RỐI LOẠN NGÔN NGỮ DIỄN ĐẠT
I. ĐẠI CƯƠNG:
– Một rối loạn phát triển chuyên biệt trong đó khả năng sử dụng ngôn ngữ nói của trẻ thấp rõ so với trình độ tương ứng với tuổi tâm thần của trẻ, nhưng khả năng giao tiếp vẫn trong giới hạn bình thường. Có thể có hoặc không có các bất thường trong cách phát âm.
– Những trẻ có rối loạn ngôn ngữ diễn đạt gặp khó khăn trong việc truyền đạt những nhu cầu, suy nghĩ và mục đích thông qua ngôn ngữ nói. Trẻ thường (1) có những giới hạn về số và sự đa dạng của từ vựng, (2) sử dụng các câu ngắn, không hoàn chỉnh và không có cấu trúc ngữ pháp, (3) kể lại các câu chuyện, sự kiện một cách không tổ chức, lộn xộn, phức tạp. Những vấn đề giao tiếp này thì biểu hiện rõ ràng mặc dù thính lực, trí tuệ ngôn ngữ không lời và khả năng hiểu ngôn ngữ nói trong giới hạn bình thường.
– Đối với quá trình phát triển về ngôn ngữ của trẻ, việc thiếu một số từ đơn ở độ 2 tuổi và sự thất bại trong việc tạo ra 1 câu gồm 2 từ lúc 3 tuổi, nên được xem là những dấu hiệu điển hình của việc chậm trễ. Những khó khăn sau đó bao gồm: sự phát triển từ vựng hạn chế, lạm dụng 1 cấu trúc ngắn gồm các từ mang tính tổng quát, khó khăn trong việc chọn từ thích hợp và từ thay thế, rút ngắn độ dài câu nói, cấu trúc câu chưa hoàn chỉnh, các lỗi cú pháp, và sử dụng sai các đặc điểm ngữ pháp như trạng từ, đại từ, động từ…. Sự bất thường trong ngôn ngữ nói thường xảy ra cùng với sự chậm trễ hay những bất thường trong việc phát âm.
– Chẩn đoán nên được thiết lập khi tính nghiêm trọng của việc chậm trễ trong sự phát triển ngôn ngữ diễn đạt nằm ngoài những giới hạn của sự thay đổi bình thường so với tuổi tâm thần của trẻ, nhưng những kỹ năng ngôn ngữ tiếp nhận thì trong giới hạn bình thường. Việc sử dụng các ám hiệu phi ngôn ngữ (như nụ cười hay dáng điệu) và ngôn ngữ “nội tâm” được phản ánh trong những hoạt động mang tính tưởng tượng hay trò chơi giả bộ tương đối còn nguyên vẹn và khả năng giao tiếp xã hội không lời tương đối không suy giảm. Đứa trẻ sẽ tìm kiếm để giao tiếp mặc dù có sự bất thường ngôn ngữ và có khuynh hướng bù lại sự thiếu sót ngôn ngữ bằng việc sử dụng điệu bộ, cách biểu cảm, cách phát âm không lời. Tuy nhiên những khó khăn liên quan đến những mối quan hệ với bạn bè đồng trang lứa, sự rối loạn cảm xúc, bất thường hành vi, và/hoặc rối loạn tăng động – giảm chú ý ít gặp, đặc biệt là trẻ trong độ tuổi đi học.
– Có 2 dạng:
• Dạng phát triển: nguyên nhân chưa được biết. Các yếu tố về sinh học và môi trường đã được nhận biết nhưng không yếu tố nào được xác định là nguyên nhân gây ra rối loạn.
• Dạng mắc phải: xảy ra bất kỳ lúc nào ở bất kỳ độ tuổi nào và với những nguyên nhân được biết đến như đột quỵ, chấn thương đầu, co giật hay nhiễm độc.
II. TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN THE O ICD 10:
A- Các kỹ năng ngôn ngữ diễn đạt, khi được đánh giá bằng các trắc nghiệm đã được chuẩn hóa, thấp hơn giới hạn 2 độ lệch chuẩn theo tuổi của trẻ.
B- Các kỹ năng thể hiện ngôn ngữ với chỉ số IQ ngôn ngữ không lời thấp hơn ít nhất 1 độ lệch chuẩn khi được đánh giá dựa trên các trắc nghiệm đã được chuẩn hóa.
C- Các kỹ năng ngôn ngữ tiếp nhận, khi được đánh giá bằng các trắc nghiệm đã được chuẩn hóa, nằm trong giới hạn 2 , độ lệch chuẩn theo tuổi của trẻ.
D- Việc sử dụng và khả năng hiểu các chức năng giao tiếp phi ngôn ngữ và các chức năng ngôn ngữ hình tượng trong giới hạn bình thường.
E- Không có các rối loạn thần kinh, các rối loạn giác quan, hoặc bệnh lý nội khoa tác động trực tiếp đến việc sử dụng ngôn ngữ nói, cũng như không có rối loạn phát triển lan tỏa.
F- Tiêu chuẩn loại trừ: chỉ số IQ phần ngôn ngữ không lời dưới 70 trên một trắc nghiệm chuẩn hóa.
III. CẬN LÂM SÀNG:
– Trắc nghiệm trí tuệ.
– Kiểm tra thính lực.
– Điện não đồ
– MRI, CT sọ não
IV. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT:
– Rối loạn ngôn ngữ hỗn hợp tiếp nhận và diễn đạt.
– Mất ngôn ngữ mắc phải do động kinh.
– Điếc hoặc giảm thính lực do viêm nhiễm.
– Chậm phát triển tâm thần.
– Rối loạn phát triển lan tỏa.
V. ĐIỀU TRỊ:
– Trị liệu ngôn ngữ: thường được can thiệp khi các vấn đề của trẻ tiếp tục tồn tại đến 4-5 tuổi.
• Trị liệu trực tiếp: tiếp xúc trực tiếp với trẻ và hướng dẫn trẻ phát âm đúng phương pháp.
• Trị liệu gián tiếp: dạy bố mẹ hoặc những người có liên quan trực tiếp với trẻ các phương pháp ứng dụng hàng ngày để hổ trợ trẻ trong việc phát triển ngôn ngữ.
– Một số nghiên cứu cho thấy việc can thiệp sớm hơn cũng mang lại hiệu quả tốt.
– Đối với dạng mắc phải: rất ít nghiên cứu được đánh giá có hệ thống tính hiệu quả của các biện pháp can thiệp ngôn ngữ lên trẻ. Tuy nhiên, có một số lời khuyên đối với mối bận tâm làm như thế nào để tạo điều kiện thuận lợi cho sự hòa nhập đối với những trẻ đã có tổn thương ở não khi trở về trường học và môi trường chung quanh cũng tỏ ra có hiệu quả trên y văn. Phần lớn các lời khuyên này chú trọng đến những di chứng về nhận thức, vận động và cảm xúc, nhưng những lời khuyên khác thì đề cập đến những dấu hiệu của ngôn ngữ thể hiện như những khó khăn trong việc tìm kiếm từ ngữ hay diễn đạt. Những lời khuyên này thường kết hợp những kỹ thuật được đề ra cho người chăm sóc trẻ và cho thấy là có hiệu quả trên các trẻ bị mất ngôn ngữ dạng mắc phải.
Bacsidanang.com – Thông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .
Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.