Hướng dẫn bệnh phổi mạn ở trẻ non tháng
(Bệnh viện Hùng Vương)
1. GIỚI THIỆU
1.1 Định nghĩa
Bệnh phổi mạn là tình trạng lệ thuộc Oxy ít nhất 28 ngày tuổi do tình trạng viêm phù nề xơ hoá mạn tính của đường thở nhỏ.
1.2 Phân độ bệnh phổi mạn ở trẻ non tháng
Tiêu chuẩn |
Điều trị với Oxy > 21% tối thiểu 28 ngày (cộng dồn) |
|
< 32 tuần tuổi thai |
> 32 tuần tuổi thai |
|
Thời điểm đánh giá |
36 tuần tuổi theo KC/XV |
>28-< 56 ngày tuổi/XV |
Mức độ nhẹ |
Thở khí trời lúc 36 tuần tuổi theo KC/XV |
Thở khí trời lúc 56 ngày tuổi/XV |
Mức độ trung bình |
Cần < 30% Oxy 36 tuần tuổi theo KC/XV |
< 30% lúc 56 ngày tuổi/XV |
Mức độ nặng |
Cần > 30 % Oxy và/ áp lực dương 36 tuần tuổi theo KC/XV |
> 30% Oxy và/ áp lực dương lúc 56 ngày tuổi/XV |
Tùy theo tiêu chuẩn nào đến trước. KC: kinh chót, XV: xuất viện
1.3 Yếu tố nguy cơ bệnh phổi mạn ở trẻ non tháng
– Bệnh màng trong
– Dịch nhập quá nhiều (>140 ml/kg ngày) trong tuần đầu sau sanh
– Còn ống động mạch có rối loạn huyết động
– Tràn khí màng phổi, khí thũng mô kẽ phổi
– Thông khí áp lực dương với áp lực cao (PIP > 30mmHg), FiO2 >80%, và hoặc kéo dài trên 1 tuần
– Nhiễm trùng ối, viêm phổi
– Dinh dưỡng không đủ, thiếu vi chất, năng lượng
2. CHẨN ĐOÁN
2.1 Lâm sàng bệnh phổi mạn ở trẻ non tháng
– Tiền sử: bệnh màng trong, hội chứng hít phân su có suy hô hấp sau sanh cần thở CPAP, thở máy với áp lực cao, FiO2 cao.
– Khám có dấu hiệu suy hô hấp thở nhanh, rút lõm ngực, khò khè, tím từng cơn, ran phổi.
2.2 Bất thường trên Xquang phổi
– Giai đoạn 1 (1-3 ngày): giống bệnh màng trong
– Giai đoạn 2 (4-14 ngày): đám mờ 2 phế trường, ứ dịch phổi, xẹp phổi hoặc thâm nhiễm.
– Giai đoạn 3 (>14 ngày): Đám mờ chuyển sang dạng nang, tăng thể tích phổi, hình ảnh lưới ứ khí từng vùng.
2.3 Loại trừ suy hô hấp do các nguyên nhân khác như viêm phổi hít, viêm
phổi nhiêm trùng…
3. PHÒNG NGỪA VÀ XỬ TRÍ
1. Hỗ trợ hô hấp: duy trì SpO2 85-93%, PaO2 50-60 mmHg, PaCO2 50-60
mmHg, hạn chế đặt NKQ, điều trị Surfactant sớm.
2. Methylxanthines (caffeine): dùng cho trẻ< 1500g thở CPAP x 10 ngày.
3. Steroids:
– Chỉ định: vẫn cần FiO2 > 80% sau 2 tuần tuổi ở bệnh màng trong nặng/trẻ <
1500g hoặc không thể cai máy cho bệnh phổi mạn mức độ nặng và không có chống chỉ định.
– Dexamethason (u): liều N1-3: 0,2 mg/kg/ngày, N4-6: 0,1 mg/kg/ngày (tổng liều, 1 mg/kg/ngày)
– Theo dõi tác dụng phụ: xuất huyết tiêu hóa, thủng ruột, nhiễm trùng…
4. Thuốc lợi tiểu: sử dụng khi có phù mô kẽ
– Dùng Furosemid: liều 0,5-1 mg/kg x 1-2 lần/ngày (u, TB). Dùng tối đa 7 ngày.
– Tác dụng phụ: rối loạn điện giải, độc tai, đóng vôi ở thận.
5. Thuốc dãn phế quản:
– Sử dụng khi có các cơn co thắt phế quản ngưng dùng nếu không có đáp ứng lâm sàng.
– Dùng Salbutamol (150 µg/kg trong 2 ml nước muối khí dung hoặc 2-4 nhát MDI).
6. Dinh dưỡng: hạn chế dịch, tăng cung cấp năng lượng đến 130-150
Kcal/kg/ngày.
Bacsidanang.com – Thông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .
Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.