PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NANG ỐNG GIÁP LƯỠI
I. ĐẠI CƯƠNG:
Nang nằm trên tuyến giáp và dưới nền lưỡi, biểu mô lót lòng nang có nguồn gốc từ biểu mô ống giáp lưỡi còn sót lại.
II. DỊCH TỄ HỌC:
Thường gặp ở trẻ em và người trẻ tuổi 2-30 tuổi, có thể gặp ở người lớn tuổi hơn. Tỉ lệ nam va nữ bằng nhau.
III. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH
Nang được tạo thành do còn tồn tại một phần ống giáp lưỡi ở thời kỳ bào thai. Vào cuối tuần thứ ba của thời kỳ bào thai, các tế bào mầm của tuyến giáp xuất hiện và di chuyển xuống vùng cổ dưới dạng hai túi chặn phía trước sự phát triển của xương móng. Trong quá trình di chuyển này, ống biểu mô giáp lưỡi được hình thành dính vào nền lưỡi và gắn liền với sự phát triển của xương móng. Khi xương móng hoàn thiện và xoay đến vị trí của nó, ống giáp lưỡi di chuyển ra trước và xuống dưới, sau đó có một phần quặt ngược lên và ra sau xương móng và đi xuống vùng cổ. Bình thường ống biểu mô này sẽ thoái ứiển và tiêu biến. Tuy nhiên biểu mô có thể sót lại và hình thành nang. Do đó nang dính sát vào thân xương móng, 75 – 80% nằm dưới xương móng và có thể ở trước, sau hoặc kẹp giữa xương móng.
IV. CHẨN ĐOÁN
1. Chẩn đoán xác định
Lâm sàng
– Vị trí: u nằm giữa cổ hay lệch nhẹ sang bên, thường giữa xương móng và bờ trên sụn giáp.
– Tính chất: u hình tròn hay bầu dục, mật độ chắc, di động theo nhịp nuốt, không đau, tiến triển chậm.
– Rò ống giáp lưỡi: khi nang bội nhiễm hay tái phát vỡ qua da gây rò vùng giữa cổ, sát xương móng. Miệng lỗ rò nhỏ, chứa chất nhày trong hay trắng đục.
Cận lâm sàng:
– Siêu âm: cho biết vị trí, kích thước, bản chất khối u.
– X quang đường rò có cản quang, CTScan hay MRI vùng cổ giúp đánh giá kích thước, vị trí, giới hạn, bờ, tương quan của khối u vói các cấu trúc lân cận.
– Chọc hút thử tế bào
– Cấy mủ, kháng sinh đồ khi có bội nhiễm.
2. Chẩn đoán phân biệt
– Các u có liên quan sàn miệng như nang nhái sàn miệng, sỏi tuyến dưới hàm, u máu, u bạch mạch.
– Các u có chung vị trí như u mỡ, u máu, u bạch mạch, u nang bì, u nang thượng bì, hạch cổ viêm, hạch lao, hạch ác tính…
V. PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc điều trị: Điều trị chủ yếu bằng phẫu thuật: cắt bỏ nang và đường rò, thường phải cắt bỏ phần giũa thân xương móng dính vào nang.
2. Điều tiị triệu chứng: Giai đoạn viêm cấp sử dụng kháng sinh uống hay chích, kháng sinh, kháng viêm, giảm đau. Có thể cấy mủ, làm kháng sinh đồ.
3. Điều trị nguyên nhân
– Phẫu thuật Sistrunk cắt bỏ u và thân xương móng
– Phương pháp vô cảm: mê nội khí quản
4. Điều trị biến chứng
– Nhiễm trùng, sưng to, đau áp xe
– Rò mủ qua da, tái phát sau mổ.
– Ảnh hưởng thẩm mỹ vùng cổ
5. Theo dõi bệnh nhân
– Chảy máu sau phẫu thuật
– Kháng sinh, kháng viêm, giảm đau
– Săn sóc vết mổ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Văn Sơn. Bệnh lý và phẫu thuật hàm mặt, tập 2, tr37,38 8/2013.
2. Batsakis JG. Tumors of head and neck: clinical and pathology consider-ations, 2nd ed. Baltimore: Williams and Wilins; 1979. pp.233 – 239.
3. Joseph J, Lim K, Ramsdan J. Investigation prior to thyroglossal duck cyst excision. Ann R Coll Surg Engl, 2012 Apr; 94(3): 181-4.
Bacsidanang.com – Thông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .
Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.