VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM VÙNG MẮT

blank
Đánh giá nội dung:

VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM VÙNG MẶT

I. Đại cương:

Vết thương ở mô mềm vùng mặt có hoặc không liên quan đến xương

II. Dịch tễ học và nguyên nhân gây bệnh:

- Nhà tài trợ nội dung -

Bệnh lý thường gây ra do TNGT, TN sinh hoạt, TN do thể thao, do thú vật cắn, chấn thương do cố ý hay do TN lao động…

III. Yếu tố nguy cơ:

– Đả thương.

– Không đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông.

– Sau khi uống rượu bia, nồng độ cồn (alcohol) trong máu vượt ngưỡng cho phép, tham gia giao thông hoặc gây gổ đánh nhau.

– Không trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ khi tham gia lao động.

IV Chẩn đoán:

IV.1. Dựa trên các hình thái của vết thương:

– vết thương đụng dập (có hay không có máu tụ)

– vết thương sây sát

– vết thương xuyên

– vết thương rách da

– vết thương lóc da

– vết thương thiếu hổng…

IV.2. Cận lâm sàng:

Xét nghiệm máu thường qui, X-quang: vùng mặt, CTscanner: vùng sọ não, mặt IV.2. Phác đồ điều trị:

– Đối với vết thương phần mềm ngoại trừ vết thương đụng dập Bệnh nhân nên được tiêm ngừa uống ván: SAT 1500 đơn vị 01 ống tiêm dưới da.

– Tùy mức độ vết thương có thể cho bệnh nhân nhập viện hoặc điều trị ngoại trú.

V.1 – Các bước điều trị:

Vô cảm: dưới gây tê hoặc gây mê

– Bảo đảm đường thở.

– Kiểm soát chảy máu.

– Cắt lọc.

– Thăm dò, đánh giá tỉ mỉ và đầy đủ vết thương.

– Tái tạo thích đáng các cấu trúc đặc biệt (nhất là dây vn, ống Sténon).

– Xử lý thích đáng các tổn thương xương kết hợp.

– Khâu đóng theo từng lớp giải phẫu mô mềm bên dưới.

– Tạo hình/ tái tạo để bảo đảm sự toàn vẹn của da/ niêm.

– Sử dụng thuốc tê, mê phù hợp.

– Sử dụng thuốc giảm đau, kháng sinh thích hợp.

– Phòng ngừa uốn ván.

– Xử trí đồng thời các bệnh nội khoa khác nếu có.

– Điều trị nội khoa tùy từng trường hợp.

Nội khoa: Tùy thực tế lâm sàng, có thể lựa chọn thuốc điều trị cho phù hợp.

Kháng sinh:

Nhóm beta lactam

♦ Liều thường dùng cho người lớn: 500mg/ mỗi 8 giờ 1 lần (uống).

♦ Trẻ em trên 12 tuổi: dùng liều người lớn: 500mg/ mỗi 8 giờ 1 lần (uống).

♦ Trẻ em đến 10 tuổi: 125 – 250 mg/ mỗi 8 giờ 1 lần (uống).

♦ Trẻ dưới 20kg thường dùng liều 20 – 40mg/ kg thể trọng/ ngày, chia làm 3 lần (uống).

Cephalosporins (thế hệ 2,3)

♦ Liều thường dùng cho người lớn: 500mg/ mỗi 6 giờ 1 lần uống.

♦ Trẻ em: liều thường dùng 25 – 60mg/ kg thể trọng/24 giờ, chia thành 2 – 3 lần uống.

Clindamycin:

♦ Liều thường dùng cho người lớn: 150 – 300mg, uống mỗi 6 giờ 1 lần.

♦ Nhiễm khuẩn nặng: 450mg, uống mỗi 6 giờ 1 lần.

♦ Đối với trẻ em: 3 – 6mg/kg thể trọng, uống mỗi 6 giờ 1 lần. Trẻ em dưới 1 tuổi hoặc cân nặng dưới 10 kg: 3,75mg, uống mỗi 8 giờ 1 lần.

Nhóm Macrolides

♦ Liều dùng cho người lớn: 1-2 g/ngày chia làm 2 – 4 lần uống, khi nhiễm khuẩn nặng có thể tăng lên 4g/ngày, chia làm nhiều lần uống.

♦ Liều dùng cho trẻ em: 30 – 50 mg/kg thể trọng/ngày chia làm 2 – 4 lần uống.Trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng, liều có thể tăng lên gắp đôi.

♦ Trẻ em từ 2 – 8 tuổi: Dùng liều 1 g/ngày chia làm 2 – 4 lần uống.

♦ Trẻ em dưới 2 tuổi: Dùng liều 500 mg/ngày chia làm 2 – 4 lần uống.

Kháng viêm: steroid và hoặc không steroid

Giảm đau: ngoại biên và hoặc trung ương

V.2 – Theo dõi, chăm sóc và tái khám sau điều trị:

– Giữ vết thương khô và sạch

– Thay băng, chăm sóc vết thương mỗi ngày

– Tái khám sau 1 tuần

– Lành thương tốt.

– Phục hồi chức năng và hình dạng mô mềm.

– Chức năng thần kinh bình thường.

– Không dò nước bọt.

– Số lượng và đường bài xuất nước mắt bình thường.

– Không có nhiễm trùng

– BN chấp nhận kết quả thẩm mỹ

V.3 – Điều trị biến chứng:

– Nhiễm trùng vết thương: Điều trị bằng kháng sinh và rạch dẫn lưu nếu có tụ mủ.

– Tụ máu: Dẩn lưu máu tụ

– Sẹo xấu: cắt lọc và khâu thẫm mỹ

VI. Tiêu chuẩn đánh giá mức độ đáp ứng điều trị:

– vết thương khô, da phù không phù nề.

– vết thương không chảy dịch hoặc mủ.

– Không dò nước bọt qua vết thương.

VII. Tiên lượng:

-Tốt: ở những vết thương nhỏ, nông, thiếu hổng ít, được khâu sớm trước 7 ngày…

– Dè dặt: những vết thương rộng, sâu, thiếu hổng tổ chức mô, không xoay vạt được, vết thương cắt đứt tuyến nước bọt hoặc thần kinh…

VIII. Phòng ngừa:

– Đội nón bảo hiểm đúng quy cách khi tham gia giao thông bằng xe máy, xe đạp…

– Uống rượu bia vói nồng độ alcohol vượt ngưỡng cho phép thì không tham gia giao thông.

– Trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động khi tham gia lao động.

IX. Lưu đồ xử trí:

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com