Hiện nay, khá nhiều bậc phụ huynh có cái nhìn chưa đúng về tác hại của tật bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ. Không ít bố mẹ nghĩ đơn giản rằng con mình chỉ gặp một vài bất tiện nhỏ trong đi đứng hoặc chút ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Nhưng liệu sự thật có đúng là như vậy? Hãy cùng tham khảo ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực điều trị bàn chân bẹt.
1. Lầm tưởng của cha mẹ về hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ
Dân gian truyền miệng nhau rằng bàn chân bẹt là bàn chân số sướng, một điều may mắn, đặc điểm “hiếm có khó tìm” ở trẻ nhỏ. Một số khác lại nhận định rằng bàn chân bẹt có thể hoàn toàn tự khỏi, không cần can thiệp làm gì cho tốn kém.
Bên cạnh đó, cũng có một số nguồn tin gây tranh cãi rằng bàn chân bẹt có thể khiến trẻ bị bại liệt.
Theo một nghiên cứu của Bệnh viện Nhi Philadelphia, bàn chân bẹt là hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, vì lúc này, vòm bàn chân của trẻ chưa phát triển. Vòm bàn chân sẽ bắt đầu phát triển từ sau 3 tuổi đối với hầu hết chúng ta, tuy nhiên một số trẻ sẽ không thể phát triển vòm bàn chân, hay còn gọi là tật bàn chân bẹt.
Bác sĩ Wade Brackenbury, chuyên gia Trị liệu Thần kinh Cột sống kiêm người sáng lập Phòng khám ACC cũng đưa ra các thông tin về bàn chân bẹt dựa trên những nghiên cứu khoa học: “Bệnh bàn chân bẹt ở trẻ ngoài ảnh hưởng đến dáng đi, còn khiến trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh lý gây hại cho sức khỏe về lâu dài như: cong vẹo cột sống, viêm khớp mắt cá chân, thoái hóa khớp gối,… gây khó khăn trong các hoạt động chạy nhảy, đi đứng của trẻ. Cũng cần lưu ý rằng hội chứng này hoàn toàn không khiến trẻ bị bại liệt như một số thông tin lan truyền gần đây”.
2. Những nguy cơ cho sức khỏe do bàn chân “sướng” gây nên
Trẻ có bàn chân bẹt nguy cơ cao mắc các bệnh lý như:
- Cong vẹo cột sống
- Viêm khớp mắt cá chân
- Thoái hóa khớp gối
- Ngón chân hình búa
- Viêm cân gan chân
- Viêm bao hoạt dịch ngón cái
Với hơn 25 năm kinh nghiệm trong ngành cộng với việc thường xuyên tổ chức các chương trình tầm soát bàn chân bẹt cho trẻ em 3 miền, bác sĩ Wade nhận ra, một chế độ ăn uống dư đạm cũng có thể khiến trẻ bị thừa cân, thiếu canxi và protein dẫn đến xương khớp lỏng lẻo cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ dễ mắc bàn chân bẹt. Do vậy, bác sĩ Wade khuyên các mẹ cho trẻ bổ sung canxi, uống sữa để được cung cấp nguồn dinh dưỡng tự nhiên, giảm khả năng bị tật bàn chân bẹt.
3. Điều trị bàn chân bẹt không còn là vấn đề
Hiện nay, phương pháp chữa bàn chân bẹt bằng đế chỉnh hình y khoa được các chuyên gia đánh giá cao vì tính hiệu quả tối ưu, an toàn tuyệt đối và dễ sử dụng. Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị bàn chân bẹt bằng đế chỉnh hình y khoa, các bác sĩ cũng khuyến khích trẻ nên tích cực mang đế xuyên suốt các hoạt động dùng sức ở chân như đi bộ, chạy nhảy, tích cực tham gia các môn thể thao như aerobic.
Chia sẻ với báo Dân Trí, bác sĩ Wade khuyến cáo: “Độ tuổi lý tưởng để điều trị bệnh này là từ 3 đến 8 tuổi. Lý do: Bé trong độ tuổi từ 3 đến 8 tuổi có lòng bàn chân bắt đầu định hình nên việc uốn nắn sẽ dễ dàng hơn bé lớn. Tuy nhiên, phương pháp này cũng đem lại hiệu quả cho các bé trên 8 tuổi nếu sử dụng đế trong một thời gian dài. Có những trường hợp đi đế chỉnh hình từ tuổi 15-16 và sau khoảng 5 năm, tình trạng bàn chân bẹt đã được cải thiện phần lớn”.
Một cách chữa bàn chân bẹt khác là phẫu thuật. Tuy nhiên đối với phương pháp này, các bác sĩ không khuyến khích vì chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn. Bằng nhiều năm kinh nghiệm, bác sĩ Wade Brackenbury nhận định: “Hầu hết các trường hợp bàn chân bẹt sẽ được điều trị khỏi bằng phương pháp mang đế chỉnh hình y khoa kết hợp tập thể dục. Trong trường hợp bàn chân quá mềm hoặc tình trạng bẹt quá nặng hay quá lâu, đế chỉnh hình không thể can thiệp được, phẫu thuật là cách tốt nhất để điều trị”.
Do vậy, sử dụng đế chỉnh hình y khoa vẫn là phương pháp được các bác sĩ ưu tiên hàng đầu. Phòng khám Trị liệu Thần kinh Cột sống (ACC) có mặt ở Việt Nam từ năm 2006 và hơn 17 năm kinh nghiệm trong điều trị bàn chân bẹt. Phòng khám ACC tiên phong áp dụng công nghệ Cad-Cam đo chỉ số lòng bàn chân chuẩn xác nhất, tạo ra đôi đế chỉnh hình phù hợp cho mỗi bệnh nhân.
“Nếu đôi đế chỉnh hình được làm đúng thông số lòng bàn chân của bé, ngay khi mang vào, sự thay đổi sẽ được nhận thấy gần như ngay lập tức. Lúc đó, bé sẽ đi đứng thẳng hơn và vận động bằng chân của bé sẽ trở nên vững vàng hơn” – bác sĩ Wade nhận định.
Cha mẹ cần hiểu đúng và đủ về những tác hại về lâu dài của bàn chân bẹt ở trẻ. Nếu phát hiện bất thường ở bàn chân trẻ, nhanh chóng LIÊN HỆ với chúng tôi để được hỗ trợ điều trị kịp thời.