PHÁC ĐỒ CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VÔ SINH NAM
1. Định nghĩa:
Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới (WHO), một cặp vợ chồng sau khi lập gia đình một năm, không áp dụng bất kỳ biện pháp kế hoạch hoá gia đình mà không có con được xếp vào nhóm vô sinh.
2. Tần suất và nguyên nhân gây bệnh
Tần suất vô sinh chung trong cộng động là 15% đối với các cặp vợ chồng sau khi kết hôn vẫn không có thai tự nhiên.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cứ 100 cặp vợ chồng vô sinh thì nguyên nhân do vợ là 40%, do chồng là 30%, do cả hai người đều có bệnh là 20% và 10% không rõ nguyên nhân.
Các nhóm nguyên nhân vô sinh nam
Nguyên nhân |
Tỷ lệ % |
Giãn tĩnh mạch tinh |
28 |
Tinh hoàn ẩn |
3 |
Kháng thể kháng tinh trùng |
2 |
Vô sinh bế tắc. |
13 |
Suy tinh hoàn |
3 |
Suy tuyến sinh dục |
4 |
Rối loạn di truyền do gien |
0,5 |
Rối loạn xuất tinh / rối loạn cương |
2 |
Bếnh lý toàn thàn |
0,2 |
Bệnh lý ác tính |
0.4 |
Bất thường dương vật – niệu đạo |
0,5 |
Không rõ nguyên nhân |
23 |
3. Chẩn đoán
3.1. Bệnh sử:
– Hoạt động tình dục
– Các biện pháp tránh thai đã từng áp dụng
– Quá trình dậy thì
– Các phẫu thuật: tinh hoàn ẩn, phẫu thuật vùng chậu, niệu đạo
– Các thuốc đã và đang sử dụng có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng, rối loạn xuất tinh.
– Nghề nghiệp: tiếp xúc nhiệt độ cao, hóa chất, tiếp xúc tia xạ
– Bệnh lý của người vợ
3.2. Khám lâm sàng:
– Khám tổng quát
– Khám cơ quan sinh dục:
o Quan sát hình dạng và phân bố lông mu
o Thể tích tinh hoàn ghi nhận bằng thước đo tinh hoàn Praeder
o Ống dẫn tinh
o Mào tinh
o Giãn tĩnh mạch tinh
o Các bệnh lý vùng bìu bẹn: thoát vị bẹn, tràn dịch tinh mạc, khối u tinh hoàn ..
3.3. Các xét nghiệm:
– Tinh dịch đồ: theo tiêu chuẩn của WHO. Nếu tinh dịch đồ bất thường nên cho bệnh nhân thực hiện hai lần, mỗi lần cách nhau từ 3- 4 tuần.
Các cụm từ trong tinh dich đồ:
o Thiểu tinh (Oligozoospermia): mật độ tinh trùng dưới 15 triệu tinh trùng / ml.
o Nhược tinh (Asthenozoospermia): di động của tinh trùng dưới 32%
o Quái tinh (Teratozoospermia): hình dạng bình thường dưới 4%
o Thiểu – nhược – quái tinh (OAT: Oligozoospermia + Asthenozoospermia + Teratozoospermia).
– Xét nghiệm nội tiết: FSH – LH – Prolactine – Testosterone
– Xét nghiêm di truyền: bộ nhiễm sắc thể, SRY, vi mất đoạn AZF abcq, khảo sát phân mảnh AND của tinh trùng…
– Siêu âm Doppler bìu bẹn
– Siêu âm qua ngã trực tràng.
– Chụp ống dẫn tinh
4. Điều trị
4.1. Thay đổi lối sống:
Không sử dụng các chất gây nghiện, thuốc lá, rượu, thay đổi môi trường làm việc nếu làm trong các xí nghiệp tiếp xúc nhiệt độ cao, tia X, hóa chất độc hại.
4.2. Điều trị nội khoa
– Điều trị nội khoa dành cho các trường hợp tinh trùng yếu mà không rõ lý do. Biện pháp nội khoa thường dùng là các thuốc chống ôxy hóa như vitamin E, vitamin C. Clomiphene citrate liều thấp cũng là thuốc hay được sử dụng trong điều trị vô sinh nam, thời gian điều trị trong khoảng 3-6 tháng và lưu ý các tác dụng phụ như giảm ham muốn, nổi mụn, vú to..
– Suy tuyến sinh dục: HCG 2000UI (3 lần/tuần x 2 tháng) + HCG + HMG (3x 75 to 3 x 150 UI /tuần) trong 6 -12 tháng: hiệu quả nhưng chi phí cao.
– Tăng prolactine/máu (BN u tuyến yên): bromocriptin
– Cường tuyến thượng thận bẩm sinh: corticosteroids (0,5 or 0,75 mg
dexamethasone/ngày)
4.3. Điều trị các bất thường cơ quan sinh dục
4.4. Điều trị các rối loạn xuất tinh
4.5. Điều trị các bệnh lý toàn thân
4.6. Điều trị ngoại khoa
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abdel-Meguid TA. Predictors of sperm recovery and azoospermia relapse in men with nonobstructive azoospermia after varicocele repair. J Urol 2012 Jan;187(1):222-6.
2. Amer M, Haggar SE, Moustafa T, et al. Testicular sperm extraction: impact to testicular histology on outcome, Number of biopsies to be performed and optional time for repetition. Hum Reprod 1999 Dec;14(12):3030-4.
3. Colpi GM, Piediferro G, Nerva F, et al. Sperm retrieval for intra-cytoplasmic sperm injection in nonobstructive azoospermia. Minerva UrolNefrol 2005 Jun;57(2):99-107.
4. Matthews GJ, Schlegel PN, Goldstein M. Patency following microsurgical
vasoepididymostomy and vasovasostomy: temporal consideration. J Urol 1995 c;154(6):2070-3.
5. Nieschlag E, Behre HM and Nieschlag S (eds). Male reproductive health and dysfunction. 3rd edn. Berlin: Springer Verlag, 2010, Chapter 5, pp. 83-7.
6. Schroeder-Printzen I, Ludwig M, Kohn F, et al. Surgical therapy in infertile men with ejaculatory duct obstruction: technique and outcome of a standardized surgical approach. Hum Reprod 2000 Jun;15(6):1364-8
7. World Health Organization. WHO Laboratory Manual for the Examination and Processing of Human Semen. 5th edn. WHO, 2010.
8. World Health Organization. WHO Manual for the Standardized Investigation and Diagnosis of the Infertile Couple. Cambridge: Cambridge University Press, 2000.
9. Argawal A, Deepinder F, Cocuzza M, et al. Efficacy of varicocelectomy in improving semen parqameters: new meta-analyticalapproach. Urology 2007Sep;70(3):532-8.
10. Goldstein M, Gilbert BR, Dicker AP, et al. Microsurgical inguinal varicocelectomy with delivery of the testis: an artery and lymphatic sparing technique. J Urol 1992 Dec;148(6):1808-11.
Bacsidanang.com – Thông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .
Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.