PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ U SAO BÀO
I. ĐẠI CƯƠNG
u sao bào (Astrocytoma) là một trong 4 loại u tế bào thần kinh đệm thường gặp nhất, u sao bào có nguồn gốc từ tế bào hình sao (astrocyte cells). Đây là loại tế bào chiếm đa số trong mô kẽ, nhu mô của não.
u sao bào có phân độ u đa dạng từ tương đối lành tính đến độ ác tính cao, phân độ I đến phân độ IV tương ứng với mức độ lành tính đến ác tính.
II. NGUYÊN NHÂN
Cho đến nay vẫn còn nhiều điều tranh cãi. Tuy nhiên, có một số yêu tố liên quan đến u não và có thể chia vào hai nhóm: các yếu tố tương đối liên quan và nhóm các yếu tố chưa rõ ràng.
Những nghiên cứu ở mức độ phân tử, người ta thấy có sự liên quan giữa u não và sự thay đôi câu trúc gene. Sự thay đôi này có thê do di truyên, yêu tô môi trường hoặc kết hợp cả hai.
Các yếu tố môi trường ít có vai trò hơn các biến đổi về gene. Nhưng sự tiếp cận với các ion hóa của xạ trị cũng được nhận thấy có vai trò quan trọng trong khả năng sinh u, đặc biệt được ghi nhận sau xạ trị.
Suy giảm miễn dịch, tiếp xúc với trường điện từ, chấn thương tác nhân sinh học như virus, hóa chất là những yếu tố có thể là bệnh nguyên của u não nhưng chưa có đủ cơ sở để khẳng định.
III. CHẨN ĐOÁN
1. Chẩn đoán
1.1 Bệnh sử
Thời kỳ kéo dài của diễn tiến cũng như sự xuất hiện của các triệu chứng tùy thuộc vào mức độ tăng trưởng của u.
1.2 Triệu chứng lâm sàng
Có 3 bệnh cảnh chính riêng rẽ hoặc kết hợp tùy từng trường hợp cụ thể:
• Bệnh cảnh tăng áp lực nội sọ.
• Bệnh cảnh khiếm khuyết thần kinh khu trú.
• Bệnh cảnh động kinh.
Tăng áp lực nội sọ: Tăng áp lực nội sọ do sự chèn ép nội sọ bởi thể tích phát triển của u; sự phù quanh u; hậu quả đầu nước do tắc đường lưu thông của dịch não tủy. Ba triệu chứng kinh điển của tăng áp lực nội sọ là: nhức đầu, buồn nôn và nôn, giảm tri giác.
Dấu thần Kinh khu trú: Dấu thần kinh khu trú (DTKKT) thường gặp ở bệnh nhân bị u sao bào. Tính chất DTKKT tùy thuộc vị trí u, ảnh hưởng chèn ép của u.
Động kinh: Động kinh là triệu chứng thường gặp nhắt ở những bệnh nhân bị u sao bào bán câu đại não. Thường gặp ở những u năm gân vỏ não hơn những u sâu. Động kinh do u sao bào có thể có dưới nhiều dạng: toàn thể hoặc khu trú.
1.3 Cận lâm sàng
CT scan và MRI là hai phương tiện chẩn đoán chủ yếu mang tính hiệu quả và chính xác, có giá trị chấn đoán xác định cao.
CT scan: u sao bào phân độ thấp thường biểu hiện vùng giảm đậm độ ừên CT scan, không bắt cản quang và phù ít hoặc không phù quanh u. u sao bào phân độ cao thường bắt cản quang mạnh ở vùng ngoại vi, mật độ không đều, giảm đậm độ vùng trung tâm, phù quanh u rất nhiều và thường kèm dấu hiệu lệch đường giữa.
MRI: MRI ưu thế hơn CT scan trong chẩn đoán những u sao bào nhỏ, nằm gần sàn sọ, vùng thân não hoặc hố sau. MRI cũng cho chi tiết về mối quan hệ của u với nhu mô não chung quanh. u sao bào thường cho bình ảnh tăng tín hiệu trên T2, giảm tính hiệu trên T1. Bắt túi hiệu Gadolinium rõ trên những u sao bào phân độ cao. Perfusion-weight MRI giúp ích trong phân biệt u sao bào tái phát với vùng hoại tử do xạ.
Chẩn đoán xác định trên lâm sàng: Dựa vào:
• Lâm sàng.
• Đặc thù hình ảnh u sao bào trên CT scan và MRI.
Chẩn đoán phân biệt:
• Với những u sao bào phân độ thấp: viêm, các bệnh lý nội thần kinh
• Với những u sao bào phân độ cao: u di căn.
IV.ĐIỀU TRỊ
Có bốn giải pháp chính trong điều trị u sao bào:
• Theo dõi diễn tiến lâm sàng và hình ảnh chẩn đoán.
• Phẫu thuật.
• Xạ trị.
• Điều trị hỗ trợ khác.
Lựa chọn một hay phối hợp các giải pháp trên trong điều trị u sao bào tùy thuộc vào nhiều yếu tố.
1. Theo dõi
Có thể theo dõi, tái khám định kỳ kiểm tra bằng CT hay MRI những u sao bào có bệnh sử động kinh đơn thuần, kích thước u nhỏ vị trí sâu, vùng não chức năng, không lệch đường giữa.
2. Phẫu thuật
Chỉ định phẫu thuật có ba mục đích chính sau:
• Có chẩn đoán xác định về tế bào học.
• Giảm triệu chứng và tình trạng tăng áp lực nội sọ.
• Giảm thể tích u tạo điều kiện cho điều trị hỗ trợ.
Điều trị phẫu thuật có thể là:
• Sinh thiết bởi khung định vị không gian 3 chiều (stereotactic).
• Mổ mở sọ sinh thiết u, lấy bớt phần u, lấy gần hết u hoặc lấy trọn u tùy chỉ định cụ thể.
• Hoạch định phương cách phẫu thuật nào tùy thuộc vào: vị trí u sâu hoặc vị trí u có liên quan vùng não chức năng quan trọng; tính chất u và độ xâm nhiễm của u với mô não chung quanh
3. Xạ trị
Xạ trị sau mổ đã được xem như thường qui đối với những u sao bào phân độ III và IV. Xạ trị cũng được chỉ định với những trường hợp u sao bào không thể có chỉ định ngoại khoa.
4. Điều trị hỗ trợ
Điều tri nội khoa
Corticosteroid giúp cải thiện triệu chứng.
Điều trị chống co giật với thuốc chống động kinh nên được dùng trước và cả sau phẫu thuật.
Thuốc dinh dưỡng thần kinh:
+ Cerebolysine 10- 20ml TMC /.24h x4 tuần + Citicolin 1 g TMC /24 h X 4 tuần +Nootropyl 12gTTM/24hhoặc 800mgx3 uống/24h + Nivalin 2,5 -5 mg TB/24 h….
+ Choline alfoscerate 40mg, 1v x2 lần/ ngày hay 1 Ống x 2 lần/ ngày, tiêm mạch.
Các liệu pháp hỗ trợ
Hóa trị liệu: hiện nay, hóa trị liệu cho u sao bào chưa có khẳng định một hiệu quả rõ ràng. Temozolomide là một tác nhân alkyl hóa được lựa chọn trong hóa trị liệu hỗ trợ.
Các liệu pháp miễn dịch trị liệu; quang động lực liệu pháp; Gene liệu pháp là những liệu pháp còn đang nghiên cứu trên thế giới và chưa có tại VN.
V. THEO DÕI TIÊN LƯỢNG VÀ TÁI KHÁM
Không có một điều trị hữu hiệu nào đối với u sao bào phân độ III và IV (anaplastic astrocytoma và glioblastoma multiforme). Tỉ lệ sống còn thường dưới một năm.
Những u sao bào có phân độ thấp (I và II), u nhỏ, không nằm gần vùng não chức năng quan trọng, ranh giới tương đối rõ, không có dấu hiệu thâm nhiễm mô não lành, không gây hiệu ứng choán chỗ rõ thường có thời kỳ sống còn kéo dài vài năm. Việc tái khám định kỳ mỗi 3 tháng là cần thiết.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nader Sanai, Mitchel s. Berger, (2012), “Low grade Astrocytomsa”, Andrew H. Kaye, Edward R. Lawsed, ed. Brain Tumours. Edinburgh: Saunders- Elsevier;pp.372-383.
2. Henry Marsh (2005), “Low-grade Gliomas in Adults”, Anne J Moore, David w. Newell ed., Neurosurgery. London: Springers-Verlag;pp. 155-166
3. Janny p, Cure H, Mohr M, Heldt N, Kwiatkowski F, Lemaừe JJ, Plagne R, Rozan R. (1994), “Low grade supratentorial asữocytomas”, Management andprognostic íactors. Cancer. Apr 1;73(7): pp. 1937-45.
4. Mark s. Greenberg (2010), “Asừocytoma”, Handbook of Neurosurgery, New York: Thieme;pp.593-606.
5. Peraud A, Ansari H, Bise K, ReulenHJ, (1998), “Clinical outcome of supratentorial astrocytoma WHO grade II”, ActaNeurochir (Wien).;140(12):pp. 1213-1222.
Bacsidanang.com – Thông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .
Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.