Tầm soát bàn chân bẹt để bảo vệ sức khỏe tương lai cho trẻ em

blank
Đánh giá nội dung:

Bàn chân bẹt là bệnh lý mà 60-70% trẻ em Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung gặp phải. Nguyên nhân chính thường do di truyền, môi trường sinh sống và thói quen sinh hoạt. Hậu quả của tật bàn chân bẹt sẽ gây ảnh hưởng đến vóc dáng trẻ, tiềm ẩn nguy cơ viêm khớp mắt cá chân, thoái hóa khớp gối hoặc cong vẹo cột sống về sau. Đã đến lúc các bậc phụ huynh cần hiểu đúng và can thiệp sớm để hỗ trợ phát triển thể chất và phòng ngừa bệnh cho con mình!

blank
Hình chụp toàn bàn chân chạm sàn do bàn chân bẹt

Bàn chân bẹt là gì? Dấu hiệu nhận biết như thế nào?

Bàn chân bẹt là tình trạng vòm bàn chân không có đường cong tạo thành hõm, khiến toàn bộ bàn chân sẽ chạm sàn khi đứng. Dấu hiệu có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường như sau:

  • Trẻ đi chân hình chữ V
  • Khớp gối xoay lệch và có xu hướng chụm vào nhau
  • Cổ chân bị xoay đổ vào trong hay ra ngoài
  • Khi đứng thắng bàn chân sẽ không có phần hõm mà chạm sàn hoàn toàn
blank
Cổ chân bị xoay đổ vào trong do bàn chân bẹt

Tác hại của bàn chân bẹt

- Nhà tài trợ nội dung -

Vòm bàn chân đóng vai trò giảm bớt áp lực phản hồi từ mặt đất lên cơ thể. Do đó, trẻ bị bàn chân bẹt với bàn chân bị sụp vòm gây mất cân bằng cả cơ thể có thể sẽ cảm thấy đau nhức ở nhiều bộ phận như mắt cá, đầu gối, thắt lưng… khi di chuyển. Khi chạy nhảy, trẻ khó linh hoạt và dễ bị ngã vì bàn chân không đủ linh động do gót sẽ vẹo ra ngoài, chân đổ vào trong khiến khớp cổ chân bị ảnh hưởng.

Về lâu dài, trẻ có thể mắc các bệnh lý như viêm khớp mắt cá chân, thoái hóa khớp gối hoặc cong vẹo cột sống.

Phương pháp điều trị bệnh lý bàn chân bẹt

Hiện nay, đế chỉnh hình được coi là phương pháp tối ưu nhất trong điều trị bàn chân bẹt cho trẻ với ưu điểm chính là giúp trẻ dễ thích nghi và mang lại hiệu quả trong quá trình giúp tái cấu trúc bàn chân.

Khác với giày chỉnh hình theo kích cỡ có sẵn, đế chỉnh hình sẽ sử dụng công nghệ định vị và đo độ dày lòng bàn chân Cad-cam của Thụy Sỹ, sau đó được cắt chỉnh chính xác theo từng bàn chân của mỗi trẻ. Bố mẹ chỉ cần đặt đế chỉnh hình trong các đôi giày dép bé hay sử dụng.

blank
Cổ chân được đế chỉnh hình hỗ trợ dựng thẳng

Lo ngại lớn nhất trong quá trình đầu mang đế là trẻ sẽ hơi khó chịu vì phần lồi lên của đế tác động lên bàn chân để tạo hõm. Do vậy, bố mẹ nên hỗ trợ làm quen dần bằng cách mang tất cho trẻ và tăng từ từ thời gian mang đế cho đến khi trẻ hoàn toàn thoải mái mang đế 6-8h/ ngày, trong suốt quá trình vận động bên ngoài.

Lứa tuổi lý tưởng để can thiệp điều trị tật bàn chân bẹt

3-7 tuổi được coi là giai đoạn lý tưởng nhất để mang đế chỉnh hình đối với những trẻ bị tật bàn chân bẹt. Thời điểm này cấu trúc xương bàn chân sẽ dễ tác động để thay đổi và mang lại hiệu quả cao hơn khi trẻ ở độ tuổi lớn hơn. Tuy nhiên, kể cả khi ở độ tuổi trên 7 thì trẻ hoặc thậm chí người lớn cũng đc khuyến khích mang đế chỉnh hình để hỗ trợ cải thiện tình trạng, ngăn ngừa ảnh hưởng đến các khớp gối, lưng trong tương lai.

Hiện nay chương trình thăm khám bàn chân & cột sống bởi bác sĩ người Pháp – Edouard Sabourdy với giá chỉ từ 200.000 VNĐ tại phòng khám ACC – 112 đường 2/9, quận Hải Châu, Đà Nẵng.

Vui lòng đặt hẹn trước qua hotline: 0911 660 252 để được áp dụng chương trình.