HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ VIÊM TỦY

blank
Đánh giá nội dung:

HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ VIÊM TỦY

I. Đại cương (định nghĩa):

Tủy răng bị viêm phổ biến do vi khuẩn và độc tố của nó xâm nhập vào tủy.

II. Dịch tễ: Tỷ lệ thuận với tình hình sâu răng tiến triển.

- Nhà tài trợ nội dung -

III. Nguyên nhân gây bệnh:

Vi khuẩn:

– Trực tiếp qua ống ngà (sâu, mòn, nứt men răng)

– Vi khuẩn huyết định cư trong tủy răng.

– Sự lan truyền từ bệnh nha chu vào tủy.

Chẩn thương tự tạo: (cơ, lý, hóa)

– Điều trị sâu răng, nội nha trước đây không đúng

– Mài răng khô, nóng quá mức do ma sát hoặc lấy dấu.

– Miếng ừám cộm

– Chấn thương khớp cắn.

Vô căn:

– Nội tiêu

– Vôi hóa ống tủy.

IV. Yếu tố nguy cơ:

– Thuốc trám thế hệ cũ

– Trám sai kỹ thuật

– Không phát hiện được sâu răng sớm.

– Không kiểm soát được bệnh nha chu

– Vệ sinh răng miệng và khám răng định kỳ lơ là.

V. Chẩn đoán:

1. Chẩn đoán xác định: viêm tủy có hồi phục và viêm tủy không hồi phục.

1.1 Viêm tụy có hồi phục (Tl):

Lâm sàng:

– Đau tự nhiên thoáng qua từ 3-5 phút, đau tăng khi có kích thích (ngọt, chua, nóng, lạnh, lực ép,…). Hết kích thích vẫn đau kéo dài gần 1 phút.

– Tính chất đau: đau nhói khu trú

– Không có tiền sử của một cơn đau trước đây.

XQ Răng: Có thấu quang sát tủy và chóp răng bình thường.

Thử điện (Pulp Tester): ±

1.2.Viêm tụy không hồi phục:

a. Viêm tủy cấp (T2):

Lâm sàng:

– Sâu tiến triển ở ngà

– Răng đau tự phát khi có kích thích cơn đau khởi phát và tiếp tục kéo dài khi kết thúc kích thích >1 phút.

– Thử nhiệt: nóng tăng đau, lạnh giảm đau

– Tính chất đau: đau nhói hay âm ĩ, khu trú hay lan tỏa. Đau từng cơn theo mạch đập, cúi đầu, nằm đau nhiều.

XQ Răng: ± có thấu quang nhẹ quanh chóp, dây chằng nha chu dãn hoặc bình thường.

Thử điện: ++ (nhạy cảm)

Nếu dịch viêm không được dẫn lưu, sau một thời gian tình trạng cấp tính sẽ chuyển sang giai đoạn im lặng, không có triệu chứng (thành viêm tủy mãn).

b. Viêm tủy mãn (T3):

Chẩn đoán dựa vào bệnh sử, X – Quang, lâm sàng.

Lâm Sàng:

– Bệnh nhân thường không đau, hoặc chỉ đau thoáng qua khi có kích thích

– Các dạng lâm sàng:

+ Viêm tủy triển dưỡng

+ Vôi hóa ống tủy

+ Nội tiêu

– Thử điện: (-)

2. Chẩn đoán phân biệt: mòn răng và thiểu sản.

VI. Phác đồ điều trị:

Nguyên tắc điều trị: theo hướng bảo tồn.

1.1. Tủy viêm hồi phục: T1

– Lấy hết ngà mủn

– Trám tạm (± lót Ca(OH)2) theo dõi 1 tuần

– Trám kết thúc hoặc theo dõi tiếp 1 tuần.

– Nội khoa (kháng sinh, kháng viêm, giảm đau) nếu cần.

1.2. Tủy viêm không hồi phục:

(L Viêm tủy cấp: (T2)

– Nội khoa (Kháng sinh, kháng viêm, giảm đau).

– Gây tê

– Mở tủy, lấy tủy

– Đo chiều dài ống tủy, tạo hình ống tủy

– Băng thuốc trong buồng tủy hoặc ống tủy

– Trẻ em có răng V nh viễn chưa đóng chóp chân răng phải điều trị đóng chóp (bằng MTA).

– Trám ống tủy (Obt), XQ kiểm tra

– Trám kết thúc.

b. Viêm tủy mãn (T3): nội nha

♦ Khoa đợt cấp:

1. Kháng sinh:

❖ Penicillin: 250mg (viên nang, gói), 500mg (viên nang)

– Trẻ >12 tuổi dùng liều người lớn 500mg mỗi 8 giờ

– Trẻ < 20kg: 20-40mg/kg/ngày, chia 3 lần.

– Có thể phối hợp Metronidazole 250mg

– Trẻ em: 20-30mg/kg/ngày, chia 4 lần

❖ Clindamycin 150mg (viên nang):

– Trẻ >12 tuổi dùng liều người lứn 2v X 21ần/ngày

❖ Spriamycin 750.000 UI + Metronidazole 125mg (viên nén)

– Trẻ >12 tuổi dùng liều người lớn 2v X 3 lần/ngày

2. Kháng viêm:

a. Men: Alphachymotrypsin 4,2mg (viên nén)

– Trẻ >12 tuổi dùng liều người lớn 2v X 3 lần/ngày (ngậm)

b. Steroids:

❖ Dexamethason 0,5mg (viên nén)

– Trẻ em: 0,024 – 0,34mg/kg/ngày. Chia 4 lần

❖ Prednisolone 5mg (viên nén)

– Trẻ em: 0,14 – 2mg/kg/ngày. Chia 4 lần.

❖ Methylprednisolone 16mg

– Trẻ > 12 tuổi: lv uống sáng

3. Giảm đau:

Acetaminophen 500mg, 325mg (viên nén), 250mg (gói), 125mg (gói)

– Trẻ em >12 tuổi dùng liều người lớn 500mg mỗi 4 giờ hoặc 6 giờ. Thời gian dùng 5-7 ngày.

Chống chi định: tương đối

– Bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch, bệnh về máu.

– Cơ địa đặc biệt: già, tâm thần, thai nghén,..

– Hoàn cảnh (bệnh nhân diện vãng lai, điều kiện kinh tế, trình độ văn hóa, phòng răng thiếu trang bị,…)

VII. Tiêu chuẩn đánh giá và mức độ đáp ứng điều trị:

XQ:

– Kiểm tra sau trám lót (Tl), trám bít ống tủy (T2, T3).

– Bệnh hết đau khi ăn, khi gõ.

VIII. Tiên lượng:

– Tốt: Lâm sàng sửa soạn và ừám bít ống tủy tốt. XQ kiểm tra tốt.

– Xấu: Còn đau, trám bít ống tủy dư hoặc thiếu hoặc sót ống tủy phụ.

IX. Phòng ngừa:

– Hướng dẫn vệ sinh răng miệng

– Tái khám răng định kỳ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

– Răng Hàm Mặt – Sách y học

– Phác đồ điều trị viêm tủy răng ở ứẻ và người lớn / BV RHM TP.HỒ Chí Minh 2013.

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com