DINH DƯỠNG CHO BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN

blank
Đánh giá nội dung:

Bệnh lý suy thận mạn là bệnh lý  cực kỳ phức tạp kéo theo những thay đổi , đôi khi đối nghịch với mục đích của hỗ trợ dinh dưỡng, nhu cầu dinh dưỡng và các thành phần dinh dưỡng. Do vậy dinh dưỡng trong bệnh lý suy thận  nên bắt đầu khi bệnh nhân được chẩn đoán có suy thận mạn với mục đích phòng ngừa sự tiến triển của bệnh và giảm nhẹ triệu chứng của người bệnh

1. Tại sao bệnh nhân sau suy thận mạn  có nguy cơ dinh dưỡng

Trên thực tế, ở bệnh nhân thận bị suy thận dễ dẫn tới suy dinh dưỡng do mất protein và năng lượng dự trữ liên quan đến nhiều rối loạn chuyển hóa.  Ngoài lượng dinh dưỡng tự phát không đủ, một số yếu tố khác như nhiễm toan chuyển hóa, kháng insulin, viêm mãn tính, thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột (rối loạn chuyển hóa đường ruột), nhiễm trùng và stress oxy hóa cũng là yếu tố dẫn tới  suy dinh dưỡng.

Một số  yếu tố khác  như  giảm hấp thu dinh dưỡng, ít vận động, quá trình điều trị lâu dài… có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng dinh dưỡng và nạc khối lượng cơ thể .

- Nhà tài trợ nội dung -

2. Mục tiêu dinh dưỡng

Duy trì trọng lượng cơ thể tránh suy dinh dưỡng

– Hạn chế ure , creatinin máu cũng như sản phẩm giáng hóa khác của protein

– Làm chậm sự tiến triển của bệnh nền như THA, ĐTĐ…

– Làm chậm và dự phòng các biến chứng khác của suy thận

3. Nguyên tắc dinh dưỡng điều trị

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ điều trị và hạn chế tiến triển bệnh, giúp nâng cao chất lượng sống khỏe, cải thiện mức lọc cầu thận, albumin huyết thanh, giảm huyết áp và cholesterol huyết thanh. Do đó dinh dưỡng điều trị nên bắt đầu khi bệnh nhân được chẩn đoán có suy thận mạn với mục đích phòng ngừa sự tiến triển của bệnh và giảm nhẹ triệu chứng của người bệnh.

3.1. Protein

Yếu tố cơ bản đầu tiên và quan trọng  đó là protein. Hạn chế protein vẫn là cơ sở của điều trị ăn kiêng trong suy thận mạn.

Qúa nhiều protein làm tăng mức ure máu, protein quá ít dẫn đến tăng dị hóa protein và cân bằng nito âm tính.

Khuyến nghị hiện hành của KDIGO năm 2012. Khuyên  nên hạn chế protein cho những protein cho những bệnh thận mãn tính, giảm tùy theo giai đoạn suy thận. *Lượng protein sử dụng nên tính theo mỗi giai đoạn suy thận mạn như sau:

-CKD giai đoạn I:0,8-1 g/kg cân nặng/ngày

-CKD giai đoạn II: 0,7-0,8 g/kg cân nặng/ngày

-CKD giai đoạn III:0,6-0,7g/kg cân nặng/ngày

-CKD giai đoạn IV: 0,5-0,6 g/kg cân nặng/ngày

-CKD giai đoạn V: 0,4-0,5 g/kg cân nặng/ngày

Bởi vì chế độ ăn giảm hàm lượng protein hàng ngày nên cần ưu tiên protein có giá trị dinh dưỡng cao như thịt cá trứng sữa,… protein thực vật có giá trị dinh dưỡng cao như đậu cô ve, đậu đen, đậu hà lan, đậu tương…

* Với bệnh nhân đã chạy thận nhân tạo thì lượng protein nhiều hơn tùy thuộc vào số lần lọc máu/ tuần

– Chạy thận 1 lần/tuần protein 1g/kg cân nặng sau lọc máu/ngày

– Chạy thận 2 lần/1 tuần  protein: 1,2g/kg cân nặng sau lọc máu/ngày

– Chạy thận 3 lần/1 tuần protein: 1,4g/kg cân nặng sau lọc máu/ngày.

*Với bệnh nhân lọc màng bụng (thẩm phân phúc mạc)

– Lượng protein 1,2 -1,5g/kg/ngày

Trong đó ít nhất 50% protein giá trị cao. Bệnh nhân Lọc màng bụng mất từ 5-15g/Ngày chủ yếu là albumin. Đặc biệt, lượng protein còn mất cao hơn trong suốt quá trình viêm màng bụng.

3.2.Năng lượng cơ bản

Việc cung cấp đầy đủ năng lượng để phòng ngừa đói, giảm cân, dị hóa protein cơ thể là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên nhu cầu năng lượng bắt buộc theo từng cá nhân.

– Năng lượng cần khoảng 35 Kcal/kg/ngày để bảo tồn khối cơ. Những bệnh nhân thừa cân (BMI >23) cần điều chỉnh cho phù hợp để đảm bảo nhu cầu bình thường.

– Năng lượng bệnh nhân chạy thận chu kì và thẩm phân phúc mạc

Bệnh nhân dưới 60 tuổi E=35 Kcal/ngày

Bệnh nhân trên 60 tuổi E= 30Kcal/ngày

3.3. Lipid

20-30% nhu cầu năng lượng. Chú ý các thực phẩm giàu các acid béo không no.

3.4. Glucid

– Ở những bệnh nhân suy thận năng lượng do glucid cung cấp sẽ bằng tổng năng lượng -năng lượng do protein và lipid. Ở những người thẩm phúc mạc, cần tính cả glucose có trong dịch lọc khi tính glucid trong chế độ ăn.

– Nên sử dụng tối đa các thực phẩm giàu glucid nhưng ít đạm như sắn, miến rong, khoai lang, khoai tấy….

– Hạn chế ăn nhiều loại ngũ cốc có nhiều đạm như gạo, mì…chỉ nên ăn tối đa 200g/ngày tùy theo giai đoạn suy thận.

3.5. Đảm bảo cân bằng muối nước

– Khẩu phần natri thừa dẫn tới tăng khát, tăng cân dịch , THA. Nhu cầu natri và nước khác nhau phụ thuộc vào mức độ phù, THA, loại lọc máu, các bệnh lý phối hợp. Thẩm phân phúc mạc thường mất 6g natri/ngày, mất nhiều hơn các phương pháp điều trị khác. Nhu cầu natri chung cho suy thận mạn tương đương 2-3g/ngày nhưng không khuyến nghị lượng muối <1200mg/ngày vì làm tăng nguy cơ tiến triển tới bệnh thận giai đoạn cuối..

– Bữa ăn cung cấp 2-3g/natri: Không cho muối và các gia vị chứa natri vào trong quá trình chế biến và nấu, không sử dụng thực phẩm chứa nhiều muối.

– Lượng nước khẩu phần cần được hạn chế khi có phù, thiểu niệu, vô niệu.

3.6. Đủ vitamin, yếu tố vi lượng.

– Kali: Kali được yêu cầu hạn chế, phụ thuộc vào kali huyết thanh, lượng nước tiểu hàng ngày. Chỉ hạn chế khi Kali máu >5 mmol/L. Kali khẩu phần khuyến nghị 2-3 g/ngày. Trong trường hợp đái ít, vô niệu nên bỏ hẳn rau quả để phòng tăng kali máu.

– Chế độ ăn cho bệnh nhân CKD cũng cần kiểm soát kali do việc sử dụng thuốc lợi tiểu. Khi lượng nước tiểu ít <1L/Ngày cần áp dụng chế độ ăn hạn chế Kali.

– Hướng dẫn KDIGO 2017( Hội điều trị toàn diện về các bệnh thận) khuyến nghị nên bổ sung vitamin tan trong nước như VTM B, C do chế độ ăn hạn chế rau quả, sữa nên cần bổ sung các vitamin này.

Nguồn tham khảo

1. TS.BS Phạm Thị Thu Hương. Dinh dưỡng điều trị bệnh suy thận mạn ở người trưởng thành 2019.

2. Lưu Ngân Tâm 2019 Hỗ trợ dinh dưỡng trong bệnh thận

3  ESPEN guideline on clinical nutrition in hospitalized patients with acute or chronic kidney disease 2021.

4. KDIGO 2017 Clinical Practice Guideline Update for the Diagnosis, Evaluation, Prevention, and Treatment of Chronic Kidney Disease–Mineral and Bone Disorder (CKD-MBD