ĐIỀU TRỊ TỒN TẠI Ổ NHỚP Ở TRẺ EM

blank
Đánh giá nội dung:

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ  TỒN TẠI Ổ NHỚP Ở TRẺ EM

I. ĐẠI CƯƠNG

Tồn tại ổ nhớp là một dị dạng ít gặp, xảy ra ở bé gái trong đó niệu đạo, âm đạo và hậu môn cùng đổ chung vào một chỗ.

Phôi thai học: cuối tuần thứ 7 của phôi, vách niệu- dục và vách dục-trực tràng phát triển xuống màng nhớp chia màng nhớp thành màng niệu-dục ở phía bụng và màng hậu môn ở phía lưng. Màng hậu môn tự tiêu đi làm thông trực tràng với ống hậu môn. Màng niệu – dục cũng tự tiêu đi để lại lỗ tiểu và lỗ âm đạo. Dị dạng tồn tại ổ nhớp là hậu quả của vách ngăn chưa xuống giáp tầng sinh môn mà màng nhớp đã tự tiêu sớm đi do đó lỗ niệu đạo, lỗ âm đạo và lỗ hậu môn đều đổ chung vào một cái hõm dưới âm đạo.

- Nhà tài trợ nội dung -

Tồn tại ổ nhớp nếu không chữa trị sẽ gây nên tình trạng nhiễm trùng đường tiểu và đường sinh dục do có sự thông thương với đường tiêu hóa.

II. CHẨN ĐOÁN

1. Công việc chẩn đoán

a. Hỏi bệnh: bé đến khám vì sinh ra không có hậu môn.

b. Khám lâm sàng: không hậu môn và bộ phận sinh dục ngoài nhỏ hơn bình thường.

c. Cận lâm sàng: siêu âm: phát hiện dị dạng tiết niệu kết hợp.

2. Chẩn đoán xác định

• Lâm sàng.

• Nội soi thấy 3 lỗ niệu đạo, âm đạo và hậu môn đổ vào một kênh chung.

3. Chẩn đoán phân biệt

• Dị dạng hậu môn – trực tràng có rò: bệnh không hậu môn, có rò hậu môn -trực tràng với đường tiết niệu.

• Hậu môn âm hộ: bệnh nhân tiêu ra phân ở âm hộ.

• Tồn tại xoang niệu – dục: bệnh nhân có hậu môn bình thường, niệu đạo và âm đạo đổ vào một kênh chung (do lỗ niệu đạo không tách ra khỏi lỗ xoang niệu-sinh dục, phần dưới của ống Muller).

• Lộ ổ nhớp: là dị dạng phúc tạp gồm lộ bàng quang kèm theo dị dạng đại tràng cụt, lộn hồi tràng, bít hậu môn, thoát vị cuống rốn.

III. ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc điều trị

Điều trị nhằm giải quyết thương tổn, ngăn ngừa các biến chứng do tồn tại ổ nhớp có thể gây ra.

2. Điều trị trước phẫu thuật

• Điều trị tình trạng nhiễm trùng đường tiểu và đường sinh dục.

• Làm hậu môn tạm ở đại tràng ngang trong thời kỳ sơ sinh.

3. Điều trị phẫu thuật

a. Nguyên tắc phẫu thuật: phẫu thuật nhằm tách rời và tái tạo niệu đạo, âm đạo và hậu môn với chức năng và dáng vẻ bên ngoài gần như bình thường.

b. Chỉ định và thời điểm phẫu thuật: có chỉ định phẫu thuật đối với tồn tại ổ nhớp đã được chẩn đoán xác định, thời điểm phẫu thuật tốt nhất là 1 tuổi.

c. Kỹ thuật mổ: áp dụng kỹ thuật tái tạo niệu đạo, âm đạo và hậu môn ngả sau của Penă:

• Bệnh nhân nằm sấp.

• Định vị và đánh dấu lỗ hậu môn, tầng sinh môn, âm đạo và lỗ tiểu.

• Rạch da đường giữa xương cụt đi qua trung tâm cơ thắt ngoài và tận cùng ở tầng sinh môn.

• Tách cơ, bộc lộ trực tràng, bộc lộ ổ nhớp.

• Tách trực tràng khỏi âm đạo.

• Tách âm đạo khỏi niệu đạo.

• Tạo hình niệu đạo, âm đạo và hậu môn.

• Đóng vết mổ.

4. Điều trị sau mổ

• Thuốc: kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3, giảm đau

• Chăm sóc vết mổ: thay băng mỗi ngày.

• Rút thông tiểu: 7 ngày sau mổ.

• Thời gian nằm viện: 7-10 ngày.

• Đóng hậu môn tạm: 6 tháng sau mổ.

IV. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM

1. Theo dõi

Chức năng tiểu tiện và đại tiện, tình trạng teo, hẹp âm đạo

2. Tái khám định kỳ

1-2 tuần sau xuất viện, 6 tháng, hàng năm.

Bình thường ——-Tồn tại ổ nhớp

Vấn đề Chứng cớ
Chiều dài của kênh chung là một yếu tố quan trọng quyết định về khả năng kiểm soát sự bài tiết nước tiểu, và dự đoán mức độ sửa chữa phẫu thuật. II
Journal of pediatric surgery

 

Phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn 1 lần mang lại kết quả chức năng tốt hơn so với những bệnh nhân phẫu thuật lại. II
Journal of pediatric surgery
Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com