LỊCH TIÊM CHỦNG VACCIN 2016 A-Z , PHẢN ỨNG SAU TIÊM VÀ XỬ TRÍ Ở TRẺ EM
I. ĐẠI CƯƠNG
• Tiêm chủng là việc sử dụng các hình thức khác nhau để đưa vaccin, sinh phẩm y tế vào cơ thể con người với mục đích tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch.
• Kháng nguyên đưa vào cơ thể tùy loại cho phép sử dụng một lần hay cần nhắc lại: chỉ có vaccin BCG ngừa lao chích một liều, còn các loại khác phải chích nhắc lại nhiều lần mới tạo đủ miễn dịch phòng bệnh.
• Lịch tiêm chủng mở rộng từng quốc gia có khác nhau phụ thuộc vào kinh tế và mô hình dịch tễ bệnh ở trẻ em.
• Một số qui tắc chung:
– Đối với trẻ chủng ngừa trễ, thì không cần thiết phải khởi động tiêm trở lại từ đầu.
– Lịch tiêm chủng nên tuân thủ khoảng cách tối thiểu giữa các liều để đạt hiệu quả miễn dịch tốt nhất.
– 2 loại vaccin sống giảm độc lực cần được tiêm cách nhau tối thiểu 1 tháng.
II. MỘT SỐ ĐIỂM LƯU Ý DỰA THEO QUI ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG VACCIN, SINH PHẨM Y TẾ TRONG DỰ PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ
• Nhân viên y tế thực hiện công tác tiêm chủng phải được tập huấn các qui định về tiêm chủng an toàn và được cấp giấy chứng nhận tham dự tập huấn theo qui định.
• Qui trình tiêm chủng an toàn:
– Trước tiêm chủng:
+ Tư vấn về tác dụng, lợi ích và những rủi ro gặp phải khi tiêm.
+ Khám để loại trừ những trường hợp có chống chỉ định trước tiêm chủng.
+ Kiểm tra vaccin, sinh phẩm trước tiêm.
– Trong khi tiêm chủng:
+ Làm theo đúng chỉ định, chống chỉ định đối với từng loại vaccin, sinh phẩm y tế.
+ Thực hiện tiêm chủng đúng qui định.
– Sau khi tiêm chủng:
+ Theo dõi tình trạng sức khỏe người được tiêm tối thiểu 30 phút.
+ Hướng dẫn chăm sóc tại nhà.
+ Lưu vỏ vaccin, sinh phẩm y tế, nước hồi chỉnh, bơm kim tiêm đã sử dụng tối thiểu 14 ngày sau tiêm.
+ Hủy tất cả các lọ vaccin, sinh phẩm đã mở theo đúng qui định.
• Tại cơ sở tiêm chủng: khi xảy ra các trường hợp phản ứng sau tiêm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc tính mạng của người được tiêm chủng, cơ sở thực hiện tiêm chủng phải tạm đình chỉ việc sử dụng vaccin, sinh phẩm y tế có liên quan.
• Các cơ sở y tế tiếp nhận trường hợp phản ứng sau tiêm phải báo cáo ngay trong vòng 24 giờ cho Sở Y tế đối với các trường hợp: sốc phản vệ, hội chứng sốc nhiễm độc, nghi ngờ do sai sót trong tiêm chủng, tử vong và các trường hợp phản ứng nhẹ nhưng số ca bị phản ứng vượt quá tỉ lệ thường gặp.
III. LỊCH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG TẠI VIỆT NAM
(1): Theo chương trình tiêm chủng mở rộng: trẻ sinh ra được tiêm viêm gan siêu vi B mũi đầu (mũi 0) trong vòng 7 ngày sau sanh (tốt nhất tiêm trong 24 giờ đầu), các mũi tiếp theo (mũi 1, 2 ,3) tiêm vào các tháng tuổi thứ 2, 3 và 4. Trong trường hợp trẻ quá 7 ngày vẫn chưa tiêm được viêm gan B mũi 0 thì bỏ qua liều này, tiêm liều 1 lúc trẻ 2 tháng tuổi. Tóm lại, chỉ tiêm viêm gan B mũi sơ sinh trong vòng 7 ngày đầu sau sanh, nếu trẻ không được tiêm trong thời gian này thì bắt đầu tiêm viêm gan B khi trẻ được 2 tháng tuổi.
(2) Chủng ngừa sởi ở Việt Nam và một số nước đang phát triển sớm hơn (lúc 9 tháng) so với các nước tiên tiến (lúc 12- 15 tháng) do đặc tính dịch tễ: tỷ lệ trẻ từ 9 tháng đến 12 tháng mắc sởi cao. Tuy nhiên theo một số nghiên cứu thấy rằng nếu tiêm chủng sởi trước 12 tháng tuổi tỷ lệ kháng thể mẹ truyền sang con sẽ làm giảm đáp ứng miễn dịch đối với vaccin sởi.
• Hiện nay chương trình tiêm chủng mở rộng đang sử dụng vaccin Quinvaxem (Ngừa 5 bệnh: bạch hầu, ho hà, uốn ván, HiB, viêm gan B) tiêm ngừa cho trẻ < 1 tuổi ở các tháng tuổi thứ 2, 3 và 4.
• Một số địa phương có triển khai vaccin viêm não Nhật Bản: tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi, liều 2 sau đó 1 – 2 tuần, liều 3 sau 1 năm. Nhắc lại mỗi 3 năm.
IV. LỊCH TIÊM CHỦNG NGOÀI TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG TẠI VIỆT NAM
1. Viêm gan B: có nhiều lịch tiêm viêm gan siêu vi B được áp dụng tại các
quốc gia khác nhau, dưới đây là 2 lịch tiêm phổ biến:
• Cách 1: tiêm ở thời điểm bất kỳ, gồm 3 liều: liều 1: thời điểm tiêm – liều 2: 1-2 tháng sau liều 1 – liều 3: 6 tháng sau liều 1.
• Cách 2: liều 1: thời điểm tiêm, liều 2: tiêm 2 tháng sau liều 1, liều 3: 2 tháng sau liều 2.
2. Rotavirus: vaccin uống
• Lứa tuổi bắt đầu uống vaccin là từ 2 tháng tuổi, vaccin nên uống càng
sớm càng tốt (liều đầu tiên nên uống trước 14 tuần 6 ngày).
• Các liều vaccin ngừa Rota virus nên uống cách nhau ít nhất 4 tuần.
• Vaccin ngừa Rota virus nên sử dụng cách vaccin bại liệt uống (OPV) 2 tuần.
• Tùy theo loại vaccin, liều cuối cùng phải hoàn tất trước khi trẻ được 24 tuần hoặc 32 tuần.
3. HiB
• Trẻ > 5 tuổi không có chỉ định.
• Trẻ < 5 tuổi tiêm từ lúc trẻ được 2 tháng tuổi:
– 2 – < 6 tháng: 3 liều cách nhau 1 tháng, nên nhắc lại lúc 16 – 18 tháng.
– 6 – <12 tháng: 2 liều cách nhau 1 tháng, nên nhắc lại lúc 16 -18 tháng.
– Từ 12 tháng: 1 liều duy nhất.
4. Phế cầu
• Loại liên hợp dùng cho trẻ nhỏ, tiêm vào các tháng tuổi thứ 2, 4 và 6. Tiêm nhắc khi trẻ được 12 – 15 tháng.
• Loại polysaccharide dùng cho người lớn trên 65 tuổi và trẻ > 2 tuổi có bệnh mạn tính, trẻ suy giảm miễn dịch hoặc trẻ sống trong vùng dịch tễ, nhắc lại mỗi 3 năm cho đối tượng có nguy cơ.
5. MMR (Sởi – Quai bị – Rubella)
• Vaccin sống giảm độc lực, sử dụng cho trẻ từ 12 tháng tuổi.
• Tiêm nhắc lại lúc 6 – 12 tuổi tùy dịch tễ.
6. Thủy đậu
• Vaccin sống giảm độc lực, sử dụng cho trẻ từ 12 tháng tuổi.
• Lịch tiêm:
– Tiêm 1 hoặc 2 liều tùy theo loại vaccin và theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
– Lịch tiêm 2 liều: trẻ ≥13 tuổi do đáp ứng miễn dịch nguyên phát với vaccin thủy đậu giảm nên cần chích 2 liều cách nhau ít nhất 6 tuần.
– Trẻ từ 12 – 15 tháng tuổi tiêm 1 liều, nhắc lại liều 2 lúc 4 – 6 tuổi hoặc tối thiểu 3 tháng sau liều 1.
7. Cúm
• Tiêm cho trẻ sau 6 tháng tuổi.
• Trẻ < 9 tuổi: tiêm 2 liều cách nhau tối thiểu 4 tuần.
• Trẻ từ 9 tuổi: tiêm 1 liều.
• Tiêm nhắc mỗi năm.
8. Não mô cầu type A & C
• Tiêm cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, tiêm nhắc lại sau 3 năm.
9. Viêm gan A
• Tiêm cho trẻ từ 12 tháng, nhắc lại sau 6 – 18 tháng.
10.Các vaccin kết hợp
• Vaccin Infanrix hexa (6 trong 1): ngừa bệnh do HiB, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B.
• Vaccin Pentaxim (5 trong 1): ngừa bệnh do HiB, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt.
• Vaccin Tetraxim: ngừa bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt.
V. PHẢN ỨNG SAU TIÊM VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH TIÊM CHỦNG
1. Phản ứng sau tiêm chủng và hướng dẫn xử trí
2. Thận trọng và chống chỉ định
• Các tình huống không được xem là chống chỉ định:
– Các bệnh nhẹ không phải là chống chỉ định tiêm chủng đặc biệt là viêm hô hấp trên hay viêm mũi dị ứng.
– Sốt không phải là chống chỉ định tiêm chủng, tuy nhiên nếu sốt kèm với triệu chứng khác liên quan đến một bệnh nền nặng nên trì hoãn việc tiêm chủng.
– Tiêu chảy.
– Điều trị kháng sinh hay giai đoạn hồi phục của bệnh.
– Sanh non.
– Mới tiếp xúc với bệnh nhiễm.
– Tiền căn dị ứng không đặc hiệu.
– Dị ứng penicillin hay các kháng sinh khác trừ neomycin hay streptomycin…
– Trong gia đình có người liên quan đến co giật do vaccin ho gà hay sởi
– Gia đình có trẻ đột tử nghi liên quan đến vaccin DPT.
– Phản ứng (+), sưng đỏ nơi tiêm, sốt < 40,5‹C sau chích DTP.
• Chung cho tất cả các loại vaccin:
– Chống chỉ định tiêm chủng các liều kế tiếp nếu bị phản ứng phản vệ trong lần tiêm chủng đầu tiên.
– Bệnh nặng hay trung bình, kèm sốt hay không sốt.
• Riêng cho từng loại vaccin:
Bacsidanang.com – Thông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .
Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.