VÔ CẢM CHO BỆNH NHÂN ĐÓNG CÒN ỐNG ĐỘNG MẠCH BẰNG DỤNG CỤ
I. ĐẠI CƯƠNG
Còn ống động mạch (PDA = Patent Ductus Arteriosus) chiếm tỉ lệ khoảng 10% trong các bệnh lý tim bẩm sinh. Trước đây điều trị triệt để PDA chủ yếu bằng phẫu thuật, bệnh nhân phải trải qua một cuộc gây mê – phẫu thuật. Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật bệnh nhân chỉ cần làm thủ thuật để đóng PDA bằng dụng cụ.
II. chuẩn bị bệnh nhân
1. Khám tiền mê
Cần khám toàn diện để đánh giá tình trạng bệnh nhân, tìm các dị tật kèm theo.
2. Cận lâm sàng
• Huyết đồ.
• Ion đồ.
• Đông máu toàn bộ.
• Chức năng gan, thận.
• TPTNT.
• X-quang phổi
• ECG.
• Siêu âm tim màu.
3. Nhịn ăn uống đủ giờ (theo phác đồ)
4. Thiết lập đường truyền tĩnh mạch ngoại biên
5. Chuẩn bị cho hậu phẫu
Chuẩn bị máy thở và hồi sức sau thông tim nếu bệnh nhân cần thiết phải đóng PDA trong tình trạng viêm phổi, hoặc suy tim nặng, hoặc tiên lượng cao áp phổi nặng hơn sau thủ thuật.
III. PHƯƠNG PHÁP VÔ CẢM
Chuẩn bị bệnh nhân tại phòng thông tim trước khi vô cảm:
• Gắn
Pulse Oximeter.
• Gắn ECG.
• Gắn túi đo huyết áp.
Các phương pháp vô cảm: tùy thuộc vào tuổi, tình trạng bệnh nhân, mức độ suy tim, mức độ cao áp phổi để quyết định lựa chọn thuốc mê và phương pháp vô cảm cho bệnh nhân. Lựa chọn một trong các phương pháp vô cảm sau:
1. Gây mê
• Tiền mê:
– Midazolam 0,1 – 0,2 mg/kg (TM).
– Fentanyl 1-2 μg/kg (TM).
• Dẫn đầu:
– Sevofluran.
– Hoặc Ketamin 1-2mg/kg (TM).
– Hoặc Propofol 1-2mg/kg (TM) (chống chỉ định trẻ < 2 tuổi).
• Đặt nội khí quản: dùng thuốc giãn cơ Rocuronium, hoặc mê sâu với Sevofluran hoặc Propofol để đặt nội khí quản.
• Duy trì: lsofluran. Nếu huyết áp hạ hoặc nhịp tim chậm thì ngừng lsofluran và duy trì mê bằng Ketamin.
2. Tê tại chỗ
• Những bệnh nhi lớn tuổi và hợp tác tốt thì chỉ cần an thần và tê tại chỗ là có thể làm thủ thuật. Trước khi tiền mê cho bệnh nhân tự thở oxy qua canuyn.
• An thần: Midazolam 0,1- 0,2 mg/kg (TM).
• Tê tại chỗ: Lidocain.
• Bệnh nhân tỉnh và do sự hạn chế của bàn thông tim, thời gian thông tim có thể kéo dài làm cho bệnh nhân khó chịu cho nên cần phải cố định cẩn thận, và thường xuyên động viên bệnh nhân.
3. Tiền mê sâu và tê tại chỗ
• Thuốc tiền mê: Midazolam, Ketamin, Propofol, Fentanyl.
• Tê tại chỗ bằng Lidocain.
• Luôn luôn theo dõi và kiểm soát hô hấp vì các thuốc tiền mê có thể gây ức chế hô hấp.
• Không áp dụng phương pháp này cho bệnh nhân: cao áp phổi nặng, suy tim nặng, viêm phổi, thời gian làm thủ thuật kéo dài.
4. Kháng sinh dự phòng
Cephalosphorin thế hệ 1 liều 30mg/kg (TM).
5. Chống đông
Heparin 50 – 100 UI/kg/TM.
6 . Dịch truyền
Bù dịch theo nhu cầu (xem phác đồ).
Những bệnh nhân < 10 kg sử dụng bầu giọt nhỏ hoặc bơm tiêm tự động.
IV. THEO DÕI
1. Trong quá trình thông tim
• Tri giác.
• Hô hấp.
• SpO2.
• ECG_.
• Huyết áp.
• Áp lực động mạch phổi.
2. Những biến chứng có thể gặp trong quá trình thông tim
• Suy hô hấp, ngừng thở.
• Loạn nhịp tim.
• Cơn cao áp phổi.
• Hạ thân nhiệt.
• Dị ứng/phản vệ do thuốc cản quang.
• Xuất huyết.
• Tắc mạch do khí.
• Tắc mạch do cục máu đông.
v. PHÒNG HỒI TỈNH
1. Theo dõi
• Tri giác.
• Hô hấp.
• ECG.
• SpO2.
• Huyết áp.
• Tình trạng chảy máu tại vị trí đặt catheter.
2. Rút nội khí quản
(theo phác đồ).
VI. AN TOÀN LÂM SÀNG
• Tuân thủ quy trình Checklist an toàn phẫu thuật của bệnh viện.
• Tuân thủ quy trình thông tim can thiệp của bệnh viện.
• Những bệnh nhân có tai biến trong quá trình thông tim, hoặc diễn biến nặng hơn sau thông tim như suy tim, cao áp phổi…, những trường hợp này cần lưu nội khí quản và liên hệ với khoa hồi sức ngoại để chuyển thẳng.
Bacsidanang.com – Thông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .
Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.