Đông trùng hạ thảo được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền Trung Hoa và y học cổ truyền Tây Tạng, là một trong những vị thuốc quý của đông y, được khai thác khó khăn, có khả năng bồi bổ và tăng cường sức khoẻ, cải thiện đời sống đôi lứa đôi, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Theo ghi chép về đông dược cổ, Đông Trùng Hạ Thảo là một vị thuốc bồi bổ hết sức quý giá, có tác dụng tích cực đối với các bệnh như thận hư, đau lưng, mỏi gối, ho hen do phế hư hoặc cả phế, thận đều hư, và có tác dụng tốt đối với trẻ em chậm lớn.
Đông trùng hạ thảo được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền Trung Hoa và y học cổ truyền Tây Tạng, là một trong những vị thuốc quý của đông y, được khai thác khó khăn, có khả năng bồi bổ và tăng cường sức khoẻ, cải thiện đời sống đôi lứa, tăng cường khả năng miễn dịch.
Mặc khác các nghiên cứu cổ truyền cũng như các thực nghiệm hiện đại đều xác định đông trùng hạ thảo hầu như không có tác dụng phụ đối với cơ thể người và động vật.
Tên gọi “đông trùng hạ thảo” là xuất phát từ quan sát thực tế khi thấy vào mùa hè nấm Ophiocordyceps mọc chồi từ đầu con sâu nhô lên khỏi mặt đất.Vào mùa đông thì nhìn cặp cá thể này giống con sâu (côn trùng), còn đến mùa hè thì chúng trông giống một loài thực vật (thảo mộc) hơn.
Hiện nay, do sự săn lùng và hoạt động khai thác quá mức, loại nấm này đang có nguy cơ tuyệt diệt.
Đông trùng hạ thảo được tạo ra bởi hiện tượng ấu trùng các loài bướm thuộc chi Thitarodes bị nấm thuộc chi Ophiocordyceps và/hoặc Cordyceps ký sinh. Đó là một dạng ký sinh giữa một loài nấm túi có tên khoa học là Ophiocordyceps sinensis với sâu non (ấu trùng) của một loài côn trùng thuộc chi Thitarodes. Thường gặp nhất là sâu non của loài Thitarodes baimaensis hoặc Thitarodes armoricanus.
Ngoài ra còn 46 loài khác thuộc chi Thitarodes cũng có thể bị Ophiocordyceps sinensis ký sinh. Các loài nấm này phân bố rộng ở châu Á và châu Úc với trung tâm đa dạng là vùng Đông Á, đó là các cao nguyên cao hơn mặt biển từ 4.000 đến 5.000 m như: Tây Tạng, Tứ Xuyên, Thanh Hải, Cam Túc, Vân Nam.
Cơ chế xâm nhiễm của loài nấm này vào cơ thể sâu hiện giờ vẫn chưa rõ. Vào mùa đông, nấm bắt đầu ký sinh vào sâu non và làm chết sâu non vì ăn hết chất dinh dưỡng của chúng. Những con sâu này có thể đã ăn phải bào tử nấm hoặc chúng mắc bệnh nấm ký sinh từ các lỗ thở.
Đông trùng hạ thảo chủ yếu tìm thấy vào mùa hè vùng núi cao trên 4.000m ở cao nguyên Thanh Tạng (Thanh Hải-Tây Tạng) và Tứ Xuyên (Trung Quốc).Tuy nhiên, hiện nay nhiều loài nấm thuộc chi Ophiocordyceps và Cordyceps được nuôi trồng trên quy mô công nghiệp để tinh chế các cơ chất có dược tính.
Đến khi sợi nấm phát triển mạnh, chúng xâm nhiễm vào các mô vật chủ, sử dụng hoàn toàn các chất dinh dưỡng trong cơ thể sâu.Đến một giai đoạn nhất định thường là vào mùa hè ấm áp, nấm bắt đầu mọc ra khỏi sâu như một ngọn cỏ và vươn lên khỏi mặt đất phát triển thành dạng cây (hình dạng giống thực vật) và phát tán bào tử.
Hai chi nấm Ophiocordyceps và Cordyceps tương ứng có khoảng 170/570 loài khác nhau, và chỉ riêng ở Trung Quốc đã tìm thấy khoảng 60 loài. Tuy nhiên cho đến nay người ta mới chỉ nghiên cứu nhiều nhất được về hai loài Ophiocordyceps sinensis và Cordyceps militaris. Cả hai loài này đều được gọi là Đông Trùng Hạ Thảo.
Đông trùng hạ thảo khi còn sống, người ta có thể trông rõ hình con sâu, với đuôi là một cành nhỏ, mọc lá. Khi sấy khô, nó có mùi tanh như cá, đốt lên có mùi thơm. Phần “lá” hình dạng giống ngón tay, dài khoảng 4 – 11 cm do sợi nấm mọc dính liền vào đầu sâu non mà thành. Đầu sâu non giống như con tằm, dài chừng 3–5 cm, đường kính khoảng 0,3 – 0,8 cm.
Bên ngoài có màu vàng sẫm hoặc nâu vàng với khoảng 20-30 vằn khía, vằn khía ở gần đầu nhỏ hơn. Phần đầu có màu nâu đỏ, đuôi giống như đuôi con tằm, có tất cả tám cặp chân, nhưng 4 đôi ở giữa là rõ nhất. Chất đệm nấm hình que cong mọc ra từ mình sâu non, dài hơn sâu non một chút. Sâu non dễ bẻ gãy, ruột bên trong căng đầy, màu trắng hơi vàng; chất đệm nấm khá dai và bên trong ruột hơi rỗng, có màu trắng ngà.
Công dụng của đông trùng hạ thảo?
Các phân tích hoá học cho thấy trong sinh khối của đông trùng hạ thảo có 17 axít amin khác nhau, có D-mannitol, có lipit, có nhiều nguyên tố vi lượng (Al, Si, K, Na v.v..). Quan trọng hơn là trong sinh khối đông trùng hạ thảo có nhiều chất hoạt động sinh học mà các nhà khoa học đang phát hiện dần dần ra nhờ các tiến bộ của ngành hoá học các hợp chất tự nhiên.
Nhiều hoạt chất này có giá trị dược liệu cao.Trong đó phải kể đến axít cordiceptic, cordycepin, adenosin, hydroxyethyl-adenosin. Đáng chú ý hơn cả là nhóm hoạt chất HEAA (Hydroxy-Etyl-Adenosin- Analogs). Đông trùng hạ thảo còn có chứa nhiều loại vitamin (trong 100 g đông trùng hạ thảo có 0,12 g vitamin B12; 29,19 mg vitamin A; 116,03 mg vitamin C, ngoài ra còn có vitamin B2 (riboflavin), vitamin E, vitamin K…)
Loại đông trùng hạ thảo do công ty dược Agimexpharm dùng để sản xuất các dòng sản phẩm đông trùng hạ thảo thương hiệu Dalatherb Cordyceps hay Cordybio là loại Cordyceps militaris được nuôi trồng tại vùng dược liệu của công ty đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và hàm lượng dược chất cao không thua kém đông trùng hạ thảo trong tự nhiên.
Đông trùng hạ thảo nuôi trồng vì sao nó không phải là dạng “con sâu” như trong tự nhiên?
Loại đông trùng hạ thảo được nuôi trồng tại Điểm tham quan mô hình nuôi trồng đông trùng hạ thảo là loại Cordyceps militaris – loại được nhiều công ty dược trên thế giới lựu chọn để nuôi trồng trên quy mô công nghiệp để chiết tách các dược chất quý làm thuốc và thực phẩm chức năng.
Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris của công ty được nuôi trồng trên giá thể hữu cơ có nguồn gốc từ thực vật gồm: B1, B6, B12, Peptone đậu nành và gạo tím than cho ra các sản phẩm đông trùng hạ thảo nguyên liệu rất tốt và an toàn đối với người sử dụng. Đây là cũng là dòng sản phẩm đông trùng hạ thảo mà người ăn chay vẫn có thể dung được vì không có bất kỳ thành phần có nguồn gốc từ động vật nào.
Đông trùng hạ thảo trong tự nhiên dưới dạng loại nấm sống ký sinh trên thân sâu nên hình dạng là con sâu, còn đông trùng hạ thảo được nuôi trồng trong môi trường nhân tạo thường không ở dạng sâu mà dạng sợi nấm quả thể phát triển trên các sinh khối hữu cơ.
Dùng nhiều đông trùng hạ thảo có tốt không?
Đông trùng hạ thảo là một vị thuốc nên khi sử dụng đông trùng hạ thảo cần có sự chỉ dẫn của bác sỹ để bảo đảm sức khỏe mỗi khi dùng. Đông trùng hạ thảo không thích hợp dùng cho trẻ nhỏ. Hơn nữa Đông y quan niệm bệnh lý theo âm dương ngũ hành, thuốc đông dược thường sử dụng cũng dựa theo khái niệm này để điều trị.
Trẻ em, đặc biệt trẻ từ 5 tuổi trở xuống, theo quan niệm của đông y là cơ thể ở dạng “thuần dương vô âm” tức là cơ thể trẻ thường “nóng”, nên trong điều trị không nên sử dụng những thuốc bổ có tính ấm nóng vì nếu sử dụng những thuốc này sẽ làm cho cơ thể trẻ không những không khỏi bệnh mà còn làm cho trẻ trở nên nóng hơn, bệnh nặng hơn… Không nên dùng đông trùng hạ thảo khi sốt.
Y học xác nhận rằng đông trùng hạ thảo thực sự có giá trị chữa bệnh như nâng cao khả năng miễn dịch, chống virus hiệu quả. Trong thành phần của đông trùng hạ thảo có cordiceptic acid, cordycepin, adenosine, hydroxyethyl-adenosine, các vitamin B1, B2, A, C…. có tác dụng mạnh mẽ về hiệu quả điều trì bổ trợ cho các bệnh nhân lao, ung thư phổi, hen suyễn, ho.
Đông trùng hạ thảo dưới góc nhìn của khoa học hiện đại đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch, tăng khả năng tổng hợp protein, kích thích các tế bào để tăng cường hệ miễn dịch, giúp chống lại bệnh tật.
Đông trùng hạ thảo tuy có rất nhiều lợi ích nhưng việc lạm dụng nó cũng sẽ gây ra những phản ứng bất lợi đối với cơ thể con người.Khi hệ miễn dịch của cơ thể bị kích thích quá mức nó sẽ gây ra rắc rối, chẳng hạn như phát ban, nổi mề đay… còn có thể gây suy thận nghiêm trọng.Không thể dùng đông trùng hạ thảo một cách tùy tiện và nghĩ rằng nó vô hại, cần có hướng dẫn chính xác của bác sĩ.
Ngay cả phương pháp sử dụng cũng sẽ tạo ra hiệu quả khác nhau.Theo khuyến cáo thì việc ăn trực tiếp trùng thảo không thích hợp và không thể mang lại hiệu quả, không những gây lãng phí mà còn trì hoãn hiệu quả điều trị.Mặt khác đông trùng hạ thảo chưa qua chế biến có chứa nhiều ký sinh trùng có hại cho sức khỏe con người.
Đông trùng hạ thảo mặc dù được coi là thần dược nhưng cũng có mặt hạn chế của nó và có thể gây hại cho sức khỏe nếu sử dụng không đúng cách.
Tên gọi khác là trùng thảo hoa?
Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris còn có tên gọi là Trùng thảo hoa hay trùng thảo.Tên gọi này để phân biệt với Đông trùng hạ thảo Cordyceps sinensis. Tuy nhiên theo như quy định của Cục an toàn vệ sinh thực phẩm – Bộ y tế thì tên gọi chung đều là đông trùng hạ thảo.
So sánh đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris và Cordyceps sinensis?
Trên thế giới chi nấm Cordyceps được ghi nhận có đến 350 loài, riêng Trung Quốc có 60 loài sống phân bổ nhiều nơi. Hiện nay người ta chỉ nghiên cứu 2 loài là Cordyceps sinensis và Cordyceps militaris vì hàm lượng dược tính của hai loài này có giá trị gần tương đương nhau.
Hiện tại giá 1 kg đông trùng hạ thảo Cordyceps sinensis có nguồn gốc từ tự nhiên có giá từ 50.000 – 120.000 USD.Trong khi đó giá của đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris được nuôi trồng nhân tạo có giá từ 3.000 – 10.000 USD.
Khi phân tích hay thành phần dược chất quan trọng là Cordycepin và Adenosine thì chủng loại Cordyceps militaris có hàm lượng cao hơn so với Cordyceps sinensis.Tuy nhiên một số dược chất đặc biệt có trong Cordyceps sinensis thì không tìm thấy ở Cordyceps militaris.
Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện nay, trong ngành công nghiệp dược phẩm, các công ty dược đã làm chủ được công nghệ và đã tạo ra các chủng cordyceps sinensis và cordyceps militaris được nuôi trồng nhân tạo cho ra các sản phẩm đông trùng hạ thảo chất lượng cao và an toàn cho người sử dụng.
Việc sử dụng các sản phẩm đông trùng hạ thảo từ tự nhiên nếu không được bảo quản tốt có thể là tác nhân gây thêm bệnh và không tốt cho người sử dụng.
Các sản phẩm đông trùng hạ thảo do con người nuôi trồng ngày hôm nay như Cordyceps militaris vừa tốt cho sức khỏe cũng không thua kém sản phẩm Cordyceps sinensis và giá cả lại rất hợp lý. Còn sinensis hiện tại được bán với giá rất cao so với giá trị thật của nó.
Việc chọn sản phẩm nào là tùy vào nhu cầu và khả năng tài chính của người dùng. Chúng ta vẫn có thê sử dụng sản phẩm cordyceps militaris mà hiệu quả công dụng mang lại cũng rất tốt chứ không nhất thiết chỉ dùng cordyceps sinensis mới có tác dụng hỗ trợ tăng cường sức khỏe.
Đông trùng hạ thảo viên nang
Đây là sản phẩm được nuôi trồng trong môi trường hoàn toàn hữu cơ, không có nguồn gốc động vật, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.
Từ nguyên liệu đông trùng trùng hạ thảo được thu hoạch (mỗi lô nguyên liệu sẽ được gởi đi kiểm tra mẫu tại các trung tâm phân tích) sau đó sẽ lựa ra lô nguyên liệu có chất lượng tốt nhất để sản xuất ra các sản phẩm Cordybio và Dalatherb cordyceps.
Các sản phẩm này được sản xuát tại nhà máy dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP và chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.
Các sản phẩm của công ty có thành phần là 100% quả thể đông trùng hạ thảo nguyên chất dưới dạng nguyên sợi quả thể khô (Dalatherb cordyceps) hay bột quả thể khô được nén trong viên nang (Cordybio) nhằm tiện lợi cho người sử dụng.
Đông trùng hạ thảo nuôi trồng có khó không?
Đông trùng hạ thảo mà khách xem tại khu mô hình nuôi trồng đông trùng hạ thảo là dạng phôi nấm đang phát triển tốt được chuyển từ trung tâm nuôi trồng của công ty đến cho khách tham quan.Mục đích của mô hình nuôi trồng để cho khách có thể thấy đông trùng hạ thảo được nuôi trồng nhân tạo như thế nào.
Tại mô hình này, đông trùng hạ thảo vẫn được bộ phận kỹ thuật của công ty tiếp tục chăm sóc đến kỳ thu hoạch, đây là một dạng mô hình thu nhỏ nhất để dành cho khách có thể tìm hiểu về đông trùng hạ thảo.
Cách dùng đông trùng hạ thảo tươi như thế nào?
Đối với hộp đông trùng hạ thảo tươi 500ml: Ăn sống trực tiếp sợi quả thể tươi hoặc cho vài sợi quả thể tươi ca trà, cho nước nóng 80 vào ngâm trong 3-4 phút rồi uống, và dùng luôn sợi quả thể sau khi ngâm. Phần sinh khối bên dưới quả thể cho vào bình đung nóng trong 5 phút, tách lấy nước uống.
Đối với chai thuỷ tinh: cho rượu hoặc mật ong vào đầy chai để ngâm sống trực tiếp đông trùng hạ thảo. Sau 45 ngày có thể lấy ra dùng. Do hàm lượng dược chất đông trùng hạ thảo được nuôi cấy trong chai rất cao nên phải cân nhắc sử dụng theo liều lượng quy định của thầy thuốc.
Dùng đông trùng hạ thảo ở dạng tươi hay khô là tốt?
Đông trùng hạ thảo dùng tươi là tốt nhất tuy nhiên vì lý do bỏ quản nên các sản phẩm đông trùng hạ thảo khi ra thị trường chủ yếu dưới dạng sơ chế sấy khô (sấy thăng hoa) để thời gian bảo quản được lâu.
Đối với đông trùng hạ thảo tươi, khách chỉ có thể mua trực tiếp tại khu nuôi trồng của công ty và ngay khi mua về phải bảo quản tốt trong điều kiện ngăn mát tủ lạnh không quá 1 tuần.
Sản phẩm tươi khi mang về phải bảo quản thật tốt (ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ 18-22 độ) vì môi trường bên ngoài rất dễ bị nấm móc.
Tác dụng chính của đông trùng hạ thảo là gì?
Đông trùng hạ thảo bản thân không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Đông trùng hạ thảo hiện nay được nhiều công ty, cá nhân quảng cáo như là thần dược và chữa được bá bệnh như ung thư..là sai.
Đây là sản phẩm thực phẩm chức năng dùng để hỗ trợ tăng cường sức khỏe, sức đề kháng của cơ thể. Khi dùng thường xuyên, đúng liều lượng thì từ 1 tháng trở đi hệ thống miễn dịch của cơ thể tăng lên đáng kể và có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh như: gan, phổi, tim mạch, thận…
Việc dùng đông trùng hạ thảo phải có liều lượng, nên theo hướng dẫn của bác sỹ hoặc thầy thuốc đông y chứ không được tự ý dung sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đối tượng sử dụng: người lớn và trẻ em từ 5 tuổi trở lên. Phụ nữ có thai không nên dùng đông trùng hạ thảo trừ khi có sự kê toa của bác sỹ.
Người ăn chay có thể sử dụng đông trùng hạ thảo?
Đông trùng hạ thảo nếu được thu hoạch từ tự nhiên chủ yếu ở dạng ký sinh và phát triển trên xác các loài sâu và côn trùng nên người ăn chay hầu như không dùng loại này vì có yếu tố động vật mặc dù nấm đã phân hủy hầu hết các chất hữu cơ trên cơ thể sâu.
Trong quy mô nuôi trồng nhân tạo thì các công ty tạo ra các môi trường dinh dưỡng đa phần có nguồn gốc từ động vật (như Protein động vật..) để nấm có thể đủ dinh dưỡng và phát triển. Tùy theo quan điểm một số người ăn chay thì có người vẫn sử dụng tuy nhiên có người vẫn kiêng kỵ.
Trước thực trạng người ăn chay vẫn chưa tiếp cận được nhiều với đông trùng hạ thảo nên các nhà khoa học của công ty đã phát triển và nuôi cấy thành công chủng nấm đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris trên môi trường hoàn toàn tự nhiên với thành phần chính là protein thực vật mà vẫn đảm bảo sự phát triển của đông trùng hạ thảo với chất lượng cao nhất.
Hai dòng sản phẩm Dalatherb Cordyceps và Cordybio là các sản phẩm phù hợp với cả người ăn chay và độc đáo nhất của thị trường đông trùng hạ thảo hiện nay.
Đông trùng hạ thảo có thể ngăn ngừa hoàn toàn bệnh ung thư không?
Bản thân đông trùng hạ thảo chỉ là loại thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ và tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể chứ không phải là loại thuốc có chức năng ngăn ngừa hoàn toàn hoặc chữ trị bệnh ung thư.
Không có bất kỳ loại thuốc nào có thể giúp ngăn ngừa tuyệt đối bệnh ung thư. Nên người dùng không nên tin vào các quảng cáo của một số công ty trên thị trường hiện nay.
Ung thư giai đoạn 1,2,3..thì có nên dùng đông trùng hạ thảo hay không?
Bản thân đông trùng hạ thảo là dạng thực phẩm chức năng có công dụng hỗ trợ và giúp cơ thể tăng cường hệ thống miễn dịch, nên nếu có điều kiện có thể chọn đông trùng hạ thảo là một trong các thực phẩm bổ sung trong quá trình điều trị bệnh.
Cũng nhắc lại đây là dạng thực phẩm bổ sung và hỗ trợ giúp cơ thể tăng cường hệ thống miễn dịch chứ không phải là thuốc và thay thế thuốc chữa bệnh.
Nếu có điều kiện có thể mua các sản phẩm đông trùng hạ thảo cordyceps sinensis, mỗi ngày từ 2-4 con. Giá loại này giao động từ 60.000 usd – 120.000 usd.
Nếu không có điều kiện có thể tìm mua các sản phẩm đông trùng hạ thảo do các công ty dược sản xuất. Dùng theo chỉ dẫn trên bao bì sản phẩm vì mỗi một sản phẩm của công ty dược sẽ có thành phần và hàm lượng dược chất khác nhau (cao hoặc thấp) và trên bao bì có ghi rõ là nên dùng bao nhiêu trong ngày và thời gian dung thì mới có tác dụng hỗ trợ điều trị. Giá sản phẩm giao động từ 600.000 đồng – hơn 2 triệu đồng/ 1 lọ 60 viên.
Tác dụng của đông trùng hạ thảo cho sinh lý cho nam và nữ như thế nào?
Đông trùng hạ thảo có tác dụng tăng cường lưu thông máu huyết trên toàn bộ cơ thể người, qua đó cải thiện chức năng của các cơ quan trong cơ thể (trong đó có các tuyến nội tiết) một cách tự nhiên nhất. Đồng thời với tuần hoàn được cải thiện cũng làm gia tăng khả năng vận chuyển hormone trong máu là yếu tố kích thích hoạt động của tuyến nội tiết.
Đông trùng hạ thảo kích thích trực tiếp trên trục Tuyến dưới đồi – Tuyến yên – Tuyến thượng thận để đảm bảo hormone được tiết ra một cách bình thường.Tác dụng này giúp cho buồng trứng của người phụ nữ tuổi ngoài 35 có khả năng hoạt động sinh lý tốt hơn như khi còn thanh niên.
Ngoài ra, Đông trùng hạ thảo còn có khả năng cải thiện ham muốn tình dục, ức chế quá trình teo khô của tế bào niêm mạc âm đạo, tăng tiết dịch âm đạo, tăng cường khả năng tình dục. Giúp người sử dụng ăn ngon, ngủ say mà không làm tăng cân nhờ tác dụng giúp cơ thể đào thải một cách tự nhiên và tăng quá trình chuyển hóa mỡ thành cơ.
Đứng từ góc độ đông y mà nói, Đông trùng hạ thảo có thể tư âm bổ dương chính là bổ thận dương. Đứng từ góc độ Tây y mà nói, nó có tác dụng tương đương với vai trò của một loại nội tiết tố nam giới Androgen, đặc biệt là trong số đó có một trong những Adenosine có tác dụng cải thiện tuần hoàn vi và lưu lượng máu cục bộ của thận, đồng thời còn có thể điều tiết prostaglandin trong thận cho đến các nội tiết tố và tổ chức thần kinh của chức năng sinh dục.
Đông trùng hạ thảo là một trong những vị thuốc đông y có khả năng cải thiện đời sống tình dục trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua tác dụng nâng đỡ bồi bổ cơ thể.Điều này đã được y học cổ truyền biết đến từ rất sớm. Theo sách đông y cổ, đông trùng hạ thảo có vị ngọt, tính ấm vào hai kinh thận và phế, có công năng dưỡng phế, bổ thận, ích tinh được dùng để trị phế hư khái xuyễn, thận suy dương nuy (liệt dương), di tinh, lưng đau gối mỏi.
Nên đông trùng hạ thảo nếu dung thường xuyên sẽ có tác dụng tích cực đối với sinh lý cho cả nam và nữ.
- https://vi.wikipedia.org/wiki/Ophiocordyceps [↩]
- https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%B4ng_tr%C3%B9ng_h%E1%BA%A1_th%E1%BA%A3o [↩]