LỌC MÁU LIÊN TỤC Ở TRẺ EM
I. ĐẠI CƯƠNG
Lọc máu liên tục dựa vào nguyên lý đối lưu và màng bán thấm cho phép loại bỏ những hóa chất có trọng lượng phân tử từ thấp đến trung bình ra khỏi máu bệnh nhân có hội chứng suy đa cơ quan như TNFα, IL1, IL5,IL6, IL8 – đây là những hóa chất trung gian gây đáp ứng viêm toàn thân, cũng như loại bỏ những chất độc trong cơ thể như urê, Creatinin, đảm bảo cân bằng điện giải, đặc biệt cải thiện tình trạng tăng kali máu. Ưu điểm của lọc máu liên tục là có thể áp dụng trên bệnh nhân nhỏ tuổi có cân nặng thấp và/hoặc huyết động học không ổn định. Chế độ thường sử dụng là lọc máu liên tục tĩnh mạch (CVVH: continuous veno-venous hemofiltration). Ngoài ra, còn có các phương thức thay huyết tương (therapeutic plasma exchange), lọc máu hấp phụ qua cột than hoạt tính (hemoperfusion) thường áp dụng cho một số ngộ độc mà độc chất có ái lực với albumin hay lọc máu qua hệ thống tái tuần hoàn hấp phụ phân tử (molecular absorbents recirculation system) áp dụng cho các trường hợp suy gan nặng.
II. CHỈ ĐỊNH
1. Nhiễm trùng huyết: suy đa cơ quan theo tiêu chuẩn Goldstein (từ 2 cơ quan trở lên).
2. Sốt xuất huyết: suy thận cấp + ARDS/tổn thương gan + glasgow > 8.
3. Sốc phỏng ở bệnh nhân phỏng độ II, III, diện tích phỏng 30-70%.
4. Bệnh lý khác có suy đa cơ quan: viêm tụy cấp, ong đốt, rắn cắn.
5. Suy thận cấp kèm huyết động không ổn định và một trong những tiêu chuẩn sau đây:
a. Rối loạn điện giải, kiềm toan mà không đáp ứng điều trị nội khoa:
• Tăng kali máu nặng > 7mEq/L.
• Rối loạn Natri máu nặng đang tiến triển ([Na] > 160 hay < 115 mmol/L)
• Toan chuyển hóa nặng không cải thiện với bù Bicarbonate (pH < 7,1).
b. Hội chứng urê huyết cao:
• Rối loạn tri giác, ói, xuất huyết tiêu hóa và
• Urê máu > 200 mg% và/hoặc Creatinin máu ở trẻ nhỏ > 1,5 mg% và trẻ lớn > 2mg%.
6. Bệnh tay chân miệng nặng độ 3 hoặc độ 4 đang thở máy kèm 1 trong các tiêu chuẩn sau
a. Hôn mê + sốc không đáp ứng với các biện pháp chống sốc sau 2 giờ.
b. Hôn mê + sốt cao liên tục thất bại với tất cả các biện pháp điều trị hạ sốt tích cực.
c. Nhịp tim nhanh > 180 l/P (không sốt) + da nổi bông dù huyết áp bình thường hoặc tăng.
III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Chuẩn bị
a. Chuẩn bị bệnh nhân
• Giải thích tình trạng bệnh, lợi ích và biến chứng của chạy thận nhân tạo cho
bệnh nhân, thân nhân.
• Cân, vệ sinh bệnh nhân, nhất là vùng bẹn.
• Đặt thông tiểu dẫn lưu để làm trống bàng quang và theo dõi nước tiểu.
• Thiết lập đường TM trung tâm, thường lựa chọn TM đùi. Thường đặt catheter
2 nòng bằng phương pháp Seldinger, có gây tê dưới da bằng Lidocain và
tiền mê với midazolam. Trẻ < 5 tuổi dùng catheter 2 nòng 7F, trẻ ≥ 5 tuổi dùng
catheter 2 nòng 12F.
• Thực hiện các xét nghiệm trước lọc máu liên tục: Hct, chức năng thận, chức
năng gan, ion đồ, đường huyết, chức năng đông máu, khí máu và các xét
nghiệm cần thiết khác.
b. Chuẩn bị máy lọc máu
• Máy BM25 hoặc my Aquarius hoặc my PRISMA.
• Màng lọc Aquamax 03 cho trẻ < 20kg, Aquamax 07 cho trẻ > 20kg.
• Dây động mạch A3006, dây tĩnh mạch V3007, dây dịch thay thế 3050.
• Túi chứa dịch lọc.
• Máy Aquarius có trọn bộ dây dành cho trẻ em.
• Máy PRISMA có trọn bộ dây và màng lọc R100 cho trẻ lớn > 10 tuổi, R60 cho trẻ nhỏ ≤ 10 tuổi.
• Khởi động máy: lắp hệ thống dây, màng lọc vào máy theo qui trình hướng
dẫn (sơ đồ 1).
c. Thuốc
• Kháng đông được chọn là Fraxiparin 2850 UI/0,3ml, do thời gian bán hủy
ngắn, ít tác dụng phụ gây giảm tiểu cầu.
• Natri clorua 0,9% có pha heparin 5 UI/ml: 4-6 chai 500 ml (dung dịch mồi).
• Các dung dịch điện giải ưu trương: kali 10%, natri clorua 17,4%; Calci Chlorua 10%.
• Dung dịch thay thế Hemosol B0: gồm 1 túi 5 lít có 2 ngăn: ngăn A gồm: thể tích 250 ml có chứa CaCl2. 2H2O 5,145 gam, MgCl2. 6H2O 2,033 gam và lactic acid 5,4 gam; ngăn B gồm: thể tích 4750 ml có chứa NaCl 6,45 gam và NaHCO3 1,09 gam. Trước khi sử dụng sẽ bẻ đầu nối thông giữa 2 ngăn cho dung dịch từ ngăn A chảy sang ngăn B và lắc đều trong 5 – 10 phút. Sau khi pha ta được dung dịch thay thế có thể tích 5000 ml với nồng độ các ion như sau: Na+ 140 mmol/L, Ca5+ 1,75 mmol/L, Mg2+ 0,5 mmol/L, Cl- 109,5 mmol/L, lactate 3 mmol/L và bicarbonate 32 mmol/L.
• An thần: Midazolam.
d. Dụng cụ theo dõi bệnh nhân
• Dụng cụ đo HA.
• Monitor nhiều thông số.
2. Các bước thực hiện lọc máu liên tục
Khác so với chạy thận nhân tạo.
Sau khi mở máy, máy sẽ tự test chức năng, sau khi lắp xong hệ thống lọc máu liên tục, tiến hành.
a. Mồi dịch hệ thống dây, màng lọc
• Gắn natri clorua 0,9% có pha heparin 2500 đv/chai 500 ml vào đầu động mạch của hệ thống lọc.
• Gắn natri clorua 0,9% có pha heparin 2500 đv/chai 500 ml vào đầu dây dịch thay thế.
• Ấn nút START cho bơm hoạt động mồi dịch hệ thống dây máu, ấn nút PRIME để mồi hệ thống dịch lấy ra.
• Thường sử dụng natri clorua 0,9% có pha heparin 2500 đv/chai 500 ml x3, để đuổi hết khí hệ thống lọc.
• Đuổi khí ở các bầu bẫy khí, để mức dịch ở mức 4/5 bầu.
b. Cài đặt các thông số trên máy lọc máu
• Tốc độ bơm máu: 4 – 6 ml/kghút.
• Tốc độ dịch thay thế 40 ml/kg/giờ.
• Tốc độ lấy dịch ra, thường cài khoảng 1 – 5 ml/kg/giờ tuỳ vào tình trạng dư nước và huyết động của bệnh nhân.
• Kiểm tra phân suất lọc (FF; Filtration Fraction) = (Tốc độ dịch thay thế ml/ kg/h + Tốc độ dịch lấy ra ml/kg/h)/Tốc độ bơm máu ml/kg/h. Phân suất lọc phải dưới 20% để tránh cô đặc máu ở đầu vào màng lọc gây tắc màng.
• Thời gian một đợt lọc máu liên tục trung bình là 24 giờ có thể kéo dài đến 36, 48 giờ.
c. Nối bệnh nhân vào máy
Heparin hóa máu bệnh nhân bằng liều tấn công 3 phút trước khi bắt đầu (fraxiparin liều 0 – 20 UI/kg hoặc heparin 0 – 50 UI/kg) tiêm tĩnh mạch bệnh nhân, liều duy trì được pha với natri clorua 0,9% và truyền vào chu trình trước màng lọc (fraxiparin liều 0 – 10 UI/kg/giờ hoặc heparin 0 – 20 UI/kg/giờ) bằng máy bơm tiêm tự động. Bệnh nhân có nguy cơ chảy máu (INR > 2) giảm nửa liều. Nếu bệnh nhân có biểu hiện xuất huyết và INR > 4, không dùng kháng đông. Lưu ý theo dõi chức năng đông máu mỗi 4-6 giờ để điều chỉnh liều kháng đông thích hợp.
• Tiến hành lọc máu:
– Trường hợp cần lấy nhiều dịch ra (dư nước, hoặc cao huyết áp): gắn đầu động mạch (đỏ) vào catheter tĩnh mạch bẹn, mở khóa, ấn nút cho bơm máu hoạt động thường đặt ở tốc độ bắt đầu 2 – 3 ml/kghút tăng dần để tránh tụt huyết áp, khi máu đã về đến đầu tĩnh mạch (xanh dương), ấn tắt bơm máu, nối đầu tĩnh mạch đầu gần của catheter 2 nòng, ấn cho bơm máu hoạt động lại.
– Trường hợp không cần lấy dịch ra nhiều, gắn đồng thời đầu động mạch (đỏ) và đầu tĩnh mạch (xanh) vào đầu gần (đầu đỏ) và đầu xa (đầu xanh) tương ứng của catheter 2 nòng. Bắt đầu lọc máu liên tục.
– Nếu bệnh nhân nhỏ < 10 kg, để tránh mất một lượng máu ra khỏi tuần hoàn cơ thể, có thể mồi hệ thống bằng 125ml máu tươi hoặc hồng cầu lắng cùng nhóm máu với bệnh nhân.
d. Theo dõi: ghi nhận vào phiếu theo dõi lọc máu liên tục
• Bệnh nhân: tri giác, sắc môi, sinh hiệu: mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, SpO2 mỗi giờ/3-6 giờ đầu sau đó mỗi 2-4 giờ, áp lực trước lọc, áp lực lọc, áp lực xuyên màng, bilan dịch thay thế – dịch thải ra/8 giờ (sau mỗi tua trực), cân nặng trước sau lọc máu liên tục, Thực hiện xét nghiệm mỗi 6 giờ: Hct, khí máu động mạch, ion đồ, đường huyết, lactate, chức năng đông máu, mỗi 12 giờ: chức năng gan, thận hay CPK, troponin I, NH3 nếu có chỉ định. Thực hiện lại các xét nghiệm trước khi chấm dứt lọc máu.
• Hệ thống lọc, bầu bẫy khí, túi dịch thay, túi dịch thải.
• Báo động máy lọc máu.
e. Kết thúc lọc máu
• Nhấn nút Stop, máy sẽ dừng.
• Tháo đường động mạch ra gắn vào natri clorua 0,9% có pha heparin 2500 đv/chai 500 ml.
• Tiếp tục nhấn Start để máy tiếp tục bơm.
• Khi máu đã trả về xong, ngừng bơm và tháo dây tĩnh mạch ra, gỡ bỏ hệ thống dây.
• Lưu catheter tĩnh mạch bẹn bằng heparin 100đv/1ml mỗi 6 giờ.
• Thời gian giữa 2 đợt lọc: 1 – 2 ngày, nếu có chỉ định lọc máu tiếp tục.
• Ghi chép hồ sơ: chế độ lọc máu, tốc độ dịch thay thế, dịch lấy ra, thời gian lọc máu, chế độ heparin hóa máu.
Hướng dẫn điều chỉnh liều heparine trong lọc máu liên tục theo kết quả xét nghiệm aPTT
aPTT (giây) |
Chỉnh liều heparin |
Thời gian lặp lại aPPT |
< 50 |
TC 50đv/kg, ↑ 10% liều DT |
4-6g |
50-59 |
↑ 10% liều DT |
4-6g |
60-85 |
Giữ nguyên liều DT |
12-24g |
86-95 |
↓ 10% liều DT |
4-6g |
96-120 |
Ngừng truyền 30ph, sau đó ↓ 10% liều DT |
|
> 120 |
Ngừng truyền 60ph, sau đó ↓ 15% liều DT |
4-6g |
IV. BIẾN CHỨNG
1. Biến chứng: liệt kê
1.1. Biến chứng lâm sàng
• Xuất huyết.
• Biến chứng liên quan catheter: tụt, gập xoắn, nghẹt do cục máu đông.
• Hạ thân nhiệt.
• Tụt huyết áp.
• Rối loạn điện giải (hạ kali, calci, magne,…).
• Rối loạn thăng bằng kiềm toan.
• Sai cân bằng dịch.
• Nhiễm trùng bệnh viện: nhiễm trùng huyết liên quan đến catheter.
1.2. Biến chứng liên quan đến thống lọc máu
• Đông máu (clotting) hệ dây lọc máu và màng lọc.
• Vỡ màng lọc.
• Khí hệ thống lọc máu.
2. Xử trí và phòng ngừa một số biến chứng thường gặp
Biến chứng |
Xử trí |
Phòng ngừa |
Xuất huyết |
Điều chỉnh rối loạn đông máu, thuốc kháng đông |
Tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc kháng đông |
Hạ thân nhiệt |
Cài đặt chế độ làm ấm máu, dịch thay thế thích hợp, đắp ấm bệnh nhân |
Ghi nhớ cài đặt thông số nhiệt độ thích hợp |
Tụt huyết áp |
Truyền dịch Normal saline 10-20ml/ kg/giờ |
Theo dõi sát M, HA lúc bắt đầu lấy máu ra và kết thúc lấy máu ra. |
Hạ Kali máu |
Bù kali qua túi dịch lọc nồng độ 4mmol/L dịch lọc. bơm 15ml KCl 10% vào túi dịch lọc 5 lít |
Thử ion đồ trước lọc máu để bù kali vào túi dịch lọc nếu Kali máu < 4,5mmol/L |
Đông màng lọc, áp lực xuyên màng cao |
Điều chỉnh tăng liều kháng đông Tăng tỉ lệ dịch thay thế trước lọc |
Mồi dịch đuổi sạch khí lúc khởi động máy Chống đông thích hợp Theo dõi phát hiện sớm sự tăng áp lực xuyên màng |
V. BÁO ĐỘNG MÁY LỌC MÁU
Báo động – nguyên nhân – xử trí trên máy lọc máu PRISMA flex
(hướng dẫn cách xem tài liệu các số thứ tự 1,2,3,4,5,6.. bên nguyên nhân xẽ ứng với 1,2,3,4,5,6.. bên xử lý)
Hiển thị trên máy và mô tả |
Nguyên nhân có thể |
Xử lý |
Access disconection (Mất nối nguồn lấy máu ra) • Đối với kiểm soát áp lực âm: Cảnh báo này xảy ra nếu áp lực đầu vào lớn hơn hay nhỏ hơn 10 mmHg so với áp lực điểm hoạt động của máy • Đối với kiểm soát áp lực dương: Cảnh báo này xảy ra nếu áp lực đầu vào nhỏ hơn hay lớn hơn 10 mmHg so với áp lực điểm hoạt động của máy. |
1. Catheter bị hở; dây bị kẹp dưới đầu đo áp lực access. 2. Tốc độ máu quá thấp. 3. Đầu đo áp lực chưa được cài vào hoặc có vật cản trong cổng cảm biến áp lực đầu vào. 4. Cảm biến đo áp lực bị hỏng. |
1. Nhấn OVERRIDE 2. Tăng tốc độ máu. Nhấn OVERRIDE 3. Thay đổi vị trí màng. Nếu không hết lỗi chuyển sang B 4 4. Kết thúc điều trị thông qua phím STOP |
Access extremely negative (áp lực lấy máu ra quá âm): • Cảnh báo này tự xóa nếu áp lực trở lại mức giới hạn bình thường trong thời gian 16 giây. • Cảnh báo này xảy ra nếu áp lực đầu vào âm hơn 300 mmHg |
1. Bệnh nhân di chuyển, hoặc ho, đường máu ra bị kẹp hay nghẽn. 2. Catheter đầu vào bị nghẽn hoặc tuột ra khỏi vị trí ven; tốc độ máu quá cao. 3. Cảm biến áp lực đầu vào bị hỏng. |
1. Đợi 16-20 s báo lỗi sẽ tự xoá. Nếu báo lỗi không xoá chuyển sang B3 2. Làm thông hay thay đổi vị trí Cathater, giảm tốc độ máu. Nhấn CONTINUE 3. Kết thúc điều trị thông qua phím STOP |
Access too negative (Áp lực Access quá thấp). Báo động xảy ra nếu áp lực Access tăng 50 – 70 mmHg so với điểm áp lực hoạt động |
1. Bệnh nhân di chuyển hay ho. 2. Cathter đặt không đúng vị trí hoặc có thể đường lấy máu ra bị xoắn. 3. Tốc độ máu quá cao. |
1. Nhấn CONTINUE. 2. Nhấn CONTINUE. 3. Nhấn CONTINUE.Giảm tốc độ máu |
Access pressure rising (Áp lực lấy máu ra đang tăng). Báo động xảy ra nếu áp lực Access tăng 50 – 70 mmHg so với điểm áp lực hoạt động |
1. Bệnh nhân di chuyển. 2. Rò rỉmáu ở đường Access (đường ra) hoặc Cathter của đường Accesss (đường lấy máu ra). |
1. Nhấn CONTINUE. 2. Khắc phục chỗ rò rỉ. Nhấn continue. |
Access extremely positive (áp lực lấy máu ra quá cao: Cảnh báo này xảy ra nếu áp lực đầu lớn hơn 300 mmHg |
1. Đường máu ra bị 1 vật cản hay bị kẹp giữa pod access và bơm máu. 2. Thiết bị bên ngoài (nếu dùng) đang truyền máu với tốc độ cao. 3. Tốc độ máu quá thấp. 4. Cảm biến đo áp lực bị hỏng. |
1. Bấm nút CONTINUE. 2. Giảm tốc độ truyền máu từ thiết bị bên ngoài. 3. Tăng tốc độ máu vàbấm nút CONTINUE. Chú ý: Nếu bước 1 và bước 2 không xóa được cảnh báo thì chuyển sang B4. 4. Kết thúc điều trị bấm Stop. |
Air in blood (khí trong hệ thống dây máu) |
Đường máu về chưa gắn trong bộ phát hiện khí; bị rò rỉ ở điểm kết nối; mồi quả không triệt để khí |
– Mở cửa của bộ phát hiện khí. Quan sát có bọt khí trong dây máu không/mức không bình thường bầu bẩy khí. – Loại bỏ khí/Điều chỉnh lại mực máu trong bầu bẫy khí theo những chỉ dẫn trong màn hình báo lỗi. Sau khi xử lý xong, đóng nắp gài lại. Bấm nút CONTINUE. Chú ý: Nếu khí vẫn còn thì thay bộ set thông qua phím DISCONECT. |
Bag/Container emty (túi chứa cạn dịch) (XX is emty) (Chỉ có trong chế độ priming) Phụ thuộc vào phương pháp điều trị, tốc độ dịch cài đặt: Dịch thay thế Dịch thẩm phân Tốc độ bơm BPB |
1. Hết dịch. Xử lý 2. Túi dịch không treo tự do |
1. Thay một túi mới; bấm nút CONTINUE. 2. Treo túi dịch tự do và bấm nút CONTINUE. |
Blood leak detected (rò rỉ máu) |
1. Bọt khí trong đường dây thải qua bộ phát hiện rò rỉ máu. 2. Đường dây thải không được gắn vào bộ phát hiện rò rỉ máu. 3. Dịch hoặc một số chất thải khác trong ống đi qua bộ phát hiện.
4. Rò rỉ màng lọc. |
1. Bấm OVERRIDE 2. Gắn dây để vào bộ phát hiện rò rỉ máu. Bấm OVERRIDEa. 3. Bỏ dây từ bộ phát hiện. Dùng OVERRIDE. Chú ý: Nếu dây dịch thải đặt lại vị trí trong bộ phát hiện thì bộ phát hiện phải được RESET |
Effluent Bag full (túi dịch thải đầy) (Effluent Bag is full.) Dùng cho chế độ priming |
1. Túi đựng dịch thải đầy. 2. Một vật lạ treo trên cân dịch thải. |
4. Thay đổi điều trị bằng cách bấm STOP. 1. Nối một bịch dịch thải mới. Bấm CONTINUE. 2. Bỏ vật lạ ra ngoài. Bấm CONTINUE. |
Filter is clotting (Increasing TMP and/or Pressure Drop) Đông màn lọc (TMP tăng hoặc áp lực Drop (suy hao)). Báo động này xảy ra khi một hoặc hai đầu quả lọc bị đông |
1. Màng lọc bắt đầu đông hoặc TMP đang tăng. Chú ý: Đông màng thường bởi do không tiêm đầy đủ thuốc chống đông 2. Tốc độ dịch thay thế quá cao so với màng lọc đang sử dụng. 3. Nghẽn đường máu. 4. Nếu dùng bơm thuốc chống đông thì bơm tiêm phải được cài đúng hoặc bơm tiêm thuốc chống đông bị hỏng. 5. Rò rỉ khí giữa bầu bẩy khí và đầu đo áp lực tĩnh mạch. 6. Quả lọc hoặc cổng đo áp lực đường về bị hỏng. |
1. Bấm STOP thay đổi hoặc điều chỉnh TMP thấp hơn bằng cách A. Giảm sự thay thế hoặc giảm tốc độ dịch thải. B. Tăng tốc độ bơm máu. Bấm OVERRIDEa. tiếp tục màn hình điều trị. Kiểm tra các thông số đông màng của bệnh nhân và điều chỉnh lượng chống đông nếu cần thiết. Chú ý: “Filter Clotted” cảnh báo xảy ra khi máu trong màng lọc đông. 2. Bấm STOP thay đổi hoặc điều chỉnh TMP thấp hơn bằng cách A. Giảm sự thay thế hoặc giảm tốc độ dịch thải. B. Tăng tốc độ bơm máu. Bấm OVERRIDEa. tiếp tục màn hình điều trị. Kiểm tra các thông số đông màng của bệnh nhân và đặt lại lượng thuốc chống đông nếu cần thiết. Chú ý: “Filter Clotted” cảnh báo xảy ra khi máu trong màng lọc đông. 3. Bấm OVERRIDEa. 4. Chắc chắn rằng bơm tiêm được cài đúng và được di chuyển lên trong suốt quá trình điều trị Nếu xilanh không di chuyển, bơm xilanh bị hỏng. Có thể dùng bơm tiêm tự động để bơm chống đông. Sửa lại bơm. 5. Kiểm tra không có vật cản và bấm OVERRIDE 6. Bấm STOP để kết thúc điều trị và tắt máy. |
Return extremely positive (áp lực máu về quá cao) Áp lực trả về quá dương Báo động tự động xoá nếu áp lực trở lại giới hạn bình thường trong 16s. Báo động xảy ra nếu áp lực trả về > 350 mmHg |
1. Bệnh nhân di chuyển hoặc ho, đường máu trả về (return line) bị kẹp hoặc xoắn. 2. Catheter của đường máu trả về bị nghẽn hoặc tốc độ máu quá cao. 3. Cảm biến áp lực bị hư |
1. Chờ 16 -20s báo động có thể tự xoá. Nếu báo động không self-clear thì chuyển B 2. 2. Làm thông, hay thay đổi vị trí Cathater, hạ thấp tốc độ máu. Giải toả áp lực quá cao ở đường máu trả về bằng cách nhấn RELEASE CLAMP. Khi áp lực trả về rơi dưới giá trị ta cài đặt (+350 mmHg là giá trí chuẩn) nhấn CONTINUE. 3. Kết thúc điều trị bằng phím STOP. |
Return pressure dropping (áp lực đường về đang giảm) Báo động xảy ra nếu áp lực trả về dưới khoảng 50 – 70 mmHg (với tốc độ máu >200 ml/min) so với điểm áp lực hoạt động. |
1. Bệnh nhân di chuyển. 2. Có thể bị rò rỉ ở đường máu về hoặc catheter. |
1. Nhấn CONTINUE. 2. Siết chặt tất cả chỗ rò.Nhấn CONTINUE. |
TMP too high (áp lực xuyên màng quá cao) (Transmembrane pressure has reached user-set pressure limit) TMP quá cao. |
1. Tỉ lệ UF quá cao so với tốc độ máu hiện tại. (UFR = tỉ lệ dịch lay ra từ bệnh nhân + tỉ lệ dịch thay thế + tỉ lệ PBP). 2. Tốc độ dịch thay thế quá thấp hoặc tỉ lệ PBP quá cao. |
1. Giảm tốc độ dịch thay thế hoặc tỉ lệ dịch lấy ra từ bệnh nhân hoặc PBP. Tăng tôc độ máu. Trở về màn hình báo động nhấn OVERRIDE. 2. Giảm tốc độ dịch thay thế hoặc tỉ lệ dịch lấy ra từ bệnh nhân hoặc PBP. Tăng tốc độ máu. Trở về màn hình báo động nhấn OVERRIDE. |
Bacsidanang.com – Thông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .
Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.