• Chân khoèo.
• Bàn chân ngựa.
• Kết hợp xương đùi, cẳng chân.
• Cắt lọc, ghép da phỏng.
• Sẹo co rút.
Bacsidanang.com – Thông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .
Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.