VIÊM TỤY CẤP
1. Đại cương:
Là bệnh thường gặp
1889 Fitz mô tả lần đầu tiên bệnh viêm tụy cấp 1901 Opie mô tả và điều trị bệnh này.
Đó là 1 quá trình tựi hủy theo cơ chế hóa học.
2. Cơ chế bệnh sinh:
Thuyết ống dẫn: sự trào ngược dịch mật, dịch ruột vào ống tụy.
Thuyết thần kinh vận mạch.
Thuyết chấn thương.
Thuyết phân tán ngược.
3. Các yếu tố gây viêm tụy cấp:
Chuyển hóa: do rượu, tăng mỡ trong máu, tăng canxi máu, vết cắn của bọ cạp, việc dùng cortcoid, thuốc lợi tiểu nhóm thiazide, nhóm estrogens…
Cơ học: viêm tụy cấp sau mổ, sau phẫu thuật bắc cầu tim phổi hoặc mạch máu Siêu vi: quai bị, Coxackivirus
4. Lâm sàng viêm tụy cấp:
+ Đau bụng + Nôn ói
+ Bụng ngoại khoa hoặc giả bụng ngoại khoa + Vàng da (+_)
+ Dấu hiệu Turner, Cullen
5. Các phương tiện chẩn đoán viêm tụy cấp
– Sinh hóa máu: Amylase máu , niệu
– Hệ số thanh thải Amylase, creatinine
– Lipase máu
– Amylase dịch ổ bụng.
– Đường huyết.
– Nồng độ canxi máu.
– Bilirubin máu.
– Phosphatase kiềm
– SGOT
– LDH
– XQ bụng không chuẩn bị.
– Siêu âm bụng.
– C T Scanner bụng.
– Chụp mật tụy ngược dòng.
6. Các yếu tố tiên lượng viêm tụy cấp:
Tiêu chuẩn Ranson
Các dấu hiệu lúc nhập viện Trong 48g đầu
Tuổi > 55t Hct giảm dưới 10%
BC > 16.000
Đường huyết > 200mg /100 ml LDH > 350 UI/l SGOT > 250 UI/ l
BUN tăng > 5 mg? 100ml Canxi máu < 8mg / 100ml Po2 < 60 mmHg Dự trữ kiềm gioảm > 5 mEq/l
Dịch tụ đọng > 6l
Tiêu chuẩn Imrie : giống Ranson nhưng chỉ còn 8 yếu tố
Jacobs nhấn mạnh đến : sốc, suy thận, suy hô hấp, là những yếu tố rất xấu
T. montariol: đưa ra 4 yếu tố để chẩn đoán hoại tử tụy:
+ Thở nhanh > 25 lần/ ph + Hội chứng tắc ruột.
+ Hội chứng viêm phúc mạc.
+ Chảy máu đường tiêu hóa trên.
Tính điểm theo APACHE II Tính điểm theo SAPS Chỉ số lâm sàng OSF
Balthazar đề nghị tính điểm theo hình ảnh C T Scanner
7. Điều trị viêm tụy cấp:
Viêm tụy cấp thể nhẹ và vừa
+ Đặt sonde mũi dạ dày
+ Bồi hoàn nước điện giải
+ Điều trị giãm đau
+ Dùng thuốc ức chế men tụy Điều trị biến chứng sớm của viêm tụy +Trụy tim mạch
+ Hội chứng suy hô hấp cấp và biến chứng suy thận + Biến chứng xuất huyết tiêu hóa Chỉ định điều trị ngoại khoa:
+ Chẩn đoán không chắc chắn có thể nhầm với cấp cứu ngoại khoa khác + Viêm tụy cấp không đáp ứng với điều trị nội, toàn trạng xấu hơn hoặc viêm tụy cấp thể xuất huyết nặng không đáp ứng với điều trị nội.
+ Có nguyên nhân do sỏi kẹt bóng Vater hoặc ống Wirsung không giải quyết được bằng ERCP
+ Các tổn thương hoại tử nhiễm trùng của nhu mô hoặc các ổ nhiễm trùng quanh tụy Các can thiệp ngoại khoa:
+ Tụ dịch vô trùng hay nhiễm trùng quanh tụy _ Chiếm # 30% 50%
_ Không nhiễm trùng tự khỏi không cần điều trị
_ Nhiễm trùng : kháng sinh, phẫu thuật mở hoặc nội soi lấy mô hoại tử và dẫn lưu.
+ Điều trị mô hoại tử:
_ Không nhiễm trùng điều trị nội
_ Nhiễm trùng : kháng sinh, phẫu thuật lấy mô hoại tử , dẫn lưu, mở hỗng tràng nuôi ăn.
+ Apxe tụy:
_ Chẩn đoán : CT. Scanner _ Siêu âm
_ Điều trị giống tụ dịch nhiễm trùng + Nang giả tụy:
_ Đa số tự khỏi
_ Dẫn lưu nang bên ngoài hay bên trong.
+ Điều trị tụ dịch tụy ổ bụng: điều trị nội khoa nếu thất bại nội soi hay phẫu thuật + Điều trị dò tụy vào ống tiêu hóa: điều trị như bệnh lý dò ống tiêu hóa.
Bacsidanang.com – Thông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .
Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.