ĐIỀU TRỊ HẠ KALI MÁU

blank
Đánh giá nội dung:

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ HẠ KALI MÁU

I. PHẠM VI ÁP DỤNG PHÁC ĐỒ

Phác đồ này áp dụng cho bệnh nhân trưởng thành hạ Kali máu.

II. ĐẠI CƯƠNG

Hạ Kali máu được đinh nghĩa khi nồng độ [K+]/ huyết tương <3,5mEq/L.

Mức độ hạ Kali

- Nhà tài trợ nội dung -

Nồng độ Kali máu

Nhẹ

3,5 – 3,0 mmol/1

Trung bình

3,0 – 2,5 mmol/1

Nặng

< 2,5 mmol/l

Gần 98% lượng Kali của cơ thể nằm trong tế bào. Thận giữ vai trò cân bằng kali trong cơ thể. Sự bài tiết K được điều hoà bởi 2 yếu tố sinh lý: Aldosteron và tăng Kali máu.

III. DỊCH TỄ HỌC

Tần suất hạ Kali trong dân số chung khó xác định. Tuy nhiên, có thể dưới 1 % ở người bình thường. Có tới 21 % bệnh nhân nằm viện có kali huyết thanh < 3,5 mmol/1, Trong đó 5% có kali huyết thanh < 3,0 mmol/1. Bệnh nhân dùng lợi tiểu mất kali có 20-50% bị hạ kalimáu.

IV. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH

1. Giảm lượng nhập

Đói, thiếu ăn Kém hấp thu

Do hạn chế Kali trong chế độ ăn.

2. Tái phân phối vào tế bào: làm dịch chuyển Kali từ ngoại bào vào trong nội bào

2.1. Kiềm toan

Kiềm chuyển hoá

2.2. Hormon Insulin

Đồng vận 2 (nội sinh hoặc ngoại sinh)

Đối vận -adrenegic

2.3. Quá trình đồng hoá

Vitamin B12 hoặc acid folic (sản xuất hồng cầu)

Yếu tố kích thích dòng tế bào hạt-đại thực bào (sản xuất bạch cầu)

Dinh dưỡng hoàn toàn bằng đường tĩnh mạch

2.4. Nguyên nhân khác Hạ Kali máu giả tạo Hạ thân nhiệt

Liệt giả chu kỳ hạ Kali Ngộ độc Barium

3. Tăng lượng mất

3.1. Không qua thận

Mất qua đường tiêu hoá (tiêu chảy, nôn ói)

Mất qua da (mồ hôi)

3.2. Qua thận

a. Tăng lưu lượng đến ống xa:

Thuốc lợi tiểu, lợi tiểu thẩm thấu, bệnh thận mất muối

b. Tăng bài tiết Kali:

– Tăng quá mức Mineralocorticoide: Hội chứng cường Aldosterone nguyên phát, thứ phát.

– Phân phối những anion không tái hấp thu ở ống xa: nôn ói, hút dịch dạ dày, toan hoá ống thận gần (type 2), tiểu đường nhiễm ceton, hít khói ma tuý (lạm dụng toluene), dẫn xuất penicillin.

– Nguyên nhân khác: Amphotericin B, hội chứng Liddle, hạ Magne máu

V. YẾU TỐ NGUY CƠ

Những bệnh nhân có sử dụng thuốc làm hạ kali (đặc biệt là thuốc lợi tiểu quai, thiazid), những bệnh nhân ói, tiêu chảy, mất nhiều mồ hôi, bệnh nhân nằm ICU

VL CHẨN ĐOÁN

1. Chẩn đoán xác định

1.1. Lâmsàng

Đặc điểm lâm sàng của hạ kali rất thay đổi và tuỳ thuộc một phần vào mức độ hạ Kali máu. Triệu chứng hiếm khi xảy ra trừ khi [K+]/huyết tương <3mEq/L. Triệu chứng thường gặp là: mệt mỏi, đau cơ, yếu cơ (hoặc chuột rút) ngọn chi.

Hạ Kali máu nặng có thể dẫn đến yếu cơ tiến triễn, giảm thông khí, và thậm chí liệt hoàn toàn. Hạ Kali nặng thường làm gia tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim (nhịp nhanh hoặc nhịp chậm, ngưng tim), tụt huyết áp và ly giải cơ vân, chức năng cơ trơn cũng có thể bị ảnh hưởng và biểu hiện liệt ruột.

1.2. Cận lâm sàng

– Bilan xét nghiệm thường qui: công thức máu, đường huyết, BUN, creatin máu, AST, ALT, X- quang phổi thẳng, siêu âm bụng, tổng phân tích nước tiểu

– Bilan xét nghiệm chẩn đoán: lon đồ máu, ECG

lon đồ máu: K+< 3,5 mmol/1

Điện tâm đồ (ECG): Thay đổi ECG của hạ Kali máu không tương ứng với [K+]/huyết tương. Thay đổi ECG bao gồm:

• Sóng T dẹt hoặc đảo ngược

• Xuất hiện sóng u

• Đoạn ST chênh xuống nhẹ

• Tăng biên độ và độ rộng của sóng p

• PR kéo dài

• Ngoại tâm thu và nhịp nhanh kéo dài

• Kéo dài khoảng QTC

Đặc trưng là sự đảo ngược của biên độ sóng T và u. Sóng u cao lên gây ra bởi sự kéo dài của pha hồi cực của điện thế hoạt động cơ tim, có thể dẫn đến xoắn đỉnh đe doạ tính mạng. Hạ Kali máu cũng góp phần gây nhịp nhanh do ngộ độc digitalis.

– Bilan xét nghiệm tìm nguyên nhân: khí máu động mạch, magne máu, cortisol máu, ion đồ niệu.

2. Chẩn đoán phân biệt:

1) Rối loạn nhịp tim do nguyên nhân khác

2) Bệnh lý cơ vân

VII. PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc điều trị

– Dự phòng các biến chứng nguy hiểm: loạn nhịp tim, suy hô hấp.

– BùKali

– Giảm tối thiểu mất Kali

– Điều trị nguyên nhân

2. Điều trị:

Bù kali thiếu

– Đường uống: an toàn

Mức độ mất kali không tương quan chặc với [K+]/huyết tương. Neu trong huyết tương giảm 1 mEq/l thì kali trong cơ thể giảm 200-400mEq. KCl thường dùng để bù kali nhanh, KHCO3- và kali citrat có thể được sử dụng để điều tộ hạ kali máu kết hợp với tiêu chảy mãn tính hay toan hoá ống thận (RTA).

– Đường tĩnh mạch:

Bệnh nhân hạ kali máu nặng hoặc không thể uống được cần phải bù kali bằng đường tĩnh mạch với dung dịch kalichlorua. Nồng độ kali trong dịch truyền không được vượt quá 40mEq/L qua đường tĩnh mạch ngoại vi hoặc100mEq/L qua đường tĩnh mạch trung tâm. Tốc độ truyền không quá 20mEq/giờ trừ khi có yếu liệt hay loạn nhịp thất nguy hiểm.

3. Điều trị nguyên nhân

Điều trị nguyên nhân là rất quan trọng, tùy theo từng nguyên nhân mà có điề trị cụ thể.

4. Điều trị biến chứng

Rối loạn nhịp: Bù kali, magne và xử trí rối loạn nhịp (theo phác đồ điều trị rối loạn nhịp)

5. Theo dõi bệnh nhân

– Lâm sàng: mắc monitor theo dõi ECG, mạch, huyết áp liên tục cho bênh nhân hạ kali máu nặng.

– Cận lâm sàng: Nồng độ kali máu sau bù kali 1-6 giờ đối với hạ kali máu rất nặng hoặc có triệu chứng, 2- 8 giờ đối với hạ kali máu nhẹ đến trung bình. Bệnh nhân ICU kiểm tra thường qui mỗi 24-48 giờ.

VIII. LƯU ĐỒ XỬ TRÍ

LƯU ĐỒ TIẾP CẬN NGUYÊN NHÂN HẠ KALI

XI. PHÒNG NGỪA

Theo dõi ion đồ máu ở bệnh nhân dùng thuốc gây hạ kali máu (đặc biệt là lợi tiểu quai) khi có ói, tiêu chảy.

XII. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Xuân Phúc (2012). Rối lọan nước và điền giải. Đièu trị học nội khoa.

2. Galen S.Wagner (1994). Electrolyte Abnormallities Marriot is Practical Electrocardiography 9th edition: p222-223

3. Gary G. Singer, Barry M.Brenner (2005). Fluid and Electrolyte Disturbances HarrisonisPrincipleofIntemalMedicine lóthedition

4. Harry Giles and Antitha Vijavan (2004). Fluid and Electrolyte Management. The Washington Manual of Medical Therapeutics 31 st edition: p39-55

5. Medscape, Hypokalemia , Author: Eleanor Lederer, MD; Chief Editor: VecihiBatuman,MD,FACP,FASN more…, (2013)

6. Treatment of electrolyte disorders in adult patients in the intensive care unit, michael d. kraft, imad f. btaiche, gordon s. sacks, and kenneth a. kudsk ( 2005)

7. New Guidelines for Potassium Replacement in Clinical Practice

A Contemporary Review by the National Council on Potassium in Clinical Practice

Jay N. Cohn, MD; Peter R. Kowey, MD; Paul K. Whelton, MD; L. Michael Prisant, MD (2000)

8. The Washington Manual of Critical Care 2nd (2012)

9. The Washington Manual of Medical Therapeutics 34th (2014)

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com