Thiamin (vitamin B1) là thuốc gì? Công dụng; liều dùng; chỉ định; chống chỉ định bacsidanang.com
Tìm hiểu chung
Tác dụng của thuốc thiamin (vitamin B1) là gì?
Thiamin (vitamin B1) được tìm thấy trong thực phẩm như ngũ cốc thô, thịt, các loại hạt, đậu, đậu Hà Lan. Thiamin (vitamin B1) quan trọng trong việc chuyển hóa carbohydrates từ thực phẩm thành các sản phẩm cần thiết cho cơ thể.
Bạn có thể sử dụng thiamin được sử dụng để điều trị hoặc ngăn ngừa thiếu hụt vitamin B1. Trong khi đó, thiamin dạng tiêm được sử dụng để điều trị bệnh beriberi, một tình trạng nghiêm trọng do thiếu vitamin B1 kéo dài.
Bạn có thể dùng vitamin B1 dạng uống mà không cần toa bác sĩ, nhưng thiamin dạng tiêm phải được thực hiện bởi chuyên viên y tế.
Thiamin (vitamin B1) cũng có thể được sử dụng cho các mục đích không được liệt kê trong hướng dẫn thuốc.
Bạn nên dùng thuốc thiamin (vitamin b1) như thế nào?
Bạn nên sử dụng đúng theo chỉ dẫn trên nhãn hoặc theo quy định của bác sĩ. Không sử dụng với số lượng lớn hơn hoặc ít hơn hoặc lâu hơn so với khuyến cáo.
Bạn có thể được hướng dẫn để tiêm bắp thiamin (vitamin B1) tại nhà. Đừng tự tiêm thuốc này nếu bạn không hiểu rõ cách tiêm thế nào và vứt bỏ kim tiêm, ống tiêm đã qua sử dụng.
Không sử dụng thuốc tiêm nếu nó đã có sự thay đổi màu sắc hoặc có hạt trong đó. Gọi bác sĩ cho toa thuốc mới.
Lượng thiamin (vitamin B1) khuyến cáo dùng hằng ngày sẽ tăng theo độ tuổi. Thực hiện theo hướng dẫn của chuyên viên y tế.
Thiamin (vitamin B1) chỉ là một phần của một quá trình điều trị, cũng có thể bao gồm một chế độ ăn uống đặc biệt. Điều này là rất quan trọng để thực hiện theo chế độ ăn uống cho bởi bác sĩ hoặc chuyên viên tư vấn dinh dưỡng. Bạn sẽ trở nên quen thuộc với danh sách các loại thực phẩm bạn nên ăn hoặc tránh để giúp kiểm soát tình trạng của bạn.
Bạn nên bảo quản thuốc thiamin (vitamin B1) như thế nào?
Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.
Liều dùng
Các thông tin cung cấp không phải là một thay thế cho tư vấn y tế. Luôn luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn trước khi sử dụng thuốc này.
Liều dùng thuốc thiamin (vitamin B1) cho người lớn như thế nào?
Liều thông thường cho người lớn bị bệnh beriberi:
- Bạn dùng 10-20 mg tiêm bắp 3 lần mỗi ngày trong 2 tuần. Sau đó, sử dụng multivitamin uống có chứa 5-10 mg thiamin (vitamin B1) hàng ngày trong một tháng. Trong thời gian dùng thuốc, bạn cũng cần tuân theo một chế độ ăn uống đầy đủ và cân bằng.
Liều thông thường cho phụ nữ có thai bị viêm dây thần kinh:
- Nếu nôn ói nặng, bạn không sử dụng thiamin (vitamin B1) dạng uống.
- Đối với dạng thuốc tiêm, bạn tiêm bắp 5-10 mg hàng ngày.
Liều thông thường cho người lớn bị suy cơ tim có ứ dịch:
- Thiamin (vitamin B1) được tiêm từ từ qua đường tĩnh mạch.
Liều thông thường cho người lớn thiếu thiamin:
- Nếu cung cấp dextrose: bệnh nhân có tình trạng thiamin (vitamin B1) ngoại biên, sử dụng 100 mg trong mỗi vài lít đầu tiên của dịch tiêm tĩnh mạch để tránh dẫn đến suy tim.
Liều thông thường cho người lớn để bổ sung vitamin/chất khoáng:
- Bạn dùng 50-100 mg uống mỗi ngày một lần.
Liều thông thường cho người lớn bệnh não Wernicke:
- Liều khởi đầu 100mg tiêm tĩnh mạch, sau đó là 50-100 mg/ngày tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch đến khi bệnh nhân cân bằng chế độ ăn uống.
Liều dùng thuốc thiamin (vitamin B1) cho trẻ em như thế nào?
Liều thông thường cho trẻ em mắc bệnh Beriberi:
- Bạn dùng 10 – 25 mg tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch cho trẻ hàng ngày (nếu bệnh nặng) hoặc dùng 10 – 50 mg cho trẻ uống mỗi ngày trong 2 tuần, sau đó dùng 5 – 10 mg cho trẻ uống mỗi ngày trong 1 tháng.
Liều thông thường cho trẻ em thiếu thiamin:
- Nếu cung cấp dextrose: bệnh nhân có tình trạng thiamin ngoại biên, bạn cho trẻ dùng 100 mg trong mỗi vài lít đầu tiên của dịch tiêm tĩnh mạch để tránh dẫn đến suy tim.
Liều thông thường cho trẻ em để bổ sung vitamin/chất khoáng:
- Đối với trẻ sơ sinh, bạn dùng 0,3 – 0,5 mg cho trẻ uống mỗi ngày một lần.
- Đối với trẻ em, bạn dùng 0,5 – 1 mg cho trẻ uống mỗi ngày một lần.
Thuốc thiamin (vitamin B1) có những hàm lượng nào?
Thiamin (vitamin B1) có những dạng và hàm lượng sau:
- Viên nang, uống 50 mg.
- Dung dịch tiêm 100 mg/ml.
- Viên nén 50 mg; 100 mg; 250 mg.
Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc thiamin (vitamin B1)?
Nhận trợ giúp y tế khẩn cấp nếu bạn có bất cứ dấu hiệu của một phản ứng dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng.
Hãy gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn có một tác dụng phụ nghiêm trọng như:
- Môi chuyển màu xanh;
- Đau ngực, cảm thấy khó thở;
- Phân có máu, hoặc hắc ín;
- Ho ra máu hoặc nôn mửa giống như bã cà phê.
Tác dụng phụ ít nghiêm trọng có thể bao gồm:
- Buồn nôn, cảm giác chặt trong cổ họng;
- Mồ hôi, cảm giác ấm;
- Phát ban nhẹ hoặc ngứa;
- Cảm thấy bồn chồn;
- Bị chai và nổi cục cứng nơi tiêm thiamin (vitamin B1).
Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Thận trọng trước khi dùng
Trước khi dùng thuốc thiamin (vitamin B1) bạn nên biết những gì?
Bạn không nên sử dụng thiamin (vitamin B1) nếu bạn đã từng có dị ứng với nó.
Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc nếu bạn có bất kỳ tình trạng sức khỏe nào, nếu bạn dùng thuốc khác hoặc các sản phẩm thảo dược hoặc nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc hoặc thực phẩm.
Nếu bạn đang điều trị mụn, giải pháp chăm sóc da cho cả thiếu niên và người lớn. Trước khi tiêm thiamin (vitamin B1), cho bác sĩ biết nếu bạn có bệnh thận.
Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú
Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ. Bạn có thể tham khảo bảng phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai dưới đây:
- A = Không có nguy cơ;
- B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
- C = Có thể có nguy cơ;
- D = Có bằng chứng về nguy cơ;
- X = Chống chỉ định;
- N = Vẫn chưa biết.
Tương tác thuốc
Thuốc thiamin (vitamin B1) có thể tương tác với thuốc nào?
Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Mặc dù những loại thuốc nhất định không nên dùng cùng nhau, trong một số trường hợp hai loại thuốc khac nhau có thể sử dụng cùng nhau thậm chí khi tương tác có thể xảy ra. Trong những trường hợp này, bác sĩ có thể thay đổi liều thuốc, hoặc đưa ra những biện pháp phòng ngừa khác khi cần thiết. Báo với bác sĩ biết nếu bạn đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào được kê toa hay không được kê toa.
Thức ăn và rượu bia có tương tác với thuốc thiamin (vitamin B1) không?
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc thuốc thiamin (vitamin B1)?
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.
Trường hợp khẩn cấp/quá liều
Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Bạn nên làm gì nếu quên một liều?
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.
Vì bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên viên y tế chỉ định và theo dõi quá trình bạn sử dụng thuốc, trường hợp quá liều khó có thể xảy ra.
Thực phẩm có chứa vitamin B1
Vitamin B1 có trong những thực phẩm nào?
Vitamin B1 có nhiều trong những thực phẩm dưới đây:
- Nấm mỡ
- Cá trích
- Hạt lanh
- Hạt vừng
- Hạt hướng dương
- Măng tây
- Rau bina
- Đậu xanh
bacsidanang.com không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Các bài viết của Bacsidanang.com Group chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
“Bacsidanang.com – Trang web cung cấp những thông tin chính thống về sức khỏe và địa chỉ khám bệnh tin cậy ở Đà Nẵng. Email:bacsidanang@gmail.com.”