THỦ THUẬT XÉ VÁCH LIÊN NHĨ (THỦ THUẬT RASHKIND) Ở TRẺ EM
1. TIÊU CHUẨN CHỌN BỆNH
• Chỉ định:
– D-TGA với các luồng thông hạn chế, SpO2 < 75%. Nếu BN có sốc, suy hô hấp, tím tái nặng (SpO2 < 50%), toan chuyển hóa nên thực hiện thủ thuật cấp cứu.
– Bất thường tĩnh mạch phổi về tim không có tắc nghẽn với lỗ thông liên nhĩ hạn chế. Nếu BN có biểu hiện sốc, suy tim nặng nên thực hiện thủ thuật cấp cứu.
– Teo van 3 lá với thông liên nhĩ hạn chế.
– Teo van hai lá mà chưa thể thực hiện phẫu thuật Norwood.
– Teo van động mạch phổi với vách liên thất nguyên vẹn.
– Thất phải 2 đường ra với vách liên thất nguyên vẹn và thông liên nhĩ hạn chế.
• Chống chỉ định:
– Có tật tim phức tạp khác kèm theo mà tiên lượng nặng không thể phẫu thuật được.
– Đứt đoạn tĩnh mạch chủ dưới.
– Tuần hoàn mạch vành phụ thuộc thất phải (trong teo van động mạch phổi với vách liên thất nguyên vẹn).
– Bệnh lý toàn thân nặng, rối loạn đông cầm máu nặng mà chưa được điều chỉnh.
2. CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN
• Các xét nghiệm:
– Siêu âm tim thành ngực: có 2 bản do 2 người khác nhau thực hiện (trừ ường hợp cấp cứu). Yêu cầu siêu âm tim cần mô tả đầy đủ chi tiết như siêu âm tim khác, tuy nhiên, cần chú ý thêm các đặc điểm:
+ TMC dưới: kích thước, đổ về nhĩ phải hay không?
+ PFO: kích thước, chiều luồng thông.
+ Vách liên nhĩ: phồng, lệch?
+ Kích thước nhĩ trái.
+ Sang thương khác phối hợp.
+ SpO2.
– X-quang phổi.
– ECG.
– CTM.
– Nhóm máu.
– TS.
– Tổng phân tích nước tiểu.
• Công tác điều dưỡng:
– Nhịn ăn, làm vệ sinh. Giải thích và trấn an thân nhân bệnh nhân.
– Lập đường truyền TM, truyền dung dịch có dextrose để tránh hạ đường huyết.
– Chuẩn bị dụng cụ cho thủ thuật:
+ Kim chích tĩnh mạch.
+ Dây wire.
+ Bộ sheath 5F đến 7F.
+ Bóng rashkind Numed với các kích cỡ 9,5 mm, 13,5 mm.
+ Bộ dụng cụ bộc lộ tĩnh mạch.
+ Máy siêu âm tim tại giường.
3. THỰC HIỆN THỦ THUẬT
• Thủ thuật có thể thực hiện tại giường hoặc tại phòng thông tim.
• Gây mê nếu cần.
• Vệ sinh vùng bẹn 2 bên.
• Gây tê tại chỗ bằng lidocain 2%.
• Chích TM đùi, luồn sheath 5F (cho bóng 9,5 mm), 6F (cho bóng 13,5 mm).
• Chích kháng sinh cefazolin 1 g (20 – 30 mg/kg) liều 1. Lặp lại liều 2 sau 6-8 giờ.
• Đưa balloon vào nhĩ phải. Dưới hướng dẫn của siêu âm tim, đưa bóng qua PFO vào nhĩ trái. Có thể dùng dây dẫn 0.014” (cho bóng 9,5 mm) hoặc 0.021” (cho bóng 13,5 mm) để đưa bóng đi dễ dàng hơn.
• Khi đảm bảo bóng nằm trong nhĩ trái, bơm bóng chậm và chú ý quan sát vị trí bóng và sự di chuyển bóng trong nhĩ trái. Tránh tình trạng bơm bóng khi bóng ở tĩnh mạch phổi, tiểu nhĩ trái hoặc ở van 2 lá hoặc ở vị trí bất thường khác mà không chắc chắn.
• Khi chắc chắn bóng trong nhĩ trái, bắt đầu bơm bóng. Nên kéo nhẹ bóng tựa vào vách liên nhĩ trong suốt quá trình bơm. Nên bơm bóng với thể tích tối đa để đạt được kết quả tối đa.
• Khi bóng đã đạt kích thước mong muốn, nắm chặt thân bóng, neo bóng về phía vách liên nhĩ và giật lui bóng với động tác nhanh và dứt khoát.
Lưu ý
sử dụng lực của cổ tay và ngón tay, không dùng lực của toàn bộ cánh tay. Chỉ giật nhanh qua vách liên nhĩ, không nên giật quá mức vì có thể gây tổn thương tĩnh mạch chủ dưới hoặc vỡ bóng. Khi bóng đã qua vách liên nhĩ nhanh chóng xả bóng.
• Siêu âm kiểm tra kích thước lỗ thông liên nhĩ mới xé và luồng thông qua vách liên nhĩ, dịch màng ngoài tim, các cấu trúc van hai lá và ba lá, tĩnh mạch phổi cũng như tĩnh mạch chủ dưới.
• Có thể lặp lại nhiều lần (từ 3 – 6 lần) để đặt kết quả tối đa.
• Xả bóng tối đa và rút bóng ra khỏi sheath.
4. SAU THỦ THUẬT
• Rút sheath TM, khâu cầm máu, băng ép.
• Bất động chân bên thực hiện thủ thuật 24 giờ.
• Cho ăn khi bệnh nhân tỉnh táo.
• Siêu âm kiểm tra sau 1 ngày.
Bacsidanang.com – Thông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .
Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.