ĐIỀU TRỊ HOÁN VỊ ĐẠI ĐỘNG MẠCH Ở TRẺ EM

blank
Đánh giá nội dung:

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ HOÁN VỊ ĐẠI ĐỘNG MẠCH Ở TRẺ EM

I. ĐẠI CƯƠNG

Hoán vị đại động mạch chiếm 5-7% các trường hợp TBS, thường gặp ở nam hơn ở nữ (nam: nữ = 3:1), trong đó động mạch chủ xuất phát từ thất phải và động mạch phổi xuất phát từ thất trái.

Hoán vị đại động mạch thường đi kèm với các tật khác: tồn tại lỗ bầu dục hoặc
còn ống động mạch (50%), hẹp động mạch phổi dưới van hoặc tại van (5%), thông liên thất (30-40%), hẹp động mạch chủ, hẹp eo động mạch chủ.

- Nhà tài trợ nội dung -

II. CHẨN ĐOÁN

1. Lâm sàng

a. Hỏi bệnh

Tím ngay sau sanh, triệu chứng suy tim (khó thở, thở nhanh, bú kém, chậm lớn).

b. Khám bệnh

Tím vừa đến nặng. T2 đơn và mạnh, âm thổi đầu hoặc toàn tâm thu ở vùng trước tim nếu kèm thông liên thất, âm thổi giữa tâm thu nếu kèm hẹp động mạch phổi.

Dấu hiệu suy tim: tim nhanh, thở nhanh, rút lõm ngực, phổi có rale, gan to.

2. Cận lâm sàng

Xét nghiệm máu: khí máu động mạch, đường huyết, ion đồ máu, chức năng thận

ECG: trục QRS lệch phải (+90 – +120 độ). Lớn thất phải. Lớn 2 thất gặp trong
trường hợp kèm thông liên thất, hẹp động mạch phổi hoặc còn ống động mạch.

Lớn nhĩ phải.

XQ ngực: tuần hoàn phổi tăng, chỉ giảm khi hẹp động mạch phổi. Bóng tim to,
hình quả trứng với trung thất trên hẹp.

Siêu âm tim: xác định chẩn đoán, xác định các tổn thương đi kèm, hẹp hở van
động mạch chủ, động mạch phổi, giải phẫu mạch vành, hình dạng, kích thước
buồng tim, bề dầy và khối lượng cơ thất trái, chức năng 2 thất.

III. ĐIỀU TRỊ

1. Nội khoa

• Thở oxy nếu bệnh nhi tím nặng, giữ SpO2 = 75-85%.

• Chống toan máu, điều trị hạ đường huyết, hạ calcium máu.

• Truyền tĩnh mạch prostaglandin E1 0,01-0,1 μg/kgphút để giữ ống động
mạch ngay sau sanh, trong thời gian chờ phẫu thuật.

• Điều trị suy tim với digoxin, lợi tiểu.

• Thông tim:

– Mở vách liên nhĩ bằng bóng trong những trường hợp không có thông liên
thất, và lỗ thông liên nhĩ hoặc lỗ bầu dục nhỏ.

– Đánh giá chức năng thất trái trong trường hợp: siêu âm trước mổ cho thấy
bề dày thành sau thất trái dưới 4mm, hoặc siêu âm sau phẫu thuật cho
thấy vẫn còn tồn tại các bất thường giải phẫu hoặc chức năng (hẹp hở ĐM
phổi, hep hở ĐM chủ, suy chức năng thất trái, thất phải).

2. Ngoại khoa

• Hoán vị đại động mạch + thông liên nhĩ (hoặc tồn lại lỗ bầu dục), thông liên
thất, còn ống động mạch: phẫu thuật chuyển gốc đại động mạch. Nếu áp
lực thất trái thấp trong trường hợp không kèm thông liên thất, phẫu thuật
thắt động mạch phổi (banding) để luyện thất trái trước, sau đó sẽ phẫu thuật
chuyển gốc đại động mạch.

• Hoán vị đại động mạch + thông liên thất + hẹp động mạch phổi: có thể làm
phẫu thuật REV lúc trẻ > 6 tháng, hoặc phẫu thuật Rastelli lúc trẻ > 1-2 tuổi,
hoặc phẫu thuật Nikaidoh lúc trẻ > 1 tuổi.

• Hoán vị đại động mạch + thông liên thất lớn + hẹp dưới van động mạch chủ:
phẫu thuật Damus-Kaye-Stansel + đóng lỗ thông liên thất + nối thất phải với
động mạch phổi (lúc trẻ 1-2 tuổi).

IV. THEO DÕI

Tái khám sau phẫu thuật 1, 3, 6, 12 tháng và sau đó mỗi 6-12 tháng. Khám lâm
sàng, ECG, XQ ngực, siêu âm tim, lưu ý các biến chứng sau mổ: tắc mạch vành
gây thiếu máu, nhồi máu cơ tim, hẹp trên van động mạch phổi, hẹp trên van động mạch chủ, hở van động mạch chủ, loạn nhịp tim.

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com