PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GHÉP XƯƠNG VÙNG HÀM MẶT
I. ĐẠI CƯƠNG:
– Ghép xương vùng hàm mặt để thay thế cho một hay vài vùng xương đã mất để đem lại vẻ thẫm mỹ cho gương mặt và chức năng như nhai, nói, nuốt, thở. Trong nhiều trường hợp việc ghép xương để hỗ trợ cho việc đặt Implant nha khoa.
– Vùng xương nhận có thể là vùng nhỏ cho việc đặt một vài implant sau đó, cũng có thể là khối xương lớn để thay thế cho vùng xương đã bị cắt đoạn trước.
II. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH:
Xương hàm có thể khuyết hỗng vì nhiều nguyên nhân khác nhau như:
– Khối u lành hoặc ác tính cần phải cắt đoạn xương hàm.
– Hoại tử xương hàm do viêm nhiễm, xạ trị, sử dụng Biphosphonate.
– Chấn thương
III. CHẨN ĐOÁN:
1. Lâm sàng: cần đánh giá trước phẫu thuật:
– Bệnh sử y khoa, sức khỏe tổng quát và tình trạng dinh dưỡng.
– Bệnh sử nha khoa, tình trạng niêm mạc vùng miệng, tình trạng vệ sinh răng miệng.
– Bệnh nhân phải ngưng sử dụng thuốc lá.
– Nguyên nhân của thiếu hỗng. Vùng thiếu hỗng và các tổ chức chung quanh phải thực sự ổn định, không có dấu hiệu viêm nhiễm hay tái phát u.
– Vị trí, kích thước của vùng thiếu hỗng xương
– Đánh giá thiếu hổng của mô mềm có thể có sau khi ghép xương.
– Tình trạng vùng xương cho.
2. Cận lâm sàng:
– Panorex
– CT Scan, có tái tạo xương hàm và vùng cần nhận xương.
– MRI nếu cần.
– Chụp hình mạch máu vùng cho và nhận nếu có ghép mạch máu.
– Mẩu hàm thạch cao lên giá khớp.
– Chụp hình bệnh nhân tư thế thẳng, cười, nghiêng.
– Xét nghiệm thường quy trước phẫu thuật và các xét nghiệm khác nếu cần.
IV. PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ:
1. Nguyên tắc điều trị:
– Bảo đảm kích thước đoạn xương được ghép để mang lại vẻ thẩm mỹ và đối xứng của gương mặt, chức năng và khớp cắn đúng.
– Lựa chọn vị trí xương cho hoặc vật liệu ghép thích hợp để có đủ xương ghép và mô mềm, xương vùng nhận được cung cấp máu đầy đủ.
– Bảo đảm quá trình lành thương, Không viêm nhiễm trước và sau phẫu thuật.
– Không gây tổn hại cho xương và mô mềm vùng cho.
– Thuận lợi cho việc làm phục hình răng sau đó
– Ồn định khớp thái dương hàm.
2. Điều trị biến chứng:
– Viêm xương, viêm cốt tủy xương: điều trị kháng sinh, bơm rửa. lấy xương ra nếu cần.
3. Theo dõi bệnh nhân
Lâm sàng:
– Tình trạng nhiễm trùng: sử dụng kháng sinh, thuốc súc miệng, thay băng…
– Tình trạng huyết tắc sau ghép xương có ghép mạch máu: sử dụng thuốc kháng đông
– Tình trạng thải ghép
Cận lâm sàng:
-X quang đánh giá sau phẫu thuật, sau 2 tháng, sau 6 tháng, 1, 2, 3 năm sau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Arden RL. Microvascular free flaps in head and neck reconstruction. American Academy of Otolaryngology- Head and neck urgery Founda-tion, 1997.
2. Bak M, Jacobson AS, Buchbinder D, et al. Contempory reconstruction of the mandible, Oral oncology 46: 71 – 76, 2010
3. Celik N, Wei FC, Chen HC, et al. Osteoradiaonecrosis of the mandible after oromandibular cancer surgery, Plast reconstruction Surg 109: 1875 -1882,2012.
4. van Germert JT, van EsJ et al. Nonvascularized bone grafts for segmental reconsừuction of the mandible: a reappraisal. J Oral maxillofacial surgery 67 1446-1452, 2009
Bacsidanang.com – Thông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .
Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.