HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC – CHÉO SAU
PHẠM VI ÁP DỤNG
– Phác đồ sau được áp dụng cho BN tổn thương dây chằng chéo trước – chéo sau khớp gối.
– Áp dụng cho tất cả các giai đoạn trước – sau phẫu thuật.
– Khi có các thương tổn khác kèm theo như: rách sụn chêm, tổn thương dây chằng bên, rách cơ, gãy xương. BN cần được thăm khám, lượng giá kỹ lưỡng bởi Bs của khoa
– PHCN và Bs Chấn thương chỉnh hình trước khi được tham gia PHCN tại khoa.
DỊCH TỄ
– Mỗi năm ở Mỹ có khoảng 80 000-100 000 ca tái tạo dây chằng chéo trước.
– Tỉ suất được nghiên cứu Ở New Zealand là 36,9/100 000 người – năm.
– Trong đó, tỉ lệ Nữ bị chấn thương dây chằng chéo trước cao hơn nam 1,4-9,5 lần.
– Nguyên nhân được gán cho sự thay đổi thường xuyên của hormone nữ trong tháng tác động.
– Tỉ lệ chấn thương trong thi đấu thể thao cao hơn trong luyện tập 3-5 lần.
ĐẠI CƯƠNG
1. CHU KỲ DÁNG ĐI
2. ĐỘNG HỌC GÓC KHỚP VÀ PHẢN LỰC
– Góc gập lớn nhất trong chu kỳ đi bình thường của khớp gối khoảng 50°→ yêu cầu góc gập khớp gối không quá cao để đi bình thường.
– Phản lực trong chu kỳ đi lớn horn gấp 2 lần họng lượng cơ thể → yêu cầu chịu lực của khớp gối khi đứng thẳng bằng 1 /2 yêu cầu chịu lực khi đi.
– Để đạt dáng đi bình thường cần sự hồ trợ tích cực của rất nhiều nhóm cơ và các góc khớp của hông và cổ chân.
CHỨC NĂNG CỦA DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC
• Ngăn mâm chày trược ra trước.
• Không cho gối ưỡn quá.
• Không cho gối dang hay áp quá.
• Kiểm soát cử động xoay của xương chày khi gối duỗi từ 0-30°
4. TÁI TẠO DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC
Dây chằng chéo trước có thể được tái tạo theo kỹ thuật 1 bó hay 2 bó.
5. DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC TRONG GẬP – DUỖI
Bất kể trong tư thế nào, dây chằng chéo trước luôn chịu độ căng nhất định.
Tư thế gối gập 25-30° dây chằng chéo trước chịu độ căng nhỏ nhất (tư thế nghỉ của khớp gối).
DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC TRONG GẬP DUỖI
6. THỤ THỂ CƠ HỌC:
7. CÁC CƠ GẬP DUỖI GỐI
Khi gối gập nhẹ (< 30°) lực cơ tứ đầu đùi làm căng dây chằng chéo trước khá lớn →cẩn thận khi tập cơ tứ đầu đùi sau tái tạo dây chằng chéo trước.
Đây chỉ là phác đồ chung cho quá trình phục hồi chức năng dây chằng chéo khớp gối. Diễn tiến hồi phục và giai đoạn áp dụng Phác đồ nên thay đổi linh hoạt theo từng bệnh nhân thông qua quá trình lượng giá của BS và KTV.
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC (ACL)
• Mục đích mổ: đạt chức năng hoàn toàn.
• Độ mạnh dây chằng sau tái tạo:
– 6-12ws ACL rất yếu do đây là lúc dây chằng nhân tạo bị phân hủy để thay thế bằng dây chằng mới.
– Sau 1 năm độ chắc chắn và chức năng đạt được 80%.
– Sau 2 năm đạt hoàn toàn.
• Tổ chức: dặn dò tầm quan họng của việc tập, tài liệu hướng dẫn về nhà, kiểm tra cách tập, lượng giá chức năng.
• Trước phẫu thuật:
– Lượng giá chức năng trước mổ
– Đánh giá và điều trị chức năng hô hấp nếu cần
– Giải thích tầm quan trọng và phương pháp PHCN sau mổ
– Duy trì lực cơ: co cơ đẳng trường
– Duy trì ROM khớp gối: ngồi chân thòng, nằm sấp gập gối
– Duy trì ROM các khớp khác
• Sau mổ tuần 1:
– Tăng tuần hoàn: cử động nhanh cổ chân, bàn chân
– Giảm sưng, đau: chườm lạnh, nẹp cố định, kê cao chân
– Lực cơ: gồng cơ
– ROM: di động x.bánh chè,gập gối chủ động có trợ giúp, trượt gót chủ động hên giường, mục tiêu 0-60°
• Sau mổ tuần 2:
– Tập lực cơ tứ đầu, cơ Hamstring: ngồi chủ động duỗi gối đến 30°, nằm sấp gập gối chủ động hết tầm.
– Tăng ROM: di động x.bánh chè, gập gối chủ động có ừợ giúp cuối tầm, mục tiêu 90°.
– Bảo vệ khớp gối nẹp.
– Luyện dáng đi: 2 nạng, chịu lực 30% lên chân đau.
• Sau mổ tuần 3:
– Lực cơ: chủ động có đề kháng (tạ 1 kg)
– ROM: trượt khớp chày đùi ra sau độ 1, kỹ thuật giữ nghỉ, trợ giúp cuối tầm, mục tiêu 120°
– Bảo vệ khớp gối: nẹp mềm.
– Luyện dáng đi: đi nạng, chịu 50% sức nặng
• Mục tiêu sau 4 tuần phải đạt:
– Tự kiểm soát phù và đau
– Co cơ đùi, cẳng chân tốt, tự xoay trở nằm- ngồi bên đau
– ROM 0 -125°
• Mục tiêu tuần 5-8 (giai đoạn 2)
– Lực cơ bậc 4
– ROM 130°
– Gia tăng tập thăng bằng
– Đi không nạng (tuần 8)
– Bỏ nẹp (tuần 8)
DÂY CHẰNG CHÉO SAU
CÁC THÀNH PHẦN HỖ TRỢ DAY CHẰNG CHÉO SAU
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG DÂY CHẰNG CHÉO SAU (PCL)
Tổn thương dây chằng chéo sau độ 1 thường không cần can thiệp phẫu thuật. Bệnh nhân có thể đi lại, tập luyện thể thao nhẹ bình thường.
Tập trung tập mạnh cơ tứ đầu đùi.
Tập phản xạ thăng bằng.
ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN CẦN PHẪU THUẬT
• Trước mổ:
– Tập mạnh cơ tứ đầu đùi
– Phục hồi ROM
– Chỉnh lại dáng đi
– Hướng dẫn trước cách tập, cách đi nạng chịu lực ngón cái
• Hậu phẫu 0-6 tuần:
– Kiểm soát đau- phù: chườm lạnh, kê chân cao vùng gần nhượng chân( tránh trượt mâm chày ra sau)
– Tăng ROM (0-190°): duỗi thụ động bằng cách kê chân cao, di động x.bánh chè
– Duỗi chủ động co trợ giúp- gấp thụ động (70%)
– Tập mạnh cơ: gồng cơ, tập SLR(Strain Leg Raise), mục tiêu sau 6 tuần đạt 7 5 % trọng lượng cơ thể
– Bài tập với Thera band, bài tập OKC-CKC (Open- Close Kinetic Chain ), lên xuống bậc cao
– Kích thích cảm thụ bản thể
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. NGUYỄN VĂN QUANG. Cơ sinh học khớp gối.
2. CAPPAGH NATIONAL ORTHOPAEDIC HOSPITAL, FINGLAS, DUBLIN, 2013. Anterior Cruciate Ligament Reconstruction.
3. Am Fam Physician. 2010 Oct 15;82(8):917-922.
4. BOARD RẼVIEW 2,2011. ACL Rehabilitation.
Bacsidanang.com – Thông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .
Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.