PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ CO THẮT THANH QUẢN Ở TRẺ EM
I. ĐỊNH NGHĨA
• Co thắt thanh quản là phản xạ co thắt dây thanh âm và các cơ thanh môn gây tắc nghẽn đường hô hấp.
• Co thắt thanh quản là một tai biến thường gặp trong gây mê cũng như lúc hồi tỉnh, đặc biệt ở trẻ em (gấp 3 lần người lớn). Do đó người làm công tác GMHS phải tuân thủ chặt chẽ mọi quy trình khi gây mê bệnh nhi và phải theo dõi thật sát để phát hiện kịp thời biến chứng này để có xử trí thật chính xác và kịp thời.
II. NGUYÊN NHÂN
• Co thắt thanh quản thường xảy ra do kích thích trong lúc gây mê nông hoặc lúc rút NKQ mà bệnh nhân chưa tỉnh hẳn.
• Những tác nhân gây co thắt thanh quản:
– Kích thích co thanh quản (phẫu thuật vùng hầu họng).
– Chất xuất tiết, nôn, ói, máu.
– Thuốc mê hô hấp dễ gây kích thích lúc khởi mê: Isofluran.
– Đặt NKQ lúc bệnh nhân chưa đủ độ mê.
– Kích thích đau, co kéo nội tạng, trong lúc gây mê nông.
III. PHÂN LOẠI
1. Co thắt thanh quản bán phần
• Thở ngáy, thở rít.
• Môi tái.
• SaO2 bình thường hay giảm, M tăng, HA tăng, ETCO2 tăng.
2. Co thắt thanh quản toàn phần
• Thở co kéo ngực bụng.
• Môi tím tái.
• SaO2 giảm, M giảm, HA giảm.
• Nếu không xử trí kịp sẽ dẫn đến loạn nhịp thất và gây ngừng tim.
Iv. xử trí
V. PHÒNG NGỪA
• Đặt NKQ khi bệnh nhân đã đạt được độ mê thích hợp (mê độ 3).
• Những trường hợp đặt NKQ khó có dự kiến trước thì sử dụng:
– Lidocain 4% dạng phun hoặc Lidocain 2% dạng gel bôi trơn ống NKQ.
– Rút NKQ khi bệnh nhân ngủ say hoặc tỉnh hẳn (mê độ 3 hoặc độ 1).
– Hút sạch sẽ đờm nhớt trước khi rút NKQ.
– Chuẩn bị thuốc men và dụng cụ đặt NKQ trước khi rút NKQ.
• Những bệnh nhi viêm hô hấp trên phải được hoãn mổ chương trình ít nhất là
3 tuần lễ để được điều trị nội khoa và có thời gian hồi phục.
• Khi rút NKQ nên nghiêng đầu bệnh nhân qua một bên.
Bacsidanang.com – Thông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .
Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.