CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ, HÔN MÊ TĂNG ÁP LỰC THẨM THẤU MÁU DO TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT

blank
Đánh giá nội dung:

PHÁC ĐỒ CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ HÔN MÊ TĂNG ÁP LỰC THẨM THẤU MÁU DO TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT

1. ĐẠI CƯƠNG:

– Tình trạng tăng áp lực thẩm thấu là một biến chứng cấp tính hiếm gặp của bệnh đái tháo đường. Tỷ lệ hôn mê tăng áp lực thẩm thấu không được thống kê rõ ràng vì có nhiều bệnh kết hợp.

– Nhìn chung tỷ lệ hôn mê tăng áp lực thẩm thấu vào khoảng 1% các hôn mê đái tháo đường.

- Nhà tài trợ nội dung -

– Tử suất chung khoảng 15-20%.

2. CHẨN ĐOÁN:

A. Nguyên nhân và yếu tố thuận lợi:

– Thường gặp trên người cao tuổi, nữ, đái tháo đường týp 2

– Bệnh nhân thường có bệnh nặng, lọc thận, truyền đạm, truyền máu, dùng lợi tiểu, corticoid, tai biến mạch máu não,…

B. Triệu chứng :

– Thường giai đoạn vào hôn mê kéo dài 5-7 ngày

– Dấu hiệu mát nước rất nặng

– Có dâu thần kinh định vị trong 30% trường hợp

– Có thê kèm theo tắc mạch, đông máu nội mạch lan tỏa, viêm phổi, nhiễm trùng gram âm, ..

C. Tiêu chí chẩn đoán:

– Đường huyết > 600-800 mg%

– pH máu > 7,3

– Dự trữ kiềm > 15 meq/l

– Ceton máu âm tính hay (+) ít

– Áp lực thẩm thấu máu > 330mosmol/kg nước

3. ĐIỀU TRỊ:

A. Đánh giá bệnh nhân:

– Bảo đảm đường thở

– Tình trạng tri giác

– Tình trạng tim mạch và thận

– Tình trạng mát nước

– Tìm ổ nhiễm trùng hay yếu tố khởi phát

B. Mục tiêu điều trị:

– Cải thiện tuần hoàn và tưới máu mô

– Giảm đường huyết về bình thường

– Điều chỉnh rối loạn điện giải -Tìm và điều trị yếu tố khởi phát

C. Bù dịch:

– Ưu tiên dùng NaCl 0,9%:→ truyền với tốc độ 2-3lit/giờ trong 2 giờ đầu, sau đó dùng NaCl 0,45%. Cần 6-12 lit trong 12 giờ đầu

– Trong 24 giờ đầu truyền khoảng 75% lượng dịch đã mất

– Duy trì thể tích nước tiểu khoảng 30-60 ml/giờ.

– Đặt CVP trong các trường hợp suy tim, suy thận, nhồi máu cơ tim cấp.

– Nếu Natri máu > 155 meq/l: ưu tiên dùng NaCl 0,45%.

– Khi dường huyết giảm xuống còn khoảng 250 mg%: truyền glucose 5% hoặc 10%.

D. Kali máu:

– Nên truyền Kali sớm từ 10-20 meq/giờ truyền tĩnh mạch.

E. Insulin:

– Bolus 10-20 đơn vị insulin nhanh sau đó truyền tĩnh mạch 5 đơn vị/giờ. Khi đường huyết còn khoảng 200-300 mg%, có thể truyền từ 1-2 đơn vị/giờ.

– Tăng liều từ 50-100% nếu có tình trạng đề kháng insulin hay sau giờ đầu tiên đường huyết không giảm được 70-100 mg%.

G. Theo dõi tích cực:

– Theo dõi bệnh nhân hôn mê (chăm sóc cấp 1)

– Tìm và điều trị yếu tố khởi phát

– Đánh giá biến chứng

H. Tiên lượng:

– Tiên lượng tử vong 50% khi có viêm phổi hay nhiễm trùng gram âm.

Bacsidanang.comThông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com