PHẪU THUẬT THỪA DA MÍ DƯỚI

phẫu thuật mí mắt trên
5/5 - (2 bình chọn)

Da thừa mi dưới là tình trạng da mi dưới bị giãn, mất đàn hồi, cùng với tình trạng nhão cơ vòng mi tạo thành những nếp da chùn mỏng, lỏng lẻo. Nếu vách ngăn mi và cơ vòng mi cùng bị yếu thì mỡ hốc mắt sẽ lộ ra trước sẽ tạo thành túi mỡ ở mí dưới. Mỡ dưới vùng mi dưới cũng thoái triển làm mi mắt bị lõm, hình thành dòng lệ (tear trough).

Chỉ định

  • Bệnh nhân có da thừa mi dưới và những biểu hiện bệnh lý kèm theo như đã mô tả kể trên.

Chống chỉ định

  • Bệnh nhân có vấn đề tâm thần kinh.
  • Đang mắc các bệnh lý cấp tính hay mãn tính chưa ổn định.
  • Bệnh nhân bị rối loạn đông máu…

Chuẩn bị

Tư vấn

  • Giải thích kỹ phương pháp mổ, kết quả có thể đạt được, biến chứng có thể xảy ra trong và sau mổ.

Xét nghiệm tiền phẩu

  • Xét nghiệm máu: Công thức máu, nhóm máu, chức năng đông máu toàn bộ, đường máu.
  • Người lớn tuổi làm thêm: Điện tâm đồ, XQ phổi.

Thành phần tham gia phẩu thuật

  • Phẩu thuật viên chính, bác sỹ phụ mổ, điều dưỡng.
  • Kíp gây mê.

Phương tiện

  • Phòng mổ vô trùng.
  • Monitor theo dõi điện tim.
  • Máy thở, nội khí quản.
  • Dụng cụ vô trùng.

Người bệnh

  • Bệnh nhân được chuẩn bị kỹ về mặt tâm lý.
  • Đã giải thích những biến chứng có thể xảy ra trong và sau phẩu thuật.

Hồ sơ bệnh án

  • Hồ sơ bệnh án được làm đầy đủ.
  • Kết quả khám nội tổng quát bình thường, kết quả các xét nghiệm tiền phẩu trong giới hạn cho phép
  • Giấy cam kết phẩu thuật đã ký.

Các bước tiến hành

  • Kiểm tra lại hồ sơ
  • Kiểm tra đúng người bệnh trước mổ.
  • Chụp hình trước mổ.
  • Thực hiện kỹ thuật:
    • Vẽ trên da vùng phẩu thuật, lấy dấu vị trí cắt bỏ da.
    • Gây tê tại chổ bằng Lidocain 2% có thể pha thêm Adrenalin tỉ lệ 0,5%-2% mỗi bên 3ml- 4ml.
    • Các bước phẩu thuật:
      • Cắt da theo đường vẽ đánh dấu cách bờ mi dưới 0,5mm bóc tách kéo cắt da thừa.
      • Tách vách ngăn hốc mắt
      • Bộc lộ túi mỡ, lấy mỡ ít nhiều tùy trường hợp
      • Tái phân bố lượng mỡ còn lại để làm đầy rãnh mi gò má
      • May da bằng mũi rời, mũi liên tục.

Theo dõi hậu phẩu

  • Dùng kháng sinh 5-7 ngày sau mổ, phối hợp chống phù nề, giảm đau.
  • Thay bang hằng ngày, cắt chỉ sau mổ 5-7 ngày.
  • Theo dõi quá trình liền sẹo, tạo sẹo, áp dụng các biện pháp chống sẹo xấu nếu cần.

Tai biến và xử trí

Trong phẩu thuật

  • Chảy máu: Đốt cầm máu tại chổ.
  • Cắt quá nhiều da làm hở mi: tạo vạt da, ghép da.

Sau phẩu thuật

  • Chảy máu:
    • Nếu nhẹ: Băng ép tại chổ, chườm lạnh.
    • Nếu nặng: Mở vết mổ, tìm điểm chảy máu để cầm chính xác.
  • Hở mi: Có thể tự cải thiện sau vài tuần. Nếu do thiếu da, phải tạo vạt da ghép da. Có thể dùng phẩu thuật treo góc ngoài mắt để cải thiện tình trạng này.
  • Chảy máu muộn:
    • Nhẹ: Băng ép tại chổ.
    • Nặng: Nếu đè vào thần kinh thị giác gây thiếu máu giảm thị lực phải cắt bỏ chỉ giải phóng máu tụ gây chèn ép
  • Trễ mi: Có thể hết sau vài tuần, nếu không phải tạo hình vạt da, ghép da.
  • Viêm sụn mi.
  • Sẹo xấu.