LÀM LẠNH TOÀN THÂN Ở TRẺ SƠ SINH BỆNH NÃO THIẾU MÁU CỤC BỘ THIẾU OXY
I. ĐỊNH NGHĨA
Làm lạnh toàn thân: hạ thân nhiệt trẻ bệnh não thiếu máu cục bộ thiếu oxy trước 6 giờ tuổi bằng hệ thống nệm lạnh duy trì nhiệt độ trực tràng ở 33,5oC (33 – 34 oC)
II. CHỈ ĐỊNH
Khi có đủ 3 tiêu chuẩn sau:
1. Trẻ ≥ 36 tuần tuổi thai, trước 6 giờ tuổi.
2. Có bằng chứng ngạt sau sanh: có > 1 trong các điểm sau:
– Khí máu động mạch < 1 giờ tuổi: pH < 7,0 hoặc BE > 16 mEq/L
– Apgar < 5 trong > 5 phút sau sanh.
– Cần được hồi sức phòng sanh (gồm bóp bóng qua mặt nạ hoặc NKQ) > 5 phút.
3. Trẻ bệnh não thiếu máu cục bộ thiếu oxy trung bình – nặng: có co giật hoặc có ít nhất 3 trong 6 dấu hiệu sau:
Đặc điểm |
Bệnh não mức độ trung bình |
Bệnh não mức độ nặng |
Tri giác |
Li bì |
Mê |
Cử động tự nhiên |
Giảm cử động |
Không cử động |
Tư thế |
Tay gập, chân duỗi (mất vỏ) |
Tay chân duỗi (mất não) |
Trương lực |
Giảm trương lực cơ |
Mềm nhũn |
Phản xạ nguyên phát |
Bú yếu Moro 1 thì |
Không phản xạ bú Moro (-) |
Thần kinh tự chủ (1 trong các dấu hiệu sau) Đồng tử Nhịp tim Hô hấp |
Co nhỏ Nhịp chậm Thở không đều |
Dãn đồng tử, PXAS (-) Nhịp tim dao động Ngừng thở |
Không áp dụng trong các trường hợp sau:
• Bệnh não mức độ nặng: mê, mềm nhão, tay chân duỗi và mất phản xạ nguyên phát hoàn toàn.
• Viêm màng não, xuất huyết não hoặc dị tật bẩm sinh hệ TKTW.
• Đa dị tật hoặc bất thường nhiễm sắc thể.
• Nhập viện sau 6 giờ tuổi.
• Suy hô hấp nặng thở máy cần FiO2 > 60%.
• Cân nặng lúc sanh < 1800 gram.
III. Hướng dẫn làm lạnh toàn thân
Trước làm lạnh toàn thân:
• Gắn sensor nhiệt độ da và nhiệt độ hậu môn theo dõi để tránh tăng thân nhiệt > 37.5oC trước khi làm lạnh toàn thân.
• Theo dõi: SpO2, monitor nhịp tim, Huyết áp (không xâm lấn/xâm lấn).
• Làm xét nghiệm: CTM, cấy máu, Khí máu, lon đồ, CN gan thận, Đông máu toàn bộ.
Xử trí làm lạnh toàn thân (72 giờ) :
• Đặt trẻ lên nệm lạnh: thân trẻ phải tiếp xúc trực tiếp với nệm lạnh.
• Mở máy làm lạnh và cài nhiệt độ 33,5oC. Ghi thời gian bắt đầu (giờ 0). Nhiệt độ cài đặt nên đạt trong vòng 30 phút.
• Hỗ trợ hô hấp: thở oxy/NCPAP/NKQ giúp thở tùy theo bệnh lý và mức độ suy hô hấp. Bình làm ẩm khi thở máy nên được cài nhiệt độ 36°C để giúp làm lạnh tốt hơn.
• Hỗ trợ tuần hoàn: duy trì HA > 40 mmHg và nhịp tim > 80 lần/phút. Dùng Dopamin nếu huyết áp tụt hoặc nhịp tim chậm < 80 lần/phút.
• Điều trị co giật: Phenobarbital.
• Điều chỉnh toan chuyển hóa máu.
• Điều chỉnh rối loạn đông máu: vitamin K1, Huyết tương tươi đông lạnh.
• Tư thế: thay đổi mỗi 6 giờ.
• Theo dõi: SpO2, monitor nhịp tim, Huyết áp (không xâm lấn/xâm lấn).
• Xét nghiệm:
– Khí máu động mạch mỗi 12 – 24 giờ hoặc khi lâm sàng chỉ định.
– Đông máu toàn bộ sau bắt đầu làm lạnh 24 giờ.
– ECG nếu có nhịp chậm < 80 lần/phút hoặc có rối loạn nhịp khác.
Xử trí làm ấm:
sau 72 giờ làm lạnh toàn thân.
• Tăng nhiệt độ trung tâm 0,5°C mỗi giờ. Đạt nhiệt độ đích 36,5°C trong khoảng
6 – 7 giờ.
• Theo dõi nhiệt độ da và nhiệt độ hậu môn mỗi 30 phút; nhịp thở, nhịp tim, huyết áp mỗi 2 giờ đến khi trẻ đạt nhiệt độ 36,5°C. Sau đó theo dõi dấu hiệu sinh tồn mỗi 3 giờ.
Vấn đề |
Mức độ chứng cớ |
Làm lạnh ở trẻ sơ sinh làm giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ sanh ngạt nhưng không làm tăng tàn tật ở trẻ sống sót. |
I Cochrane 2008 |
Bacsidanang.com – Thông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .
Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.