THỞ MÁY RUNG TẦN SỐ CAO SƠ SINH
I. ĐẠI CƯƠNG
Thở máy rung tần số cao (High frequency oscillation): sử dụng hệ thống máy thở đặc biệt, với hai thì hít vào và thở ra đều chủ động, tần số máy thở cao hơn nhiều lần so với sinh lý (300 – 1.500 lần/phút), thể tích khí lưu thông bằng với khoảng chết. Đây là kiểu thở máy có khả năng cải thiện tình trạng giảm oxy hoá máu nặng và bảo vệ phổi.
II. CHỈ ĐỊNH
Thất bại với thở máy thông thường như trong các bệnh: bệnh màng trong, suy hô hấp sanh mổ chủ động, hội chứng hít phân su, viêm phổi nặng, xuất huyết phổi, tràn khí màng phổi, thoát vị hoành tiền phẫu và hậu phẫu.
Để duy trì saO2 > 90%, paO2 > 50mmHg, paCO2 < 55 – 65 mmHg, cần PIP vượt quá giới hạn sau:
Chỉ định |
Trẻ non tháng |
Trẻ đủ tháng |
Tương đối |
PIP > 20 cmH20 |
PIP > 25 cmH20 |
Tuyệt đối |
PIP > 25 cmH20 |
PIP > 28 cmH20 |
III. CHUYỂN TỪ THỞ MÁY THÔNG THƯỜNG SANG THỞ MÁY RUNG TẦN SỐ CAO
Tăng dần PEEP mỗi 2cmH2O, Giảm dần tần số 5 lần/phút. Đến khi PEEP trong thở máy thông thường gần bằng MAP và tần số còn 5 lần/phút thì tiến hành kẹp ống NKQ và gắn vào máy thở rung tần số cao.
IV. CÀI ĐẶT THÔNG SỐ BAN ĐẦU TRONG THỞ MÁY RUNG TẦN SỐ CAO
Cài đặt dựa trên tổn thương phổi trên X-quang:
Tổn thương lan tỏa hai bên (Bệnh màng trong, SHH sanh mổ chủ động, VP 2 bên) |
Tổn thương phổi không đồng đều (viêm phổi hít phân su, viêm phổi khu trú, xuất huyết phổi, thoát vị hoành) |
Tổn thương phổi có tràn khí màng phổi hoặc ứ khí mô kẽ |
Xẹp phổi |
|
Chiến lược mở phổi |
Xẹp phổi đang thở máy thường + thất bại VLTLHH, đặc biệt: VP hít phân su, VP, hoặc bệnh phổi mạn |
|||
Tần số |
8 – 10 Hz (>2500gr) 10 – 11 Hz (<2500gr) |
Đặt thấp, thường 7-8 Hz |
Đặt thấp, thường 7-8 Hz |
|
I/E |
Thường mặc nhiên cho mỗi loại máy. Nếu không, đặt I/E = ½ |
|||
MAP |
Khởi đầu bằng MAP của máy thở thường (CV). Tăng mỗi lần 2-3 cmH2O mỗi 5 phút, đến khi SpO2 > 90% với FiO2 60% 2 Tăng MAP đến tối đa 25 cmH2O, hoặc đến khi có dấu hiệu ảnh hưởng huyết động do MAP quá cao (mạch nhẹ, CRT tăng, tim chậm, HA giảm, CVP tăng, ứ CO2) MAP hiệu quả thường bằng MAP của CV + 2-5 cmH20 |
Khởi đầu # MAP của CV. Tăng chậm đến khi pO2 tăng nhẹ thì giữ MAP cố định. Nếu suy hô hấp không cải thiện, chuyển về chế độ thở thông thường. |
Khởi đầu < MAP của CV. Ưu tiên giảm MAP trước giảm FiO2 Mục tiêu cải thiện oxy hóa và thông khí với MAP tối thiểu (chấp nhận pO2 thấp hơn và pCO2 cao hơn). |
Thở máy HFO 4 lần/ ngày trong 30phút, trước khi hút đờm. |
Áp lực rung |
Tùy loại máy thở cài qua một trong các thông số sau: Power, Amplitude, Tidal volume. Thường dùng Power = 2 – 4. Cài mức thấy rung ngực – bụng. Điều chỉnh Power dựa vào PaCO2. | |||
FiO2 | FiO2 100% nếu BN tím, trường hợp khác FiO2 # 60% |
V. ĐIỀU CHỈNH THÔNG SỐ MÁY THỞ
Xử trí (theo thứ tự) |
|
Giảm oxy máu |
Lưu ý tắc đờm, biến chứng tràn khí màng phổi 1. Tăng FiO2 nếu FiO2 hiện tại < 60% 2. Tăng MaP (# 25 cmH2O) 3. HFO/CMV |
Tăng oxy máu |
1. Giảm FiO2 2. Giảm MaP |
Tăng CO2 máu |
Lưu ý tắc đờm, biến chứng tràn khí màng phổi 1. Tăng áp lực rung 2. Giảm tần số |
Giảm CO2 máu |
1. Giảm áp lực rung 2. Tăng tần số |
ứ khí (X-quang: giãn quá gian sườn sau 9 bên Phải) |
1. Giảm MAP 2. Giảm tần số |
Sốc do tăng MAP quá mức |
Giảm MAP |
VI. SĂN SÓC VÀ THEO DÕI
1. Săn sóc
• Tư thế: đầu cao 30o.
• Cẩn thận khi xoay trở, tránh tụt nội khí quản, giảm MAP đột ngột.
• Trẻ đau hay kích thích: an thần, giảm đau.
• Nếu hút đờm hở: tăng MAP lên 2 cmH2O sau hút đờm trong 5 phút để tái lập áp lực trong lồng ngực.
2. Theo dõi
• Lâm sàng: mạch, thời gian phục hồi màu da, huyết áp, sự rung của lồng ngực, bụng.
• Cận lâm sàng: SpO2, khí máu (1 giờ sau), X-quang (2 giờ sau), siêu âm não.
VII. CAI MÁY THỞ RUNG TẦN SỐ CAO
1. Tiêu chuẩn cai máy
• FiO2 ≤ 40%.
• MAP ≤ 12 cmH2O.
• Power ≤ 2,5.
• Lâm sàng ổn định, SpO2 96%.
2. Tiến hành cai máy
Khi đạt được Oxy hóa máu đầy đủ và bệnh nhân sẵn sàng cai máy theo những bước sau đây:
a. Trong các tổn thương phổi không có hội chứng đánh bắt khí hay tràn khí màng phổi
Đầu tiên giảm FiO2 xuống còn 40% hoặc bệnh nhân xuất hiện tình trạng quá căng phồng phổi, giảm áp lực trung bình đường thở mỗi 1 cmH2O mỗi 4 – 8 giờ. Nếu bệnh nhân bị giảm sự ôxy hóa máu khi tiến hành giảm thông số giúp thở trong khi cai máy thì tăng trở lại áp lực trung bình đường thở mỗi 3 – 4 cmH2O rồi bắt đầu cai máy trở lại nhưng lúc này quá trình giảm áp lực trung bình đường thở được tiến hành chậm hơn.
Giảm lực rung lồng ngực mỗi 0,2 – 0,3 đơn vị cho đến khi còn 1,5 – 2,5 tùy theo sự rung lồng ngực bệnh nhân. Nếu tần số thấp hơn tần số chuẩn theo cân nặng của bệnh nhân thì tăng lại tần số, sau đó giảm lực rung lồng ngực như mô tả ở trên.
Khi áp lực trung bình đường thở tối thiểu ở 8 – 12 cmH2O với FiO2 ở mức < 40%, lực rung lồng ngực < 2,5 lúc này có thể chuyển sang thở máy cổ điển.
b. Trong các tổn thương phổi có tràn khí màng phổi, khí thũng phổi
Ưu tiên giảm áp lực trung bình đường thở và Power. Khi MAP # 10 – 12 cmH2O, Power < 2,5 thì tiến hành giảm FiO2 nếu tình trạng bệnh nhân cho phép. Khi MAP # 10, Power < 2,5, FiO2 < 30% lúc này có thể chuyển sang thở máy thông thường.
VIII. BIẾN CHỨNG VÀ XỬ TRÍ
1. Sốc
Lâm sàng: lạnh đầu chi, mạch nhẹ hay khó bắt, giảm huyết áp hay không đo được, thời gian phục hồi màu da trên 3 giây. Tiểu ít. Tuy nhiên cần loại trừ biến chứng tràn khí màng phổi.
Xử trí: dịch truyền, vận mạch.
2. Tắc đờm
Giảm rung lồng ngực, đờm trong ống nội khí quản, giảm SpO2, tím tái.
Xử trí:
• Tăng MAP 1 – 2 cmH2O, tăng FiO2 100%.
• Hút đờm ống nhỏ.
• Duy trì mức MAP như trên trong 30 phút sau đó giảm lại như cũ.
3. Quá căng phồng phổi: giảm áp lực trung bình đường thở.
4. Xuất huyết não: siêu âm tầm soát và xử trí bảo tồn.
Bacsidanang.com – Thông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .
Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.