CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ BỆNH CÚM MÙA – CẢM CÚM

blank
Đánh giá nội dung:

BỆNH CÚM MÙA

Bệnh cúm mùa là nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus gây nên. Tại Việt Nam các virus cúm mùa thường gặp: A/H3N2, A/H1N1 và cúm B.

Bệnh cúm mùa thường lành tính nhưng cũng có thể gây biến chứng nặng như viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.

I. CHẨN ĐOÁN BỆNH CÚM MÙA:

- Nhà tài trợ nội dung -

1.1 Chẩn đoán sơ bộ:

1.1.1 Dịch tễ:

Sống hoặc đến từ khu vực có bệnh cúm lưu hành hoặc tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân cúm.

1.1.2 Lâm sàng:

• Sốt , thường trên 38 độ C.

• Đau nhức cơ toàn thân.

• Biểu hiện về hô hấp như hắt hơi, đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho, khó thở.

1.1.3 Cận lâm sàng:

• Công thức máu: Bạch cầu bình thường hoặc giảm.

• Hình ảnh chụp X-quang phổi bình thường hoặc thâm nhiễm lan tỏa ở phổi.

1.2 Chẩn đoán xác định:

• Xét nghiệm dương tính với virus cúm bằng kỹ thuật : RT -PCR hoặc real time RT -PCR hoặc nuôi cấy virus đối với các bệnh phẩm là dịch ngoáy họng, dịch tỵ hầu, dịch phế quản.

1.3.1. Cúm chưa có biến chứng: Lâm sàng chỉ biểu hiện cúm đơn thuần

1.3.2. Cúm có biến chứng

Lâm sàng nghi ngờ hoặc xác định kèm theo một trong các biểu hiện sau:

• Có tổn thương ở phổi với biểu hiện suy hô hấp trên lâm sàng và/ hoặc:

• Có biến chứng thứ phát như: viêm xoang, viêm phổi do bội nhiễm vi khuẩn, sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng.

• Có các dấu hiệu nặng lên do các bệnh mạn tính kèm theo

• Có đối tượng nguy cơ dễ mắc cúm biến chứng:

S Trẻ em: Dưới 5 tuổi, suy dinh dưỡng, béo phì, hen phế quản hoặc suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải S Người già trên 65 tuổi S Phụ nữ có thai s Người lớn mắc bệnh mạn tính S Suy giảm miễn dịch

II. ĐIỀU TRỊ BỆNH CÚM MÙA:

1. Nguyên tắc chung:

– Cách ly y tế và báo dịch

– Đánh giá và phân loại mức độ bệnh

– Dùng thuốc kháng virus càng sớm càng tốt

– Hạn chế chuyển tuyến 2. Xử trí theo mức độ bệnh:

• Nhập viện điều trị:

– Cúm có biến chứng

– Cúm có kèm theo yếu tố nguy cơ

III. THUỐC KHÁNG VIRUS:

1. Oseltamivir ( Tamiflu): 75mg X 2 lần ngày ( thời gian 5 ngày )

2. Zanamivir: Dạng hít định liều

IV. ĐIỀU TRỊ CÚM BIẾN CHỨNG:

Hỗ trợ hô hấp khi có suy hô hấp

Phát hiện và điều trị sớm các trường hợp bội nhiễm vi khuẩn với kháng sinh thích hợp

Phát hiện và điều trị suy đa phủ tạng

V. ĐIỀU TRỊ HỖ TRỢ:

Hạ sốt: Chỉ dùng Paracetamol khi sốt trên 38,5 độ C Đảm bảo cân bằng nước, điện giải Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý

VI. TIÊU CHUẨN RA VIỆN:

• Hết sốt và hết các triệu chứng hô hấp trên 48h (trừ ho)

• Tình trạng lâm sàng ổn định

• Sau khi ra viện phải được cách ly y tế tại nhà cho đến hết 7 ngày tính từ khi khởi phát triệu chứng.

VII. PHÒNG BỆNH CÚM MÙA

1. Các biện pháp phòng bệnh chung:

• Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với bệnh nhân nghi nhiễm cúm

• Tăng cường rửa tay

• Vệ sinh hô hấp khi ho khạc

• Tránh tập trung đông người khi có dịch

• Tiêm phòng vắc xin cúm:

* Nên tiêm phòng hằng năm

* Các nhóm có nguy cơ lây nhiễm cúm: Nhân viên y tế, trẻ từ 6 tháng đến 8 tuổi, người có bệnh mạn tính, người trên 65 tuổi

2. Dự phòng bằng thuốc kháng virus:

• Chỉ định: Người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc cúm có biến chứng có tiếp xúc với người bệnh được chẩn đoán xác định cúm

• Thuốc dự phòng: Osaltamivir : 75mg X 1 lần / ngày (điều trị 10 ngày)

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com