XỐP XƠ TAI (OSTOSCLEROSIS)
1 ĐỊNH NGHĨA XỐP XƠ TAI:
Xốp xơ tai (XXT) là 1 tình trạng tổn thương ở bao xương mê đạo và xương con gây nên điếc tăng dần do sự cứng dính từ từ xương bàn đạp vào cửa sổ bầu dục.
-Thường gặp vùng cửa sổ bầu dục, cực trước vùng khớp bàn đạp tiền đình. -Có thể gặp: ụ nhô, ống fallop, lòng bao xương mê đạo.
-Hiếm gặp ở vùng cửa sổ tròn.
2 DỊCH TỄ HỌC XỐP XƠ TAI:
– Yếu tố gia đình và di truyền.
– Nữ nhiều hơn Nam.
– Liên quan thai kỳ.
– Thường gặp ở lứa tuổi 20- 30.
3 TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN XỐP XƠ TAI:
* BỆNH SỬ:
-Nghe kém 1 bênvà ù tai cùng bên.
-Từ từ điếc nặng hơn,kèm ù tai liên tục,sau đó điếc đặc.
* LÂM SÀNG XỐP XƠ TAI: 4 giai đoạn.
Giai đoạn 1:
-Bệnh nhân khai bệnh vì nghe kém 1 bên và bị ù tai cùng bên,ít khi bị chóng mặt.
-Khám lâm sàng:
– Màng nhĩ bình thường
– Đôi khi màng nhĩ rất mỏng,cho thấy vết sung huyết xuyên qua màng nhĩ nơi góc sau trên vùng cửa sổ bầu dục(dấu Schwantze).
– Đo thính lực âm đơn bị điếc dẫn truyền 15-20 Decibel
– Thính đồ nằm chéo lên trên nơi tần số cao (800 hz)
– Nhĩ lượng đồ bình thường kiểu A.
– Phản xạ cơ bàn đạp chưa hẳn mất nhưng còn hiện tượng ON- OFF.hai gai nhọn lúc bắt đầu.
Giai đoạn 2:
– Bênh nhân điếc nặng hơn, ù tai liên tục.
– Màng nhĩ bình thường.
– Thính lực đồ= Điếc dẫn truyền: 35-45 Decibel (cốt đạo và khí đạo nằm ngang).
– Nhĩ lượng đồ bình thường kiểu A.
– Phản xạ cơ bàn đạp mất hẳn.
– Có thể bị điếc dẫn truyền nơi đối diện.
Giai đoạn này nên phẫu thuật khi bị điếc 35 db.
Giai đoạn 3:
– Các enzym khối xốp xơ tai lan rộng, bao đặc đế xương bàn đạp và có tính cách lan vào tai trong dẫn tới bị điếc hỗn hợp.
– Đường khí đạo và cốt đạo chúc xuống nơi tần số 8.000 làm mất thính lực 70 db.
– Nhĩ lượng đồ bình thường kiểu A.
– Phản xạ cơ bàn đạp mất hẳn bên mắc bệnh và màng nhĩ vẫn bình thường.
– Phẫu thuật trong giai đoạn này có thể giúp bệnh nhân nghe lại tần số thấp và mất khoảng 70db ở tần số cao 8oo và triệu chứng ù tai vẫn tiếp tục.
Giai đoạn 4 (Phẫu thuật không kết quả).
– Bệnh nhân điếc hổn hợp.
– <<Teo mê nhĩ >>
– Đường cốt đạo giảm > 40db ở tần số 1.000Hz.
– Các đường dẫn truyền bị mất ờ tần số 4.0000Hz .
* CẬN LÂM SÀNG:
– Diễn tiến thính lực đồ:
Thính lực đồ trong bệnh Xốp xơ tai diễn tiến qua bốn giai đoạn (M.Aubry):
o Giai đoạn I: là giai đoạn “tổn thương dẫn truyền đơn thuần” (transmissionnelle pure) với khuyết Carhart, đường cốt đạo đi lên ở các tần số cao (hình 13).
o Giai đoạn II: là giai đoạn “tổn thương trước mê nhĩ’ (pré-labyrinthique) với đường khí đạo giảm trung bình 40dB, đường cốt đạo không đi lên sau tần số 2000Hz (hình 17).
o Giai đoạn III: là giai đoạn “có tổn thương mê nhĩ’ (labyrinthique confìrmée) với đường khí đạo giảm ở các tần số cao, đường cốt đạo giảm
– X Quang:
Tư thế Schuller: có giá trị để chẩn đoán loại trừ các bệnh lý xương chũm khác.
– CTScanner :
Thấy sự vôi hóa đế xương bàn đạp (khoảng cách đế xương bàn đạp ngắn lại là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xốp xơ tai).
4. ĐIỀU TRỊ:
* Nội khoa :
– Muc dich: Làm chậm sự tiến triển của bệnh xốp xơ tai (không cải thiện
được điếc).
– Chỉ định:
• Xốp xơ tai ốc tai đơn thuần.
• Xốp xơ tai không có chỉ định phẫu thuật hoặc bệnh nhân không chịu phẫu thuật.
• Xốp xơ tai đang tiến triển với dấu hiệu Schwartz .
• Các trường hợp ù tai, chóng mặt trước và sau khi can thiệp phẫu thuật tai.
– Thuốc:
Fluorure de sodium : 40 – 60 mg/1 ngày trong 1-2 năm.
Gluconate de calcium 0,5 mg x 2 -> 3 lần trong ngày.
Vitamin D : 400 UI x 2 -> 3 lần trong ngày.
*Điều trị ngoại khoa
Ba kỹ thuật chính :
Lấy toàn bộ xương bàn đạp.
Cắt bán phần đế bàn đạp.
Mở lỗ đế bàn đạp.
*Kháng sinh :
+Có thể sử dụng 1 trong các loại sau :
– Augmentine1g , Cefuroxime (Axetine 0,75g; Zinacef 0,75g), Cefotaxime (Shintaxime1g; Opeceftri1g), Ceftazidime (Fortum 1 g; Opeceftri 1 g hoặc Ceftriaxone).
– Ceftazidime (Fortum 1 g; Opeceftri 1 g hoặc Ceftriaxone).
+Có thể phối hợp thêm Getamycine 0,08 g
– Trẻ em : 20mg/10kg/ngày (TB)
– Người lớn : 1-2 ống/ngày (TB)
*Kháng viêm :
– Steroid : 3-5 ngày đầu sau đó chuyển sang dạng uống và giảm dần .
– Non-Steroid : Diclofenac (Neo-pyrazone 50mg) 1vx 2-3 lần/24 giờ.
– Giảm đau :
– Kháng Histamine : Chlorpheniramine , Fexofenadine (Telfast 60 mg): 1v x 1-2 lần/ngày
– Chống mặt : Taganil 500 mg : 1 ống x 2 lần/ngày/3 ngày
– Chống nôn ói: Metoclopramide (Primpéran 10mg) : 1 ống x 1-2 lần/ngày. -Rút mèche tai vào ngày 7.
-Xuất hiện vào ngày 8 – ngày 10.
Theo dõi sau xuất viện :
– Tái khám sau 1 tuần tại phòng soi tai, KHV : đánh giá tình trạng ống tai, màng nhĩ.
– Đo kiểm tra sức nghe đơn âm sau 2 – 4 tuần.
– Đo kiểm tra sức nghe đơn âm tốt nhất là sau 3 tháng.
Bacsidanang.com – Thông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .
Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.