CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VIÊM THANH QUẢN CẤP

blank
Đánh giá nội dung:

VIÊM THANH QUẢN CẤP

Là tình trạng viêm cấp tính ở thanh thiệt, sụn phễu, dây thanh, hạ thanh môn, có thể kể cả khí quản.

Cần lưu ý viêm thanh quản cấp hay gặp ở trẻ em, trong khi viêm thanh quản mạn gặp ở người lớn.

THỂ LÂM SÀNG VIÊM THANH QUẢN CẤP

- Nhà tài trợ nội dung -

– Viêm thanh quản trên lâm sàng thể hiện dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau:

+Viêm thanh quản cấp ở người lớn: bao gồm viêm thanh quản xuất tiết; viêm thanh quản cúm; viêm thanh thiệt, viêm thanh quản do lao.. .v.v + Viêm thanh quản cấp ở trẻ em: bao gồm viêm thanh thiệt cấp, viêm thanh quản hạ thanh môn.

– Viêm thanh quản do nhiều tác nhân gây bệnh gây ra. Phạm vi bài này chỉ đề cập đến viêm thanh quản cấp ở người lớn không do lao.

CHẨN ĐOÁN VIÊM THANH QUẢN CẤP

Chẩn đoán dựa vào triệu chứng cơ năng và xác định nhờ vào hình ảnh soi thanh quản (trực tiếp và gián tiếp)

1. Triệu chứng cơ năng:

– Thường xảy ra đột ngột hoặc sau 1 đợt viêm hô hấp cấp hay cảm cúm, nhiễm siêu vi: bệnh nhân thấy ớn lạnh, sốt, đau nhức mình mẩy.

– Khô họng, nuốt đau rát

– Khàn tiếng ngày càng nặng dần

– Ho ong ổng, thở có tiếng rít, có ít đàm trắng trong, nếu có viêm khí phế quản kèm theo thì đàm sẽ nhiều hơn và đàm có thể vàng/ xanh

– Nếu nặng, có thể thấy khó thở thanh quản (ít gặp ở người lớn)

2. Triệu chứng thực thể:

Soi thanh quản gián tiếp hay trực tiếp sẽ thấy:

– Xuất tiết tăng: nhầy đặc đọng ở thanh môn, xoang lê.

– Niêm mạc sung huyết, phù nề sụn thanh thiệt, sụn phễu, dây thanh. Nếu dây thanh phù nề nặng sẽ thấy dây thanh khép không kín.

– Nặng hơn có thể thấy phù nề/ co thắt hạ thanh môn.

ĐIỀU TRỊ VIÊM THANH QUẢN CẤP

1. Bảo đảm đường thở thông thoáng:

Nằm đầu cao, ngửi oxy hay thở oxy qua mask.

Rất hiếm khi phải đặt nội khí quản ở người lớn

2. Kháng sinh:

Dùng kháng sinh phổ rộng đường uống (nếu bệnh nhân khó nuốt thì dùng đường tĩnh mạch)

– Amox + A.Clavulinic (Augmentin, Curam)

– Cephalosporin II, III đường uống (Zinnat, Cefixim)

– Quinolone (Opecipro, Tequin)

3. Kháng viêm:

– Solumedrol 40mg: 1lọ x 2lần/ ngày (TM) trong 3 ngày

– Duy trì bằng Medrol 16mg: 1v x 2lần/ ngày (uống)

– Men kháng viêm: Alphachymotrypsin 2v x 3lần/ ngày (ngậm)

4. Nâng đỡ tổng trạng, hạ sốt, vitamin C, kháng histamine, nuôi ăn tĩnh mạch (nếu bệnh nhân không ăn uống được)

5. Điều trị tại chỗ:

Khí dung corticoid có tác dụng làm giảm phù nề niêm mạc, co thắt thanh quản (Dexametasone, Depersolone, Hydrocortisone).

Trường hợp có khó thở nặng, nên xem xét mở khí quản

DIỄN TIẾN – TIÊN LƯỢNG

Tùy thuộc thể lâm sàng mà có diễn tiến khác nhau. Nhưng nói chung viêm thanh quản cấp ở người lớn thường có diễn tiến và tiên lượng tốt, mau bình phục. Tuy nhiên, bệnh dễ tái phát, nhất là ở bệnh nhân có yếu tố thuận lợi (nghề nghiệp sử dụng giọng nói nhiều)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phác đồ điều trị nội trú bệnh tai mũi họng năm 2013 trang 139 bệnh viện Tai Mũi Họng thành phố Hồ Chí Minh.

2. Nhan Trường Sơn, “Viêm thanh quản cấp” sách “Tai Mũi Họng nhập môn” trang 320, đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch thành phố Hồ Chí Minh.

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com