PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỎNG MẮT DO HÓA CHẤT
I. Triệu chứng
1. Chủ quan:
– Cộm xốn, kích thích, đau nhức.
– Nhìn mờ.
2. Khách quan:
a) . Bỏng kiềm và acid nhẹ: có cùng triệu chứng lâm sàng.
– Xung huyết và phù mọng KM khu trú.
– Đốm XHKM quanh rìa củng mạc, hoặc rộng.
– Thiếu máu rìa (-), gián đọan dòng máu nuôi KM và thượng CM (-).
– Mờ nhẹ biếu mô GM nguyên vẹn, ± tróc biếu mô rải rác.
– Nặng hơn, bề mặt GM mờ, nhuộm fluorescein,
– Nhu mô vẫn trong hoặc chỉ phù nhẹ.
– TP sâu bình thường, thủy dịch trong, ± cell và flare.
– Thủy tinh thể trong.
– Nhãn áp bình thường.
b) . Bỏng trung bình
– Thường kèm tổn thương da quanh mắt.
– Phù mọng kết mạc.
– Mạch máu KM &TCM trắng rải rác, dòng máu chảy qua ở vùng bị tắc mạch (-).
– BMGM mất hoàn toàn, phù dày trung bình, đục nhu mô.
– Các chi tiết mống mắt và bờ đồng tử vẫn còn nhìn thấy hoặc mờ một phần.
– Thường có phản ứng tiền phòng
– Tăng nhãn áp tạm thời.
– Thể thủy tinh lúc đầu còn trong, có thể đục về sau.
c) . Bỏng nặng:
– Có thể bỏng mi mắt, trán, má và mũi (# bỏng nhiệt độ 2 và 3).
– Phù mọng toàn bộ, khiếm dưỡng rìa nhiều.
– GM phù dày; đục toàn bộ hoặc trong mờ, không thấy các chi tiết mống mắt, đồng tử, hoặc thể thủy tinh.
– P/ứ TP rõ, VMBĐ. Tuy nhiên, do GM đục, có thể không thấy cell và flare.
– Tăng nhãn áp rõ.
– Sau vài ngày, có thể xuất huyết ít ở vùng trắng thiếu máu TCM và ngoại vi GM trước đó.
– Ngấm kiềm CM có thể gây hoại tử VM
II. Nguyên nhân:
– Chất tẩy rửa, làm sạch.
– Acid bình động cơ xe, bỏng kèm các mảnh vỡ do nổ. Sulíuric acid 25%, hydrogen và oxygen từ quá trình điện phân tạo thành hỗn hợp gây nổ.
– Kiềm phổ biến: calcium hydroxide (vôi), potassium hydroxide (bồ tạt), sodium hydroxide (xút), và ammonium hydroxide (ammoniac).
III. Phân độ bỏng trong cấp cứu:
1. Độ I: tiên lượng tốt.
– Giác mạc trong.
– Không thiếu máu vùng rìa.
2. Độ II: tiên lượng khá.
– Giác mạc mờ nhưng vẫn thấy được các chi tiết của mống mắt.
– Thiếu máu vùng rìa dưới 1/3 chu vi (120o).
3. Độ III: tiên lượng dè dặt.
– Mất toàn bộ biểu mô giác mạc.
– Đục nhu mô, không thấy được các chi tiết của mống mắt.
– Thiếu máu vùng rìa từ 1/3 – V chu vi (120o – 180o).
4. Độ IV: tiên lượng rất xấu.
– Đục giác mạc.
– Thiếu máu vùng rìa trên Vì chu vi (> 180o).
IV. Điều trị:
1. Xử trí cấp cứu:
– Lấy hết tất cả ngoại vật khỏi mắt. Rửa sạch cùng đồ với thuốc nhỏ mắt Eíticol.
– Đo độ pH bằng giấy quỳ.
– Dẫn lưu rửa mắt bằng dung dịch Lactate Ringer hoặc nước muối sinh lý (NaCl
0,9%) ít nhất 500 ml trong khoảng 30 phút.
– Kiểm tra lại độ pH sau 10 phút và cần rửa tiếp tục cho đến khi độ pH trở về bình thường (từ 7,0 – 7,5).
2. Điều trị nội khoa:
(1) Giảm đau: Idarac 0.2g (1v x 2lần/ngày) hoặc Paracetamol 0.5g (1v x 3lần/ngày)
(2) Chống nhiễm trùng: Thuốc nhỏ mắt kháng sinh 3 lần / ngày.
(3) Chống dính mống mắt: Thuốc nhỏ mắt Atropin 1% 1 lần / ngày.
(4) Chống viêm nhuyễn gíac củng mạc và chống dính mi cầu:
– Doxycycline 0.1g 1v x 2 lần/ngày (uống).
– Thuốc mỡ tra mắt (pde) Tetracycline 1% 4 lần/ngày.
(5) Chống tăng áp (nếu có): Acetazolamide 0.250g uống 1v x 3 lần/ngày.
(6) Chống viêm:
– Thuốc nhỏ mắt Steroid: 4-6 lần / ngày (trong 7 ngày đầu).
– Hoặc Thuốc nhỏ mắt Ocuíen hay Indocollyre 3 lần/ngày (sau 7 ngày).
(7) Làm lành sẹo:
– Thuốc nhỏ mắt Vitamine C hoặc Keratyl hay nước mắt nhân tạo (Sanlein, Refresh Plus): 4 lần / ngày.
– Vitamine C 0.5g 1v x 4 lần/ngày (uống).
(8) Tăng cường dinh dưỡng: tiêm huyết thanh tự thân dưới kết mạc nếu khiếm dưỡng vùng rìa nhiều hoặc hoại tử kết mạc.
3. Điều trị ngoại khoa:
(1) Cắt lọc mô hoại tử.
(2) Tách dính mi cầu: bắng spatula, que thủy tinh mỗi ngày hoặc đặt khuôn chống dính.
(3) Chọc rửa tiền phòng: khi pH cao, phù giác mạc, xếp nếp màng Descemet, có tiết tố trong tiền phòng, đục thủy tinh thể.
(4) Ghép màng ối: sau 5 ngày, khi pH trở về bình thường và có tróc biểu mô giác mạc rộng khó lành.
(5) Phủ Tenon ± ghép màng ối ± ghép niêm mạc môi.
– Khiếm dưỡng, hoại tử kết mạc quanh rìa, nguy cơ tạo màng giả.
– Tổn thương kết mạc nhãn cầu, cùng đồ và mi mắt; nguy cơ gây dính.
(6) Ghép kết mạc rìa tự thân.
V. Theo dõi
(a) . Bỏng nhẹ thường lành hoàn toàn:
– BMGM tái tạo, phù nhu mô giảm dần. XHKM và mảng phù mọng tự hết.
(b) . Bỏng trung bình:
– GM tái tạo BM chậm, nhất là ở các vùng trắng rìa và mạch máu thượng củng mạc. GM vẫn phù mờ.
– VMBĐ kéo dài dù có dùng thuốc.
(c) . Bỏng tiến triển ® bán cấp, hàng tuần đến hàng tháng.
– Tan nhuyễn dần mắt do viêm tiến triển, có hủy protein, tân mạch, và đục GM.
– Glôcôm thứ phát do dính mống trước và làm sẹo vùng bè có thể gây mất thị lực.
– Dính mi cầu bắt đầu ở pha bán cấp.
VI. Tài liệu tham khảo:
1. Ehlers, Justis P.; Shah, Chirag P. (2008) Wills Eye Manual, The Office and Emergency Room Diagnosis and Treatment of Eye Disease. Chapter 3 -Trauma. 5th Edition. Copyright © Lippincott Williams & Wilkins.
2. Ferenc Kuhn. (2008). Ocular Traumatology. Springer-Verlag Berlin Heidelberg
3. Jack J Kanski (2003). Clinical ophthalmology, A systemic approach. Chapter 19: Trauma. 5th Edition. Butterworth Heinneman.
4. Robert A. Ralph (2006). Vol 4, Chapter 28, Chemical Injuries of The Eye. William Tasman. Duane’s Ophthalmology, 2006 Edition. Lippincott Williams & Wilkins Publishers, Hagerstown.
5. Steven Rhee, Michael H. (2008). Goldstein Yanoff & Duker: Ophthalmology. Section 8 – Trauma. Chapter 4.26 – Acid and Alkali Burns. 3rd Edition. Mosby, Elsevier.
Chữ ký |
Người soạn thảo |
Người kiểm tra |
Người giám sát |
Người phê duyệt |
Họ và tên |
BS Vũ Anh Lê |
BS. Vũ Anh Lê |
BS. Bùi.t.Thu Hương |
BS. Trần Anh Tuấn |
Chức danh |
Trưởng khoa |
Trưởng khoa |
TP.KHTH |
GIÁM ĐỐC |
Bacsidanang.com – Thông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .
Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.