PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ CO GIẬT SƠ SINH
1. ĐỊNH NGHĨA:
Co giật sơ sinh biểu hiện rất đa dạng, đôi khi kín đáo, dễ bỏ sót, gồm:
Cử động bất thường hoặc thay đổi trương lực cơ của thân và chi: co giật toàn thân hay khu trú, gồng cứng kiểu mất vỏ hoặc mất não, giảm trương lực cơ toàn thân.
Cử động bất thường ở mặt, miệng, lưỡi: mút, chu miệng, nhai.
Cử động bất thường ở mắt: nhìn một chỗ, giật nhãn cầu kiểu Nystamus….
Hệ thần kinh thực vật: cơn ngưng thở, thở kiểu tăng thông khí, thay đổi nhịp tim, huyết áp, phản xạ đồng tử.
Khác với trẻ lớn, co giật ở trẻ sơ sinh thường có nguyên nhân rõ ràng, do đó cần tìm và điều trị nguyên nhân là rất quan trọng khi xử trí co giật ở trẻ sơ sinh.
2. CHẨN ĐOÁN:
3. Công việc chẩn đoán:
3.1.1. Hỏi:
Bệnh sử/tiền căn sản khoa: Sanh ngạt, sanh hút, sanh íòrceps, bú kém, bỏ bú, sốt, mẹ có dùng Pyridoxin, Isoniazid trong thai kỳ.
Thời gian khởi phát co giật.
Trong 48 giờ đầu sau sanh: Thường do sanh ngạt, xuất huyết nội sọ, hạ đường huyết, hạ calxi máu, dị dạng não, phụ thuộc Pyridoxin.
Ngày 3-7: Thường do viêm màng não, hạ calci máu.
Sau 7 ngày: rối loạn chuyển hóa bẩm sinh.
3.1.2. Khám lâm sàng:
Co giật toàn thân hay khu trú.
Đồng tử, phản xạ ánh sáng.
Cơn ngừng thở.
Tìm bướu huyết thanh hoặc bướu huyết xương sọ.
Sờ thóp tìm dấu thóp phồng.
Tìm dấu hiệu thiếu máu: Màu sắc da, niêm.
Ổ nhiễm trùng.
Dị tật bẩm sinh: Não.
Phân biệt co giật với run chi lành tính: Run chi lành tính không ảnh hưởng mắt, tần số run nhanh hơn co giật, thường khởi phát từ kích thích bên ngoài và chấm dứt khi kềm giữ nhẹ chi.
3.1.3. Đề nghị xét nghiệm:
Dextrostix → Hạ đường huyết.
Ion đồ: Na, Ca, Mg Õ Rối loạn điện giải: hạ Na, hạ Ca, hạ Mg máu.
Xét nghiệm tìm nguyên nhân nhiễm trùng: Phân tích tế bào máu, Phết máu ngoại biên, CRP, cấy máu.
Siêu âm não xuyên thóp → Xuất huyết não, hình ảnh tổn thương não do thiếu Oxy do sanh ngạt.
Dịch não tủy → Viêm màng não.
Tầm soát bệnh chuyển hóa: NH3 máu khi đã loại trừ các nguyên nhân co giật thường gặp.
Điện đồ não: Khi nghi ngờ động kinh hoặc lệ thuộc Pyridoxin.
3.2. Chẩn đoán:
Co giật ở trẻ sơ sinh cũng có thể do phối hợp nhiều nguyên nhân: Giữa rối loạn chuyển hóa – điện giải + với các bệnh lí thần kinh trung ương.
4. ĐIỀU TRỊ:
Nguyên tắc điều trị:
Thông đường thở, hỗ trợ hô hấp.
Chống co giật.
Điều trị hạ đường huyết nếu có.
Điều trị đặc hiệu theo nguyên nhân
Điều trị ban đầu:
Thông đường thờ: Hút đờm nhớt.
Thở Oxy, hoặc đặt nội khí quản giúp thở tùy thuộc mức độ thiếu Oxy máu.
Thử đường huyết nhanh (Dextrotix). Nếu hạ đường huyết: Dextrotix <2, 2mmol/l (<40mg/dl) trước 48 giờ hay < 2, 8 mmol/1 (<50 mg/dl) sau 48 giờ tuổi: Dùng Dextrose 10% 2ml/kg, TMC trong 2-3 phút.
Thuốc chống co giật:
Phenobarbital: 15-20mg/kg TTM 20-30 phút. Sau 30 phút nếu còn co giật: Lặp lại liều thứ 2: 5mg/kg TTM trong 5 phút, tổng liều tối đa không quá 40mg/kg. tùy nguyên nhân, sau đó có thể duy trì Phenobarbital: 5mg/ngày (TB/uống).
Nếu không đáp ứng sau khi dùng liều cao Phenobarbital: Phenytoin 15-20mg/kg TTM/20 phút, sau đó duy trì 4-8mg/kg/ngày.
Nếu không có Phenytoin: Midazolam 0, 02-0, 1 mg/kg /lần TM sau đó duy ứì liều 0,01-0, 06 mg/kg/giờ (Nếu còn co giật) hoặc Diazepam 0,1-0,3mg/kg TM/5phút, duy ừì 0, 1-0, 5mg/kg/giờ, cần theo dõi sát hố hấp trong khi tiêm Diazepam (gây ngưng thở).
Điều trị đặc hiệu:
Cần xử trí ngay theo nguyên nhân của co giật:
Hạ đường huyết:
Dextrose 10%: 2 ml/kg, tiêm mạch chậm trong 2-3 phút.
Duy ứì 6-8mg/kg/phút.
Theo dõi Dextrostix mỗi 2-4 giờ đến khi đường huyết ổn định.
Hạ calci huyết: Ca++ <4mg % (lmmol/1) hoặc Ca toàn phần <7mg% (1, 75mmol/l).
Calcium gluconate 10% 1-2 ml/kg, TMC/5 phút.
Theo dõi sát nhịp tim và vị trí tiêm tmh mạch trong khi tiêm.
Nếu không đáp ứng: Lập lại liều trên sau 10 phút.
Duy trì: 5ml Calcium gluconate 10%/kg/ngày TTM hoặc dạng uống với liều tương ứng.
Lưu ý: Calcigluconat 10 %: lml = 0.45 mEq
(pha loãng gấp đôi để đạt nồng độ 50mg/ ml khi tiêm TM)
Calciclorid 10 %: lml = 1.36 mEq
(pha loãng gấp 5 lần để đạt nồng độ 20mg/ml khi tiêm TM, toi đa 2-5mỉ / liều)
Hạ Mg máu: (Mg/máu ≤ 1,2 mg % (0, 49mmol/l).
Magnesium sulfate 15%: 0,3-0, 6 ml/kg, TMC/5 phút, theo dõi sát nhịp tim trong khi tiêm. Có thể lặp lại liều trên mỗi 6-12 giờ, nếu Mg/máu vẫn thấp.
Duy trì: Magnesium sulfate 15%, uống 0,6ml/kg/ngày
Pyridoxin (Vitamin B6)
Chi định: tiền sử mẹ có dùng Pyridoxin, Isoniazid hoặc thất bại với các thuốc chống co giật nêu trên.
Liều: 50mg tiêm mạch. Duy trì: 10-100mg, uống chia 4 lần/ngày.
Điện não đồ: sóng bất thường biến mất sau khi tiêm Pyridoxin chứng tỏ bệnh nhân lệ thuộc Pyridoxin.
Hạ Na máu: khi nồng độ Na huyết thanh <130 mEq/1
truyền NaCl 3% 6-10ml/kg/giờ.
Điều trị nguyên nhân: Xem bài rối loạn điện giải.
Viêm màng não: Xem bài viêm màng não mủ.
Xuất huyết não – màng não: Siêu âm não có xuất huyết hoặc chọc dò DNT ra máu không đông.
Xử trí: Vitamin K1 5mg TB.
Truyền máu tươi nếu Hct thấp.
Vitamin E 25 U/L/ngày đến khi trẻ CN >2500g.
Nằm nghỉ ngoi, đầu dốc 30 độ, tránh thăm khám khi không cần thiết.
Bacsidanang.com – Thông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .
Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.