ĐIỀU TRỊ ĐAU DÂY V – 5

blank
Đánh giá nội dung:

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ ĐAU DÂY V

I. ĐẠI CƯƠNG

Đau dây thần kinh V nguyên phát được biết đến từ rất sớm, bệnh lý này được

J. H.FEHR và J. LOCKE mô tả đầu tiên vào cuối thế kỷ XVII. Vào năm 1756, ANDRE sử dụng thuật ngữ “ cơn đau kịch phát của mặt” để nói đến đau thần kinh nguyên phát của thần kinh V.

- Nhà tài trợ nội dung -

Tỉ lệ bệnh mắc mới của bệnh thấp: 5 bệnh mới mỗi năm cho 100 000 dân. Các nghiên cứu không cho thấy được lứa tuổi thường gặp cho bệnh khởi phát cũng như biểu hiện các triệu chứng học điển hình: Trong nghiên cứu của HARRIS chỉ cho thấy 30/250 trường hợp có độ tuổi mắt bệnh cũng như biểu hiện lâm sàng điển hình.

II. NGUYÊN NHÂN

Thường gặp nhất là do mạch máu chèn vào dây V Một số trường hợp do u hố sau.

Rất ít trường họp là triệu chứng của bệnh xơ cứng rải rác.

III. LÂM SÀNG

Trong dạng điển hình, chẩn đoán tương đối dễ, lâm sàng bao gồm 4 yếu tố:

Cơn đau mãnh liệt và kịch phát: khởi phát cơn đau đột ngột, giống điện giật, hoặc như nghiền và xé, nhưng ít khi gặp dạng nóng bỏng. Cơn đau thường ngắn, kéo dài vài giây; giữa các cơn người bệnh hoàn toàn bình thường.

Cơn đau xuất hiện một bên, luôn luôn khu trú theo phân bố của thần kinh V và thường gặp nhất là giới hạn một trong 3 nhánh.

Các điều kiện khỏi phát cơn đau: là dấu hiệu khá điển hình, nhưng thỉnh thoảng có thể không hiện diện: Thường gặp nhất là khi kích thích trực tiếp vào vùng da do thần kinh chi phối.

Các dấu hiệu thần kinh khác hoàn toàn bình thường

Ngoài ra, cơn đau dây V đáp ứng tốt với điều trị bằng carbamazepine.

IV. CẬN LÂM SÀNG

Tất cả bệnh nhân đều được chụp MRI không cản từ, trong đó có khảo sát mối tương quan giữa mạch máu và thần kinh vùng góc cầu tiểu não vói chuỗi xung có độ phân giải cao. Tuy nhiên chẩn đoán đau thần kinh V nguyên phát chủ yếu dựa vào lâm sàng, không cần một xét nghiệm chuyên biệt nào trong trường họp đau thần kinh V điển hình.

V. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

Điều trị bệnh lý đau dây V hiện tại có 2 hướng:

1. Điều trị nội khoa:

Giống như phần lớn các trường hcrp đau có nguồn gốc thần kinh, đau thần kinh V sẽ không đáp ứng với giảm đau thông thường và đề kháng với Morphine. Tuy nhiên một số thuốc thuốc hướng thần kinh và tâm thần có hiệu quả khi dùng, đặt biệt cơn đau dây V đáp ứng tốt vói carbamazepine.

Sử dụng thuốc với chửng loại và liều lượng thích hợp sẽ giúp làm giảm hay hết triệu chứng đau của người bệnh. Hầu hết tất cả các bệnh nhân đều có giai đoạn đầu đáp ứng với điều trị nội khoa dùng thuốc, và đây cũng là một đặc điểm điển hình của bệnh lý này. Tuy nhiên sau đó khoảng 75% các trường họp sẽ không còn thấy giảm đau khi dùng thuốc và bắt buột phải điều trị bằng các can thiệp ngoại khoa.

Các thuốc có tác dụng điều trị đau dây thần kinh V

• Carbamazeoine.

• Baclofen

• Gabapetine

• Amitriptilin.

2. Điều trị ngoại khoa bằng các thủ thuật và phẫu thuật

Can thiệp phẫu thuật và thủ thuật được chỉ đinh cho những trường họp điều trị bằng thuốc thất bại hay bệnh nhận có những tác dụng phụ nặng nề khi uống thuốc.

Các can thiệp bằng thủ thuật.

• Nhiệt đông thần kinh V qua da

• Tiêm Glycerol trong bể thần kinh sinh ba

• Phương pháp chèn ép hạch Gasser qua da bằng bóng

Một đặc điểm chung của các phương pháp này là làm phá hủy một phần dây thần kinh V có hoặc không có sự chọn lọc các sợi cảm giác chuyên biệt nhằm làm ức chế các dẫn truyền cảm giác hay ngăn chặn sự kích thích của các yếu tố làm khởi phát cơn đau.

Vi phẫu thuật giải ép vi mạch thần kinh V:

– Kỹ thuật này được đưa ra dựa vào giả thuyết chèn ép mạch máu thần kinh trong cơ chế bệnh sinh của bệnh lý đau dây V. Nguyên tắc phẫu thuật là tách mạch máu và di chuyển nó ra khỏi vị trí chèn ép vào dây thần kinh V dưới kính vi phẫu.

– Kỹ thuật phẫu thuật

• BN mê nội khí quản.

• Nằm nghiêng ôm gối

• Rạch da đường sau tai.

• Mở sọ hố sau sát xoang ngang và xoang xích ma

• Vén tiểu não, bóc tách màng nhện, tách mạch máu ra khỏi dây V. Đặt một mẫu steílon vào giữa mạch máu và dây V.

• Khâu lại màng cứng, đặt lại nắp sọ.

• Khâu cơ, khâu da.

– Ket quả phẫu thuật

• Thành công (hết đau hoặc giảm đau đáng kể không cần dùng thuốc ): ban đầu là 91 %, sau thời gian theo dõi lâu dài là 70%

• Giảm đau nhưng càn dùng thuốc: 14%

– Biến chứng phẫu thuật

• Chóng mặt

• Viêm màng não

• Máu tụ

• Dò dịch não tủy

• Tử vong khoáng 1%

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Mark s. Greenberg (2010), “Trigeminal Nauralgia”, Handbook of Neurosurgery 7ed,Thieme,pp.551-562.

2. Russell R. Lonser, Ronald I. Apfelbaum (2012): “Neurovascular Decompression in Cranial Nerves V, VII, IX, and X”, operative Neurosurgical Techniques, Indication, methods and results 6ed , Saunders, Volume 2, pp.1419-1427.

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com