ĐIỀU TRỊ CAO ÁP PHỔI TỒN TẠI Ở TRẺ SƠ SINH

blank
Đánh giá nội dung:

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ CAO ÁP PHỔI TỒN TẠI Ở TRẺ SƠ SINH

I. ĐẠI CƯƠNG

Kháng lực mạch máu phổi tăng là Shunt (P) -(T) qua lỗ bầu dục và ống động mạch. Cao áp phổi tồn tại thường xảy ra ngay sau sanh, < 7 ngày tuổi, tần suất 6 – 8/1000 trẻ sanh sống, chủ yếu ở trẻ sanh gần đủ tháng, đủ tháng hoặc già tháng. Thường kèm viêm phổi hít phân su (41%), thoát vị hoành (10%), suy hô hấp sanh mổ chưa chuyển dạ (4/1000 trẻ sanh mổ sống), sốc nhiễm trùng, nguyên phát (17%).

II. CHẨN ĐOÁN

1. Công việc chẩn đoán

- Nhà tài trợ nội dung -

a. Hỏi bệnh: tiền căn sản khoa: Sanh mổ chủ động chưa chuyển dạ? Hít ối phân su? Trẻ gần đủ tháng, đủ tháng hoặc già tháng. Khởi phát suy hô hấp trong 12 giờ đầu sau sanh.

b. Khám lâm sàng: SaO2 dao động, thiếu Oxy máu nặng, tím không tương xứng với mức độ khó thở, T2 mạnh, chênh lệch SaO2 trước ống ĐM – tay (P) và sau ống ĐM > 10%.

c. Đề nghị xét nghiệm

X-quang phổi thường không tổn thương nhu mô phổi, trừ hội chứng hít phân su, bóng tim không to.

Siêu âm tim:

Shunt (P) – (T) qua ống động mạch. Shunt hai chiều do áp lực ĐMP = ĐMC.

2. Chẩn đoán xác định: SA tim màu

Shunt (P) – (T) hoặc hai chiều qua ống động mạchFO. Không có TBS tím.

3. Chẩn đoán có thể: không có máy siêu âm tim màu tại giường:

• Suy hô hấp/nhóm nguy cơ. Thiếu Oxy máu nặng, SaO2 dao động, chênh lệch SaO2 trước ống ĐM -tay (P) và sau ống ĐM > 10%.

• Hyperoxia test: PaO2 > 100mmHg với FiO2 100%.

4. Chẩn đoán phân biệt

Cần chẩn đoán phân biệt TBS tím: chuyển vị đại động mạch, thiểu sản thất (T), hẹp eo động mạch chủ, bất thường tĩnh mạch phổi về tim, bất thường Ebstein.

III. ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc điều trị

• Điều trị bệnh căn nguyên: Surfactant/BMT; Kháng sinh/NTH, Phẫu thuật/ Thoát vị hoành.

• Tránh hạ Oxy máu: thở máy tăng FiO2 lên 100% (giữ PaO2 >50). Nếu có tổn thương phổi, thở HFO nếu PIP > 25cm H2O.

• Giữ PaCO2 = 40mmHg.

• Tránh toan chuyển hóa: truyền Bicarbonate 0,5 – 1 mEq/kg/giờ giữ pH 7,45.

• Duy trì huyết áp hệ thống > 35mmHg bằng truyền dịch và Dopamin 50 |jg/ kgh; ± Dobutamin 5 – 30 μg/kgh.

2. Điều trị ban đầu

a. Điều trị cấp cứu

• Hạn chế kích thích, di chuyển trẻ, tránh tiếng ồn.

• An thần: Morphin 0,1 mg/kg TDD và TTM duy trì 20 – 40 μg/kg/giờ.

• Đặt catheter ĐM theo dõi khí máu, HA xâm lấn. Giữ đường huyết và Ca máu bình thường.

• Tránh hạ thân nhiệt.

b. Điều trị đặc hiệu

• Thuốc giãn mạch máu phổi.

• Tính OI= MAP x FiO2 X 100/PAO2. Nếu OI > 25.

• Thở khí NO: liều 20 ppm.

3. Điều trị tiếp theo

Sau 30-60 phút thở khí NO, nếu không đáp ứng thì sử dụng những loại thuốc giãn mạch phổi khác như:

• Sildenafil: 1/4viên 50mg + 5 ml nước cất là 2mg/ml. Liều 1: 1mg/kg; sau đó: 2mg/kg (G) mỗi 6 giờ.

• Prostacyclin (Iloprost 20 jg/ml): 2 jg + 1ml N/S bơm qua NKQ khi SaO < 60%. Duy trì 0,5 μg/kg/liều phun khí dung qua hệ thống dây máy thở mỗi 2 giờ. Có thể gây hạ huyết áp hệ thống.

• TTM Liều 0,5 – 2 μg/kgh: Pha 1,5 μg/kg pha 25 ml D5% là 0,5 ml/g = 0,5 μg/kgh.

• Magnesium sulphate 15% pha N/S 1/1. Tấn công 200mg/kg/30 phút. Duy trì: 50 – 150mg/kg/giờ. Theo dõi nồng độ mg/máu # 82 – 120mg/L. Có thể gây hạ huyết áp hệ thống nặng và ức chế thần kinh trung ương.

• Lưu ý: TTM Dopamin trước khi dùng tấn công Magnesium, Prostacyclin. Có thể phối hợp Prostacyclin/Magnesium sulphate với Sildenafil.

IV. THEO DÕI

Siêu âm não trước khi xuất viện tầm soát xuất huyết não màng não.

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com