QUY TRÌNH NONG HẸP THỰC QUẢN – TÂM VỊ BẰNG BÓNG ĐIỀU TRỊ CO THẮT TÂM VỊ
I. Đại cương:
Co thắt tâm vị được mô tả lần đầu tiên bởi Thomas Willis (1674) và được biết bởi nhiều thuật ngữ như: bệnh co thắt tâm vị, bệnh phình to thực quản, bệnh giãn thực quản tự phát. Thuật ngữ Achalasia được đặt ra bởi Athur Hurst. Tại Việt Nam, thuật ngữ co thắt tâm vị được sử dụng rộng rãi hơn Achalasia. Nguyên nhân chưa được biết rõ.
II. Triệu chứng lâm sàng:
– Nuốt nghẹn: luôn luôn gặp trong tất cả các trường hợp. Ở giai đoạn sớm có cảm giác vướng sau xương ức, mỏm ức. Nuốt nghẹn với thức ăn đặc và lỏng.
– Buồn nôn và nôn.
– Đau ngực và ợ nóng.
– Sụt cân.
III. Cận lâm sàng:
– Xquang thực quản cản quang: Thực quản giãn, chổ nối thực quản – dạ dày hẹp, thon nhọn có hình “mỏ chim”.
– Đo áp lực trong lòng thực quản: được xem là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán co thắt tâm vị.
– Đo lấp lánh đồ vận chuyển thực quản.
– CT Scan: chẩn đoán phân biệt khi nghi ngờ co thắt tâm vị là thứ phát.
– Nội soi đường tiêu hoá trên: thực quản giãn rộng, ứ đọng thức ăn cũ, đoạn thực quản – tâm vị “vặn vẹo” (distortion), tâm vị thắt lại làm hẹp lòng, máy soi qua khó.
Chẩn đoán xác định
– Lâm sàng: nuốt nghẹn, oẹ, sụt cân
– Cận lâm sàng: Xquang thực quản cản quang có hình “mỏ chim”, khi đo áp lực trong lòng thực quản thấy mất nhu động thực quản, hình ảnh nội soi tiêu hoá…
IV. Chẩn đoán phân biệt:
– Giả co thắt tâm vị do ung thư
– Co thắt tâm vị thứ phát sau cắt dây thần kinh X
– Bệnh Chagal: ảnh hưởng đến nhiều cơ quan.
– Xơ cứng bì….
V. Điều trị:
1. Mục tiêu điều trị:
– Mục tiêu chính là làm áp lực cơ vòng dưới thực quản bằng cách cải thiện làm trống thực quản.
– Phương pháp không phẫu thuật: uống thuốc (Nhóm ức chế canxi, nhóm nitrate hoặc chích độc tố Botulium vào cơ thắt thực quản dưới (Cơ LES)….
– Phương pháp thủ thuật: Nong – cắt cơ (myotomy) …
2. Chỉ định:
Co thắt tâm vị nguyên phát.
3. Chống chỉ định:
– Co thắt tâm vị do nguyên nhân thứ phát hoặc chưa loại trừ hẳn ung thư
– Viêm thực quản do nấm
– Thoát vị hoành đi kèm co thắt tâm vị
– Có bệnh lý nội khoa nặng: nhồi máu cơ tim, suy hô hấp
4. Phương tiện:
– Máy nội soi thực quản dạ dày tá tràng
– Ống nong bóng hơi RigiAex với đường kính ngang # 30-35mm, dài # 10cm
– Áp lực kế, dây dẫn
– Màn huỳnh quang theo dõi lúc nong bóng.
5. Qui trình kỹ thuật:
– Chuẩn bị: Bệnh nhân nhịn ăn 24 h trước nong (có thể nuôi ăn qua đường tĩnh mạch). Một số trường hợp dạ dày dãn to, ứ đọng nhiều thức ăn có thể phải đặt ống sonde để hút.
– Thủ thuật được thực hiện tại phòng mổ, bệnh nhân được gây mê tĩnh mạch hay mê nội khí quản (trường hợp bệnh nặng, nhiều bệnh phối hợp).
– Vô cảm với thuốc tê xịt tê họng.
– Bệnh nhân nằm nghiêng ừái.
– Nội soi đánh giá thực quản – dạ dày.
– Đặt đầu máy soi ở hang vị, đưa dây dẫn vào lòng dạ dày qua kênh sinh thiết.
– Rút máy soi, để lại dây dẫn.
– Đưa bóng nong vào vùng thực quản – tâm vị bằng cách trượt lên dây dẫn. Xem trên màn huỳnh quang để xác định bóng đúng vị trí.
– Bom hơi ít để thấy vùng thắt eo
– Bơm hơi cho đến khi chỗ thắt eo của bóng thấy được trên hình huỳnh quang được xoá hẳn. Áp lực nong bóng khoảng 5 PSI.
– Lun bóng nong trong 2 phút. Lập lại lần 2
6. Theo dõi và chăm sóc sau nong:
– Kháng sinh
– Dặn bệnh nhân các dấu hiệu cần theo dõi: sinh hiệu – đau ngực, chảy máu, các triệu chứng nghi ngờ thủng.
– Nếu nghi ngờ thủng, bệnh nhân có thể được chụp Xquang phổi hoặc CT (nếu cần)
VI. Biến chứng nong:
– Xuất huyết: chảy máu gặp ứong hầu hết các bệnh nhân, nhưng đa số đều nhẹ nhàng.
– Đau: triệu chứng đau cũng thường gặp trong bệnh lý thực quản, đau sau xương ức
– Thủng: hiếm xảy ra.
Bacsidanang.com – Thông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .
Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.