Thuốc Glimepiride: Công dụng; liều dùng; chỉ định và chống chỉ định

blank
Đánh giá nội dung:

Glimepiride là thuốc gì? Công dụng; liều dùng; chỉ định; chống chỉ định bacsidanang.com

Tìm hiểu chung

Tác dụng của thuốc glimepiride là gì?

Bạn có thể sử dụng thuốc glimepiride kết hợp với chế độ ăn uống và tập thể dục thích hợp để kiểm soát đường huyết cao ở những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2. Glimepiride cũng có thể được sử dụng với thuốc trị tiểu đường khác.

Việc kiểm soát đường huyết giúp ngăn ngừa tổn thương thận, mù lòa, các vấn đề thần kinh, dị tật chân tay và các rối loạn chức năng tình dục. Kiểm soát thích hợp bệnh tiểu đường cũng có thể làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Glimepiride thuộc nhóm thuốc sulfonylurea. Glimepiride làm giảm đường huyết  bằng cách làm giải phóng insulin tự nhiên trong cơ thể.

- Nhà tài trợ nội dung -

Bạn nên dùng thuốc glimepiride như thế nào?

Bạn nên dùng thuốc này bằng cách uống với bữa ăn sáng hoặc bữa ăn chính đầu tiên trong ngày, theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường là một lần hàng ngày. Liều lượng được dựa trêntình trạng sức khỏe và đáp ứng điều trị của bạn.

Bạn nên sử dụng thuốc thường xuyên để thấy hiệu quả tốt nhất của thuốc. Để tránh quên liều, hãy dùng thuốc vào cùng thời điểm mỗi ngày. Để giảm nguy cơ tác dụng phụ, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn bắt đầu dùng thuốc này với liều thấp và tăng dần dần liều của bạn. Thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ cẩn thận.

Nếu bạn đang dùng một loại thuốc trị tiểu đường khác (như chlorpropamide), hãy làm theo hướng dẫncủa bác sĩ trong việc dừng sử dụng thuốc cũ và bắt đầu dùng glimepiride.

Bên cạnh đó, thuốc colesevelam có thể làm giảm sự hấp thu của glimepiride của cơ thể. Nếu bạn đang sử dụng colesevelam, dùng glimepiride ít nhất 4 giờ trước khi dùng colesevelam.

Hãy cho bác sĩ biết nếu tình trạng của bạn không được cải thiện hoặc xấu đi (mức đường huyết của bạn quá cao hoặc quá thấp).

Bạn nên bảo quản thuốc glimepiride như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy,  bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và  thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt  thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc  công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc glimepiride cho người lớn như thế nào?

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh tiểu đường tuýp 2:

  • Liều khởi đầu: bạn dùng 1-2mg uống mỗi ngày một lần.
  • Liều duy trì: bạn dùng 1-4mg uống mỗi ngày một lần.

Bạn nên dùng thuốc glimepiride với bữa ăn sáng hoặc bữa ăn chính đầu tiên. Liều khuyến cáo tối đa là 8 mg mỗi ngày.

Liều dùng thông thường cho người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường tuýp 2:

Liều khởi đầu: bạn dùng 1 mg uống mỗi ngày một lần.

Liều duy trì: bạn dùng 1-4 mg uống mỗi ngày một lần.

Liều dùng thuốc glimepiride cho trẻ em như thế nào?

Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh tiểu đường tuýp 2:

Trẻ trên 8 tuổi:

  • Liều khởi đầu:bạn dùng 1-2mg cho trẻ uốngmỗi ngày một lần;
  • Liều duy trì: bạn dùng 1-4mg cho trẻ uốngmỗi ngày một lần.

Bạn nên cho trẻ dùng thuốc glimepiride cùng với bữa ăn sáng hoặc bữa ăn chính đầu tiên. Liều khuyến cáo tối đa là 8 mg mỗi ngày.

Thuốc glimepiride có những dạng và hàm lượng nào?

Glimepiride có dạng và hàm lượng là: viên nén, uống: 1mg, 2mg, 4mg.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc glimepiride?

Gọi cấp cứu ngay nếu bạn có bất cứ dấu hiệu của một phản ứng dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt,môi, lưỡi hoặc họng.
Hãy gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn mắc bất cứ tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau đây:

  • Phát ban da nặng, ngứa, mẩn đỏ hoặc kích thích
  • Da nhợt nhạt, dễ bầm tím hoặc chảy máu, sốt, suy nhược khác thường
  • Tê hoặc cảm giác tê tê
  • Khó thở
  • Cảm giác như bạn có thể ngất xỉu
  • Nước tiểu đậm màu, phân màu đất sét
  • Đau bụng phía trên, sốt nhẹ, vàng da (vàng da hoặc mắt)
  • Buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, cảm giác bồn chồn hay cáu kỉnh, nhầm lẫn, ảo giác, đau cơ hay yếu cơ hoặc co giật.

Tác dụng phụ ít nghiêm trọng bao gồm:

  • Chóng mặt, đau đầu, cảm giác mệt mỏi
  • Buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy
  • Tăngnhạy cảm của da với ánh sáng mặt trời
  • Ngứa nhẹ hoặc phát ban

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng trước khi dùng

Trước khi dùng thuốc glimepiride, bạn nên biết những gì?

Trước khi dùng glimepiride, bạn nên báo với bác sĩ và dược sĩ nếu:

  • Bạnbị dị ứng với glimepiride, bất kỳ loại thuốc nào khác, hoặc bất kỳ thành phần nào trong glimepiride. Hỏi dược sĩ về danh sách các thành phần.
  • Bạn đang dùng hoặc định dùng các loại thuốc kê toa và không kê toa, vitamin, thực phẩm chức năng, các sản phẩm thảo dược. Bạn cần chắc chắn đề cập đến các thuốc như: thuốc chống đông máu như warfarin (Coumadin®); aspirin và các thuốc chống viêm không steroid khác (NSAIDs) như ibuprofen (Advil®, Motrin®) và naproxen (Aleve®, Naprosyn®); thuốc chẹn betanhưatenolol (Tenormin®), labetalol (Normodyne®), metoprolol (Lopressor®, ToprolXL®), nadolol (Corgard®), và propranolol (Inderal®); chloramphenicol; clarithromycin (Biaxin®); disopyramide (Norpace®); thuốc lợi tiểu; fluconazole (Diflucan®); fluoxetine (Prozac®, Sarafem®); liệu pháp thay thế hormone và thuốc tránh thai nội tiết (thuốc ngừa thai, miếng dán, đặt vòng, cấy ghép, tiêm); insulin hoặc các thuốc khác để điều trị đường huyết cao hoặc tiểu đường; isoniazid(INH); các chất ức chếMAOnhưisocarboxazid (Marplan®), phenelzine (Nardil®), selegilin (ELDEPRYL®, Emsam®, Zelapar®), tranylcypromin (PARNATE); thuốc trị bệnh hen và cảm lạnh; thuốc trị bệnh tâm thần và buồn nôn; miconazole (Monistat®); niacin; steroid đường uống như dexamethasone (Decadron®, Dexone®), methylprednisolone (Medrol®) và prednisone (Deltasone®); phenytoin (Dilantin®); probenecid (Benemid®); quinolone và thuốc kháng sinh nhóm fluoroquinolone như cinoxacin (Cinobac®), ciprofloxacin (Cipro®), enoxacin (Penetrex®), gatifloxacin (Tequin®), levofloxacin (Levaquin®), lomefloxacin (Maxaquin®), moxifloxacin (Avelox®), axit nalidixic (NegGram®), norfloxacin (Noroxin®), ofloxacin (Floxin®), sparfloxacin (Zagam®), trovafloxacin và kết hợp alatrofloxacin (Trovan); rifampin (Rifadin); thuốc giảm đau salicylate như cholinemagne trisalicylate, salicylatecholine (Arthropan), diflunisal (Dolobid®), magne salicylat (Doan®, những thuốc khác), salsalate (Argesic®, Disalcid®, Salgesic®); thuốc kháng sinh nhóm sulfa nhưco-trimoxazole (Bactrim®, Septra®); sulfasalazine (Azulfidine®); các thuốc trị bệnh về tuyến giáp. Ngoài ra, hãy cho bác sĩ hoặcdược sĩ biết nếu bạn ngừng dùng những thuốc này khi dùng glibenclamid. Bác sĩ có thể sẽ thay đổi liều thuốc hoặc theo dõi bạn một cách cẩn thận để tránh tác dụng phụ.
  • Bạn hoặc bất kỳ thành viên nào trong gia đình của bạn có hay đã từng mắc bệnh thiếu hụt G6PD (một bệnh di truyền gây ra sự tiêu hủy sớm hồng cầu hoặc thiếu máu tán huyết; hoặc nếu bạn mắc rối loạn hormone liên quan đến tuyến thượng thận, tuyến yên, tuyến giáp; hoặc nếu bạn mắc bệnh tim, thận hoặc bệnh gan.
  • Bạn đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú. Nếu bạn có thai trong khi dùng glimepiride, đến gặp bác sĩ ngay.
  • Bạn đang có phẫu thuật, kể cả phẫu thuật nha khoa, hãy nói cho bác sĩ hoặc nha sĩ biết bạn đang dùng glimepiride.

Ngoài ra, bạn cần hỏi bác sĩ vềviệc sử dụng an toàn các loại đồ uống có cồn trong khi bạn đang dùng glimepiride. Rượu có thể làm cho tác dụngphụ của glimepiride tồi tệ hơn. Uống rượu trong khi dùng glimepiride có thể (hiếm khi) gây ra các triệu chứng như đỏ bừng mặt (đỏ mặt), nhức đầu, buồn nôn, nôn, đau ngực, suy nhược, nhìn mờ, rối loạn tâm thần, đổ mồ hôi, nghẹt thở, khó thở, lo lắng.

Bên cạnh đó, bạn nên tránh tiếp xúc không cần thiết hoặc kéo dài với ánh nắng; mặc quần áo bảo hộ, kính mát, dùng kem chống nắng. Glimepiride in có thể làm cho làn da của bạn nhạy cảm với ánh sáng mặt trời.

Cuối cùng, bạn hãy hỏi bác sĩ để tìm ra giải pháp nếu bạn bị bệnh, nhiễm trùng hoặc sốt, căng thẳng hoặc bị thương. Các tình trạng này có thể ảnh hưởng đến đường huyết của bạn và liều lượng glimepiride cần dùng.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Tương tác thuốc

Thuốc glimepiride có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồn thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Bạncó thểcó nhiều khả năngbị hạ đường huyết (đường huyết thấp) nếu bạn dùng chung glimepiride với các thuốc khác gây hạ đường huyết, chẳng hạn như:

  • Exenatide (Byetta®)
  • Probenecid (Benemid®)
  • Aspirin haycác thuốc salicylat khác (bao gồm PeptoBismol®)
  • Thuốc chống đông máu (warfarin, Coumadin®, Jantoven®)
  • Thuốc nhóm sulfa (Bactrim®, SMZ-TMP và những thuốc khác)
  • Thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOI)
  • Insulin hoặc các thuốc trị tiểu đường đường uống khác.

Thức ăn và rượu bia có tương tác với thuốc glimepiride không?

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc glimepiride?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Uống rượu quá mức
  • Tuyến thượng thận hoạt động kém
  • Suy giảm tuyến yên
  • Tình trạng suy dinh dưỡng
  • Thể trạng yếu – tình trạng này có thể làm cho bạn nhạy cảm hơn với những ảnh hưởng của tình trạng đường huyết thấp
  • Nhiễm toan ceton máu (tình trạng nhiễm ceton trong máu)
  • Tiền sử dị ứng sulfonamide (kháng sinh hoặc thuốc dạ dày, ví dụ như sulfamethoxazole, sulfasalazine, sulfisoxazole, Azulfidine®, Bactrim®, hoặc Septra®)
  • Bệnh tiểu đường tuýp 1 – bạn không nên sử dụng ở những bệnh nhân mắc tình trạng này
  • Sốt
  • Nhiễm trùng
  • Phẫu thuật
  • Chấn thương – tình trạng này có thể gây ra vấn đề về kiểm soá tlượng đường huyết tạm thời và bác sĩ có thể điều trị cho bạn tạm thời với insulin
  • Thiếu hụt glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD) (một rối loạn chuyển hóa di truyền ảnh hưởng đến hồng cầu) – có thể gây thiếu máu tán huyết (rối loạn máu) ở những bệnh nhân với tình trạng này
  • Bệnh tim – sử dụng thận trọng vì thuốc có thể làm cho tình trạng bệnh tồi tệ hơn
  • Bệnh thận – sử dụng thận trọng vì thuốc có thể gây nồng độ thuốc trong máu cao hơn, có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng.

Trường hợp khẩn cấp/quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Triệu chứng quá liều gồm:

  • Co giật.
  • Mất ý thức.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

div{max-width:350px;background:#c9e5ff;border-radius:6px;padding:13px}#mc_embed_signup>div>p{line-height:1.17;font-size:24px;color:#284a75;font-weight:700;margin:0 0 10px 0;letter-spacing:-1.3px}#mc_embed_signup>div>div:nth-of-type(1n){color:#284a75;font-size:12px;line-height:1.67}#mc_embed_signup>div>div:nth-of-type(2n){margin:10px 0;display:flex;margin-bottom:5px}#mc_embed_signup>div>div:nth-of-type(3n){font-size:8px;line-height:1.65;margin-top:10px}#mc_embed_signup>div input[type=”email”]{font-size:13px;max-width:240px;flex:1;padding:0 12px;min-height:36px;border:none;box-shadow:none;border:none;outline:none;border-radius:0;min-height:36px;border:1px solid #fff;border-right:none;border-top-right-radius:0;border-bottom-right-radius:0;border-top-left-radius:8px;border-bottom-left-radius:8px}#mc_embed_signup>div input[type=”submit”]{font-size:11px;letter-spacing:normal;padding:12px 20px;font-weight:600;appearance:none;outline:none;background-color:#284a75;color:#fff;box-shadow:none;border:none;outline:none;border-radius:0;min-height:36px;border-top-right-radius:8px;border-bottom-right-radius:8px}.category-template-category–covid-19-php #mc_embed_signup .mc_signup_title,.category-template-category–covid-19-php #mc_embed_signup .mc_signup_description,.category-template-category–covid-19-php #mc_embed_signup .mc_signup_tnc{display:none}.category-template-category–covid-19-php .mc4wp-response{font-size:15px;line-height:26px;letter-spacing:-.07px;color:#284a75}.category-template-category–covid-19-php .myth-busted .mc4wp-response,.category-template-category–covid-19-php .myth-busted #mc_embed_signup>div{margin:0 30px}.category-template-category–covid-19-php .mc4wp-form{margin-bottom:20px}.category-template-category–covid-19-php #mc_embed_signup>div>.field-submit,.category-template-category–covid-19-php #mc_embed_signup>div{max-width:unset;padding:0}.category-template-category–covid-19-php #mc_embed_signup>div input[type=”email”]{-ms-flex-positive:1;flex-grow:1;border-top-left-radius:8px;border-bottom-left-radius:8px;border-top-right-radius:0;border-bottom-right-radius:0;padding:6px 23px 8px;border:none;max-width:500px}.category-template-category–covid-19-php #mc_embed_signup>div input[type=”submit”]{border:none;border-radius:0;border-top-right-radius:0;border-bottom-right-radius:0;background:#284a75;box-shadow:none;color:#fff;border-top-right-radius:8px;border-bottom-right-radius:8px;font-size:15px;font-weight:700;text-shadow:none;padding:5px 30px}form.mc4wp-form label{display:none}

Bạn muốn sống khỏe mạnh?

Đăng ký nhận tin tức mới nhất về bệnh Đái tháo đường từ bacsidanang.com và Glucerna, đối tác sức khỏe của chúng tôi! Bằng việc lựa chọn “Đăng ký”, bạn tin tưởng và đồng ý cho đối tác của chúng tôi sử dụng thông tin này thông qua chính sách bảo mật của họ. Đồng thời thông qua chính sách bảo mật của bacsidanang.com, chúng tôi được phép sử dụng thông tin của bạn cho các dịch vụ như gửi email đến bạn.Leave this field empty if you’re human:

Các bài viết của Bacsidanang.com Group chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

 

Bacsidanang.com – Trang web cung cấp những thông tin chính thống về sức khỏe và địa chỉ khám bệnh tin cậy ở Đà Nẵng. Email:bacsidanang@gmail.com.”

Group: bacsidanang.com