PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG VÙNG HÀM MẶT
1. CHẤN THƯƠNG PHẦN MỀM:
1.1. Chẩn đoán:
– Dựa trên các hình thái của vết thương:
• vết thương đụng đập (có hoặc không có tụ máu).
• Vết thương xây sát.
• Vết thương xuyên.
• Vết thương thiếu hổng.
1.2. Phác đồ điều trị:
– Tùy mức độ vết thương cho nhập viện hay ngoại trú:
• Làm sạch vết thương. Cắt lọc vết thương.
• Cầm máu.
• Tách bóc.
• Khâu đóng vết thương (dẫn lưu nếu cần).
• Băng ép.
• Chích SAT.
• Nội khoa: Tùy thực tế trên lâm sàng, có thể lựa chọn thuốc điều trị cho phù hợp.
• Kháng sinh:
❖ Amoxicillin:
♦ Liều thường dùng cho người lớn: 500mg/ mỗi 8 giờ 1 lần (uống).
♦ Trẻ em trên 12 tuổi: Dùng liều người lớn: 500mg/mỗi 8 giờ 1 lần (uống).
♦ Trẻ em đến 10 tuổi: 125-250mg / mỗi 8 giờ 1 lần (uống).
♦ Trẻ dưới 20kg thường dùng liều 20 – 40mg/ kg thể trọng/ ngày, chia làm 3 lần (uống).
❖ Cephalexin:
♦ Liều thường dùng cho người lớn: 500mg / mỗi 6 giờ 1 lần uống).
♦ Trẻ em: Liều thường dùng 25 – 60mg/ kg thể trọng/ 24 giờ, chia thành 2 – 3 lần uống.
❖ Clindamycin:
♦ Liều thường dùng cho người lớn: 150 – 300mg, uống mỗi 6 giờ 1 lần.
♦ Nhiễm khuẩn nặng: 450mg, uống mỗi 6 giờ 1 lần.
♦ Đối với trẻ em:
+ 3 – 6 mg/kg thể trọng, uống mỗi 6 giờ 1 lần.
+ Trẻ em dưới 1 tuổi hoặc cân nặng dưới 10 kg: 3,75 mg, uống mỗi 8 giờ 1 lần. ❖ Erythromycine:
♦ Liều thường dùng cho người lớn: 1 – 2g/ngày chia làm 2 – 4 lần uống. Khi nhiễm khuẩn nặng có thể tăng đến 4g/ngày, chia làm nhiều lần uống.
♦ Liều thường dùng cho trẻ em: 30 – 50mg/ kg thể trọng/ngày chia làm 2 – 4 lần uống. Trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng, liều có thể tăng lên gấp đôi.
♦ Trẻ em từ 2 – 8 tuổi: Dùng liều 1g/ngày chia làm 2 – 4 lần uống.
♦ Trẻ em dưới 2 tuổi: Dùng liều 500mg/ngày, chai làm 2 – 4 lần uống.
❖ Cefotaxim (1g):
♦ Liều thường dùng cho người lớn: 1 – 2g/ngày chia làm 2 lần tiêm bắp, tiêm mạch.
♦ Liều thường dùng cho trẻ em: 100 – 150 mg/kg/ngày chia làm 2 – 4 lần tiêm bắp, tiêm mạch.
♦ Với trẻ sơ sinh: Liều dùng 50mg/kg/ngày chia làm 2 -4 lần tiêm bắp, tiêm mạch.
• Kháng viêm, giảm đau:
❖ Paracetamol:
♦ Liều thường dùng cho người lớn: 500mg mỗi 4 – 6 giờ 1 lần uống.
♦ Liều thường dùng cho trẻ em 10 – 15mg/kg thể trọng mỗi 4 – 6 giờ uống.
❖ Diclofenac 75mg:
♦ Liều thường dùng cho người lớn: 1 – 2 ống/ 24 giờ tiêm bắp.
♦ Tenoxicam: Liều thường dùng cho người lớn: 20mg/ 24 giờ tiêm bắp, tiêm mạch.
❖ Methylprednisolone 40mg/ lọ: Liều thường dùng cho người lớn: 1 lọ / 24 giờ – tiêm mạch/tiêm bắp.
1.3. Theo dõi, chế độ chăm sóc và tái khám:
– Giữ vết thương khô và sạch.
– Thay băng, rửa vết thương mỗi ngày và tái khám sau 1 tuần.
1.4. Biến chứng và cách xử lý:
– Nhiễm trùng: thường xuyên xảy ra, điều trị bằng kháng sinh và rạch dẫn lưu nếu có tụ mủ.
– Tụ máu: Dẫn lưu máu tụ.
GÃY XƯƠNG Ổ RĂNG:
2.1. Chẩn đoán:
2.1.1. Lâm sàng:
– Lung lay khối xương ổ răng.
– Sưng bầm hay rách lợi.
– Sai khớp cắn.
2.1.2. Cận lâm sàng: X- Quang: Panorex, quanh chóp, Occlusal.
2.2. Phác đồ điều trị gãy xương ổ răng:
– Xét nghiệm máu: công thức máu, TS, TC (có thể có TQ, TCK, thử đường huyết nếu cần) (tùy theo cơ địa bệnh nhân mà có chỉ định cần thiết)
– Nắn chỉnh khối xương gãy về đúng vị trí.
– Cố định bằng cung hay chỉ kẽm.
– Cố định liên hàm nếu cần.
– Nội khoa: Tùy thực tế trên lâm sàng, có thể lựa chọn thuốc điều trị cho phù hợp.
– Kháng sinh:
• Amoxicillin:
❖ Liều thường dùng cho người lớn: 500mg/mỗi 8 giờ 1 lần (uống).
❖ Trẻ em trên 12 tuổi: Dùng liều người lớn: 500mg / mỗi 8 giờ 1 lần (uống).
❖ Trẻ em đến 10 tuổi: 125-250mg/mỗi 8 giờ 1 lần (uống). ❖ Trẻ dưới 20kg thường dùng liều 20 – 40mg/kg thể trọng/ngày, chia làm 3 lần (uống).
• Cephalexin:
❖ Liều thường dùng cho người lớn: 500mg / mỗi 6 giờ 1 lần uống).
❖ Trẻ em: Liều thường dùng 25 – 60mg/ kg thể trọng/ 24 giờ, chia thành 2 – 3 lần uống.
• Kháng viêm, giảm đau:
• Paracetamol:
❖ Liều thường dùng cho người lớn: 500mg mỗi 4 – 6 giờ 1 lần uống.
❖ Liều thường dùng cho trẻ em 10 – 15mg/kg thể trọng mỗi 4 – 6 giờ uống.
• Diclofenac 75mg:
❖ Liều thường dùng cho người lớn: 1 – 2 ống/ 24 giờ tiêm bắp.
❖ Tái khám tùy theo mức độ cố định của khối xương gãy
❖ Chế độ ăn mềm, lỏng, nguội.
3. GÃY XƯƠNG HÀM:
3.1. Gãy xương hàm kèm theo chấn thương sọ não hay các cơ quan khác (theo thứ tự ưu tiên xử trí): xử trí sơ cấp cứu ban đầu:
– Đảm bảo đường thở.
– Cầm máu.
– Nội khoa: kháng sinh, kháng viêm, giảm đau.
– Chuyển điều trị theo chuyên khoa.
3.2. Gãy xương hàm mặt đơn thuần:
3.2.1. Lâm sàng:
❖ Sưng nề, biến dạng. ❖ Đau chói khi ấn chẩn. ❖ Sai khớp cắn, há miệng hạn chế. ❖ Song thị.
3.2.2. Cận lâm sàng: X – Quang: Panorex, Face, Occlusal, Blondeau, Hirtz, sọ nghiêng, C.T
3.3. Phác đồ điều trị:
– Xét nghiệm máu: công thức máu, TS, TC (có thể có TQ, TCK, thử đường huyết nếu cần) (tùy theo cơ địa bệnh nhân mà có chỉ định cần thiết), ECG, X-Quang phổi.
– Phẫu thuật nắn chỉnh xương, kết hợp xương.
– Cố định liên hàm nếu cần.
– Nội khoa: Tùy thực tế trên lâm sàng, có thể lựa chọn thuốc điều trị cho phù hợp.
– Kháng sinh:
• Amoxicillin:
❖ Liều thường dùng cho người lớn: 500mg / mỗi 8 giờ 1 lần (uống).
❖ Trẻ em trên 12 tuổi: Dùng liều người lớn: 500mg / mỗi 8 giờ 1 lần (uống).
❖ Trẻ em đến 10 tuổi: 125-250mg / mỗi 8 giờ 1 lần (uống). ❖ Trẻ dưới 20 kg thường dùng liều 20 – 40mg/ kg thể trọng/ ngày, chia làm 3 lần (uống).
• Cephalexin:
❖ Liều thường dùng cho người lớn: 500mg / mỗi 6 giờ 1 lần uống).
❖ Trẻ em: Liều thường dùng 25 – 60mg/ kg thể trọng/ 24 giờ, chia thành 2 – 3 lần uống.
• Clindamycin:
❖ Liều thường dùng cho người lớn: 150 – 300mg, uống mỗi 6 giờ 1 lần.
❖ Nhiễm khuẩn nặng: 450mg, uống mỗi 6 giờ 1 lần.
♦ Đối với trẻ em:
+ 3- 6mg/kg thể trọng, uống mỗi 6 giờ 1 lần.
+ Trẻ em dưới 1 tuổi hoặc cân nặng dưới 10 kg: 3,75mg, uống mỗi 8 giờ 1 lần.
• Erythromycine:
❖ Liều thường dùng cho người lớn: 1 – 2g/ngày chia làm 2 – 4 lần uống. Khi nhiễm khuẩn nặng có thể tăng đến 4g/ngày, chia làm nhiều lần uống.
❖ Liều thường dùng cho trẻ em: 30 – 50 mg/ kg thể trọng/ngày chia làm 2 – 4 lần uống. Trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng, liều có thể tăng lên gấp đôi.
❖ Trẻ em từ 2 – 8 tuổi: Dùng liều 1g/ngày chia làm 2 – 4 lần uống.
❖ Trẻ em dưới 2 tuổi: Dùng liều 500 mg/ngày, chai làm 2 – 4 lần uống.
• Cefotaxim (1g):
❖ Liều thường dùng cho người lớn: 1 – 2g/ ngày chia làm 2 lần tiêm bắp, tiêm mạch.
❖ Liều thường dùng cho trẻ em: 100 – 150 mg/kg/ngày chia làm 2 – 4 lần tiêm bắp, tiêm mạch.
❖ Với trẻ sơ sinh: Liều dùng 50mg/kg/ngày chia làm 2 – 4 lần tiêm bắp, tiêm mạch.
– Kháng viêm, giảm đau:
• Paracetamol:
❖ Liều thường dùng cho người lớn: 500mg mỗi 4 – 6 giờ 1 lần uống.
❖ Liều thường dùng cho trẻ em 10 – 15mg/kg thể trọng mỗi 4 -6 giờ uống.
• Diclofenac 75mg:
❖ Liều thường dùng cho người lớn: 1 – 2 ống/ 24 giờ tiêm bắp
• Tenoxicam 20mg:
❖ Liều thường dùng cho người lớn: 20mg/ 24 giờ tiêm bắp, tiêm mạch.
– X – quang kiểm tra trước khi ra viện.
3.4. Theo dõi chế độ chăm sóc và tái khám:
– Theo dõi dấu hiệu sinh tồn.
– Giữ vết thương khô và sạch.
– Thay băng, rửa vết thương mỗi ngày.
– Tái khám tùy theo mức độ ổn định của khối xương gãy.
– Chế độ ăn mềm, lỏng, nguội.
3.5. Biến chứng và cách xử lý:
– Nhiễm trùng: thường hiếm xảy ra, điều trị bằng kháng sinh.
– Tổn thương thần kinh làm yếu liệt hoặc dị cảm môi, lưỡi: thường là tạm thời và mất đi sau 6 tháng.
– Há miệng hạn chế: hướng dẫn bệnh nhân tập há miệng.
VẬT LIỆU TIÊU HAO TRONG ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG TRONG ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG HÀM MẶT
STT |
TÊN VẬT LIỆU |
ĐƠN VỊ TÍNH |
SỐ LƯỢNG |
01 |
Kim nha |
Cây |
1 -> 2 |
02 |
Dao mổ số 15 |
Lưỡi |
1 -> 2 |
03 |
Chỉ kẽm cố định hàm |
Cuộn |
2 -> 4 |
04 |
Chỉ kẽm kết hợp xương |
Cuộn |
>50 |
05 |
Cung cố định |
Cây |
1 -> 2 |
06 |
Nẹp vis |
Lỗ |
>3 |
07 |
Mũi khoan kết hợp xương |
Mũi |
1 |
08 |
Chỉ khâu |
Sợi |
>1 |
09 |
Thun kéo hàm |
Bịch |
1 |
Bacsidanang.com – Thông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .
Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.