PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ CO GIẬT NỬA MẶT
I. ĐẠI CƯƠNG
Co giật nửa mặt là một tình trạng co giật không tự ý, ngắt quãng, của các nhóm cơ chi phối bởi dây thần kinh VII ở một bên mặt và không gây đau.
Cơn co giật thường khởi đầu ở cơ vòng mi, sau đó tăng dần và xuống cả một bên mặt, sau đó tăng dần tần xuất và cường độ cơn co giật, nặng có thể ảnh hưởng đến khả năng nhìn của bệnh nhân.
Bệnh lý này thường gặp ở phụ nữ, bên trái nhiều hơn bên phải. Cơn co giật thường bắt đầu xuất hiện ở tuổi trung niên.
II. NGUYÊN NHÂN
Do mạch máu chèn vào dây thần kinh VII, đây là nguyên nhân thường gặp nhất Tự phát
u chèn vào dây VII
Một số trường họp xảy ra sau khi bệnh nhân bị liệt Bell ’s.
III. CHẨN ĐOÁN
Chấn đoán co giật nửa mặt chủ yếu dựa vào lâm sàng. Bệnh nhân thường có cơn co giật điển hình. Mức độ nặng của co giật nửa mặt được đánh giá theo E. K. TAN
Bảng 1: Phân loại mức độ nặng co giật nửa mặt của E. K. TAN
Điểm |
Triệu chứng co giật nửa mặt |
0 |
Bình thường |
1 |
Co giật nửa mặt mức độ nhẹ |
2 |
Co giật nửa mặt mức độ trung bỉnh, không ảnh hưởng đến chức năng |
3 |
Co giật nửa mặt mức độ trung bỉnh, có ảnh hưởng đến chức năng |
4 |
Co giật nửa mặt nặng, ảnh hưởng đến chức năng nghiêm trọng |
Các rối loạn chức năng được xem là do co thắt nửa mặt gây ra bao gồm: gây khó khăn trong khi lái xe, khi đọc sách, khi xem tivi hoặc phim, cũng như gây cho bệnh nhân cảm thấy ức chế và trầm cảm, cảm giác khó chịu cũng như thấy xấu hổ về tình trạng bệnh, lo lắng về các phản ứng của người khác về tình trạng co thắt mặt của mình.
Tất cả các bệnh nhân co giật nữa mặt được chụp MRI sọ não, tập trung khảo sát mối tương quan mạch máu thần kinh vừng góc cầu tiểu não. Mục tiêu là để loại trừ các thương tổn vùng thân não, một số trường hợp có thể có hình ảnh mạch máu chèn ép vào phức họp VII, VII bên co giật.
IV.ĐIỀUTRỊ
Hiện nay, co giật nửa mặt được điều trị theo 2 cách : tiêm botulinum toxin(botox), và vi phẩu giải ép vi mạch dây thần kinh
1. Tiêm botuliniim toxin
Trong những thập niên gần đây, botulinum toxin được dùng để tiêm vào các cơ vừng mặt trong điều trị chứng co giật nửa mặt, tỉ lệ làm giảm triệu chứng lên đến 90-100%, tuy nhiên hầu hết chỉ tạm thời, kéo dài từ 3-4 tháng, và do đó bệnh nhân phải tiêm lặp lại nhiều lần, và không rõ là cần phải tiêm trong bao lâu.
2. Phẫu thuật giải ép vỉ mạch
Phẫu thuật được chỉ định đối với những bệnh nhân có lâm sàng điển hình, Jankovic > 2, và đồng ý phẫu thuật
Kỹ thuật phẫu thuật
• BN mê nội khí quản.
• Nằm nghiêng ôm gối
• Rạch da đường sau tai.
• Mở sọ hố sau sát xoang xích ma
• Vén tiểu não, bóc tách màng nhện, tách mạch máu ra khỏi phức hợp dây VII, VIII. Đặt một mẫu steílon vào giữa mạch máu và phức họp VII, VIII.
• Khâu lại màng cứng, đặt lại nắp sọ.
• Khâu cơ, khâu da.
Kết quả phẫu thuật
• Thànhcông:85-93%
• Giảm: 9%
• Không đổi: 6%
• Tái phát: 10%
Biến chứng phẫu thuật
• Tổn thương dây VII, VIII
• Chóng mặt
• Khàn giọng
• Viêm màng não
• Máu tụ
• Dò dịch não tủy
Điều trị hậu phẫu
Dịch truyền : Natri clorua 0.9%. Đối với các bệnh nhân ăn uống kém, nôn ói nhiều sau mổ, bổ sung đạm bằng dịch truyền đường tĩnh mạch.
Giảm đau sau mổ : paracetamol dạng truyền tĩnh mạch, khi đau nhiều kết hợp giảm đau nhóm NSAID dạng chích, nhiều hơn nữa có thể kết hợp tramadol dạng chích.
Kháng sinh trước và sau mổ : cephalosporin thế hệ III. Nếu bệnh nhân có viêm màng não thì trước khi có kết quả cấy + kháng sinh đồ dùng phác đồ phối họp cephalosporin thế hệ III+Vancomycin+riíampicin.
Nếu bệnh nhân có dấu hiệu chóng mặt nhiều sau mổ: Acetyl DL Leucin dạng chích hoặc truyền hoặc uống tùy mức độ. Có thể phối họp thêm betahistine.
Khi bệnh nhân có dấu hiệu tổn thương dây thần kinh sọ : methylprednisolone, gabapentine, pregabalin.
Thuốc dinh dưỡng thần kinh
• Cerebolysine 10- 20ml TMC /.24h x4 tuần
• Citicolin 1 g TMC /24 h X 4 tuần
• Nootropyl 12g TTM?24h hoặc 800mg x3 uống/ 24h
• Nivalin 2,5-5 mg TB/24 h….
• Choline alíòscerate 40mg, lvx2 lần/ ngày hay 1 Ống x2 lần/ ngày, tiêm mạch.
Bổ sung các loại vitamin: vitamin c, MagBó, multivitamin…
Ngừa viêm loét dạ dày : các thuốc ức chế bơm proton: omeprazole, esomeprazole…
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mark s. Greenberg (2010), “Hemifacial Spasm”, Handbook of Neurosurgery 7ed, Thieme,pp.542-544.
2. Kauíman Anthony M (2006), “Microvascular Decompression Surgery for Hemifacial Spasm”, Operative Neurosurgical Techniques, Saunders,pp.l473-1490.
Bacsidanang.com – Thông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .
Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.