Vai trò của bơm bàng quang với hỗn hợp axit Hyaluronic và Chondroitin trong điều trị viêm bàng quang

blank
Đánh giá nội dung:

[ Điều trị viêm bàng quang ] Viêm bàng quang là một bệnh lý rất phổ biến trên lâm sàng, các triệu chứng của bệnh gây ra nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến chất lượng sống và là gánh nặng kinh tế cho bệnh nhân và xã hội. Viêm bàng quang có thể do nhiễm khuẩn hoặc không do nhiễm khuẩn, cấp tính hay mạn tính.

Viêm bàng quang đơn thuần là thể bệnh thường gặp nhất, là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính, rải rác hoặc tái diễn ở bàng quang gặp ở các phụ nữ không có mang thai và  không có các bất thường về giải phẫu và chức năng liên quan tới đường tiết niệu hoặc không có các bệnh lý đi kèm. Đây là thể bệnh điều trị dễ dàng bằng kháng sinh theo phác đồ.

Thực tế trên lâm sàng bác sĩ tiết niệu thường gặp nhiều thể bệnh gây rối loạn chức năng đường tiết niệu dưới dai dẳng và tái phát liên tục, có biểu hiện đau vùng chậu không xác định được nguyên nhân rõ ràng, nhiều trường hợp bệnh nhân nữ được chẩn đoán và điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát, ở các bệnh nhân điều trị đái tháo đường có triệu chứng đường tiểu dưới, bệnh nhân viêm bàng quang xuất huyết sau các đợt hoá trị hoặc xạ trị hoặc các rối loạn đường tiểu ở người lớn tuổi điều trị kéo dài và tốn kém…

blank
Điều trị viêm bàng quang

Nội dung trang:

- Nhà tài trợ nội dung -

Giải phẫu chức năng bàng quang

blank
Điều trị viêm bàng quang

Glycosaminoglycan (GAG): Lớp bao phủ mặt trong thành bàng quang hoạt động như một hàng rào bảo vệ thân nước, ngăn chặn các chất độc trong nước tiểu xâm nhập vào các lớp sâu hơn của thành BQ.

blank
Điều trị viêm bàng quang

Chondroitin sulphate (CS) & Hyaluronic acid (HA) đóng vai trò trung tâm cấu thành GAG. Vai trò bảo vệ của lớp GAG đối với các bệnh lý viêm BQ gần đây được tập trung chú ý. Có nhiều bằng chứng lâm sàng cho thấy bất kỳ một tổn thương nào ở lớp GAG có thể khởi đầu tiến triển các bệnh lý viêm bàng quang mạn tính.

blank
Điều trị viêm bàng quang

Nếu tình trạng viêm ở niêm mạc bàng quang được xem là yếu tố chính dẫn đến sự tiến triển của bệnh, thì nguyên nhân gây ra tình trạng viêm vẫn chưa được biết rõ. Nhiều nguyên nhân khác nhau đã được đề xuất bao gồm: Quá trình tự miễn dịch sau nhiễm trùng; kích hoạt tế bào cơ do độc tố gây ra hoặc căng thẳng; rối loạn chức năng niệu đạo với tăng tính thấm; viêm thần kinh. Tuy nhiên, không có nguyên nhân nào đã được chứng minh một cách chắc chắn.

Vai trò của bơm bàng quang với hỗn hợp axit Hyaluronic và Chondroitin trong điều trị viêm bàng quang

Điều trị viêm bàng quang: Triệu chứng phức tạp, dễ lẫn lộn với các bệnh lý khác: OAB (Overactive Bladder) Bàng quang tăng hoạt, IC/BPS (Interstitial Cystitis/Bladder Pain Syndrome) viêm bàng quang kẽ/Hội chứng đau bàng quang; rUTIs (Nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái diễn)

Trên lâm sàng có 3 thể bệnh do tổn thương lớp GAG đã được nghiên cứu thường gặp nhất đó là:

  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới tái phát.
  • Viêm bàng quang kẽ.
  • Viêm bàng quang xuất huyết sau xạ trị.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới tái phát

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (NKĐTN) là một trong những tình trạng bệnh lý phổ biến xuất hiện ở tất cả các độ tuổi và cả nam và nữ đặc biệt gặp nhiều ở phụ nữ lớn tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh. Theo thống kê thì khoảng 40% – 50% phụ nữ đã trải qua ít nhất 1 lần bị NKĐTN trong đời, và khoảng 20% – 50% trong số này bị lặp lại trong vòng 6 tháng.

Theo EAU 2023 NKĐTN tái phát được định nghĩa:

  • NKĐTN ≥ 2 lần/ 6 tháng hoặc ≥ 3 lần/ năm.
  • Kèm theo ít nhất 2 triệu chứng: tiểu khó, nhiều lần, tiểu gấp
  • Xét nghiệm nước tiểu dương tính (>103 CFU/ml)

Nhiều nghiên cứa đã chứng minh tổn thương lớp Glycosaminoglycan (GAG) biểu mô bàng quang tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm tái diễn. Niêm mạc bàng quang (BQ) có vai trò có thể ngăn cản 99% vi khuẩn phát triển qua cơ chế rửa trôi tự nhiên của dòng nước tiểu, do áp lực thẩm thấu và pH trong lòng BQ.

Trong giai đoạn viêm cấp tính biểu hiện lâm sàng thường rầm rộ, điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm tác dụng giảm các triệu chứng nhanh, tuy nhiên với tính chất hay tái phát, việc điều trị khó dứt điểm và thường đề kháng kháng sinh cao.

Do tổn thương viêm và nhiễm khuẩn tiến triển khi áp lực BQ tăng, hay do tình trạng ứ đọng nước tiểu nên cần điều trị tích cực bệnh nguyên gây tắc nghẽn đường ra của bàng quang, hay gây tình trạng ứ đọng nước tiểu trong bàng quang như: tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo, túi thừa bàng quang, sa sinh dục, bàng quang thần kinh, bàng quang giảm hoạt … Đồng thời cần điều trị ổn định các bệnh phối hợp như: đáo tháo đường, tiền mãn kinh ….

Nhiễm khuẩn tiết niệu lặp lại nhiều lần ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và thế giới đang quan tâm và tập trung trong cuộc chiến chống lại tình trạng đề kháng kháng sinh

Khuyến cáo của Hội niệu khoa châu Âu (EAU) cũng đề nghị sử dụng đầu tay các biện pháp không kháng sinh trong dự phòng tái phát nhiễm khuẩn niệu.

Các bước để dự phòng nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái phát

Thay đổi lối sống:

Kháng sinh:

  • Dự phòng liên tục liều thấp

Dự phòng không dùng kháng sinh:

  • D-mannose, Lactobacilus…

Viêm bàng quang kẽ

Viêm bàng quang kẽ là bệnh lý gây ra bởi quá trình viêm cục bộ liên quan đến cả dây thần kinh hướng tâm và mạng lưới thần kinh liên kết với tế bào vùng dưới biểu mô niêm mạc bàng quang, tích hợp việc truyền tín hiệu từ các tế bào niệu mạc đến các cơ chóp bàng quang, đây là một trong những yếu tố quan trọng chính trong cơ chế bệnh sinh của hội chứng đau bàng quang (BPS)/viêm bàng quang kẽ (IC).

Nhiều tác giả ghi nhận rằng BPS/IC, cũng như các triệu chứng bàng quang tăng hoạt (OAB), đều nằm trong Hội chứng rối loạn chức năng bàng quang. Cơ chế gây ra những rối loạn trên là do:

  • Sự thay đổi của hàng rào niệu mạc do chấn thương đường tiết niệu như nhiễm trùng đường tiết niệu, chấn thương phẫu thuật, nhịn tiểu hoặc bí tiểu kéo dài;
  • Viêm dưới biểu mô;
  • Xâm nhập tế bào viêm mãn tính ở lớp dưới thần kinh với sự hoạt hóa của tế bào mast;
  • Phản ứng viêm gia tăng ở các cơ quan cảm giác, hạch sừng ở lưng và tủy sống tương ứng (viêm thần kinh).

Do đó, người ta suy đoán rằng BPS/IC có thể được điều trị bằng cách: Sửa chữa lớp niệu mạc bị tổn thương, cũng như điều trị viêm lớp dưới niêm mạc và ức chế các dây thần kinh cảm giác bị kích thích.

Vòng xoắn bệnh lý viêm bàng quang kẽ do tổn thương lớp GAG

Cơ chế gây viêm bàng quang mạn là một vòng lặp tương tự “Hiệu ứng domino”, khởi phát do tổn thương biểu mô niêm mạc bàng quang. Bệnh lý được kích hoạt ở các vùng ngoại biên, sau đó tiếp diễn dẫn đến mạn tính và diễn tiến kéo dài.

blank

Hình. Vòng xoắn bệnh lý viêm bàng quang mạn tính “trầm trọng hơn”

Ảnh hưởng tuổi cao và tổn thương lớp GAG

Quá trình lão hóa tự nhiên và suy giảm chức năng lớp GAG – hàng rào bảo vệ của bàng quang kèm theo hàng loạt yếu tố nguy cơ:

  • Sự co bóp cơ bàng quang (cơ Detrusor) giảm;
  • Sức chứa bàng quang giảm;
  • Lưu lượng dòng tiểu tối đa Qmax giảm;
  • Bế tắc dòng tiểu tăng; Nước tiểu tồn lưu tăng;
  • Cơ bàng quang Detrusor tăng hoạt;
  • Gia tăng tình trạng tiểu đêm
  • Rối loạn tiểu tiện nặng do tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt tiến triển ở nam giới lớn tuổi;
  • Suy giảm Estrogen ở phụ nữ mãn kinh.

Những điều này dẫn đến bàng quang căng quá mức và rối loạn chức năng sàn chậu kéo theo tổn thương trực tiếp lên lớp GAG gây thương tổn bàng quang.

Triệu chứng viêm bàng quang kẽ

Trên lâm sàng bệnh lý này thường có trriệu chứng phức tạp, dễ lẫn lộn với các bệnh lý khác. Các tiêu chí chẩn đoán chưa thống nhất. Các phương pháp điều trị thông thường dựa trên thay đổi thói quen sinh hoạt & điều trị triệu chứng. Bệnh nhân tuân thủ điều trị còn thấp. Điều trị khó dứt điểm. Nhiều trường hợp bệnh nhân sau can thiệp hành vi, liệu pháp kháng sinh, thuốc giảm đau… BN vẫn tái phát nhiều lần không rõ nguyên nhân.

Tần suất nhiễm

  • Bệnh thường gặp ở nữ > 40 tuổi;
    • Tỷ lệ hiện mắc 850/100.000 phụ nữ và 60/100.000 nam giới;
    • 20% bệnh nhân đi khám vì nhiễm khuẩn tiết niệu;

Hội chứng đau bàng quang (Bladder Pain Syndroms)/ Viêm BQ kẽ (Interstitis Cystis) là tình trạng viêm bàng quang mạn tính đặc trưng bởi:

  • Đau vùng dưới rốn, hố chậu, tầng sinh môn dai dẳng;
    • Đau tăng khi bàng quang căng đầy;
    • Kèm theo ít nhất 1 triệu chứng đường tiểu dưới gây khó chịu: Tiểu rắt, buốt, đau, tiểu khó, tiểu ra máu;
    • Kèm TC BQ tăng hoạt: Tiểu đêm, nhiều lần, tiểu gấp, rỉ nước tiểu;
    • Kèm rối loạn giấc ngủ, rối loạn tình dục, giảm chất lượng sống;
    • Bệnh kéo dài hơn 6 tuần;
    • Không có NK hoặc các nguyên nhân đã xác định;

Chẩn đoán hội chứng đau bàng quang (BPS)

Việc chẩn đoán hội chứng đau bàng quang chủ yếu dựa vào hỏi bệnh sử, thăm khám lâm sàng và làm thêm các xét nghiệm để loại trừ các bệnh lí gây đau vùng chậu khác:

  • Nội soi bàng quang: có thể phát hiện hình ảnh viêm bàng quang, tổn thương loét Hunner (IC), cuộn hình cầu (BPS), túi thừa bàng quang, loại trừ: ung thư tuyến tiền liệt, u bàng quang (Cis), sỏi …
  • Siêu âm hệ tiết niệu, tử cung – phần phụ …
  • Xét nghiệm nước tiểu: Hồng cầu, Bạch cầu, Nitrit, cấy nước tiểu (-)
  • Khám tầng sinh môn, phát hiện K cổ tử cung, u buồng trứng, sa bàng quang, sa sinh dục, sa trực tràng …
  • Thăm khám, soi đại trực tràng phát hiện các khối u ở ống tiêu hóa …
  • Chụp MRI, cắt lớp, siêu âm Doppler phát hiện các khối u ở vùng tiểu khung, bệnh lý cột sống, bệnh lý mạch máu, bàng quang thần kinh ….
  • Khám tâm thần kinh phát hiện rối loạn tâm thần, rối loạn lo âu, trầm cảm …
  • Tham dò niệu động học: Đo áp lực đồ bàng quang – niệu đạo, đo dung tích bàng quang, đo lưu lượng dòng tiểu …
  • Nghiệm pháp làm căng bàng quang: Phân dưới nhóm BPS giúp điều trị cá thể hóa.
blank

Hình. Hỉnh ảnh nội soi bàng quang với các tổn thương

Viêm bàng quang xuất huyết sau xạ trị

Viêm bàng quang xuất huyết do xạ trị vùng chậu là biến chứng thường gặp sau điều trị ung thư. Tỉ lệ mắc phụ thuộc vào tổng liều chiếu xạ, phân liều x, thể tích bàng quang nhận chiếu xạ đặc biệt là thể tích D2cc của bàng quang trong xạ trị áp sát. Các điều trị ung thư gây ra tình trạng viêm bàng quang bao gồm:

  • Ung thư tiền liệt tuyến.
  • Ung thư phụ khoa, đặc biệt là nhóm xạ trị ngoài có kèm xạ trị áp sát.
  • Ung thư trực tràng, ống hậu môn.

Xạ trị ung thư tuyển tiền liệt là nguyên nhân phố biến nhất gây ra viêm bàng quang do xạ trị, tiếp đến là ung thư cổ tử cung và ung thư trực tràng. Có tới 9% bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt sau khi điều trị bằng chùm tia (70-78 Gy) bị viêm bàng quang do xạ trị từ trung bình đến nặng với tiểu máu tái phát. Xạ trị được xác định có làm tổn thương hay suy giảm chức năng bảo vệ của lớp biểu mô GAG, dẫn đến sự rò rỉ và hậu quả là sự xâm nhập các tác nhân gây hại đến các mô sâu hơn của bàng quang. Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc vào liều lượng tia xạ vào bàng quang. Vài triệu chứng của viêm bàng quang có thể khỏi sau lộ trình xạ trị kết thúc, nhưng đa số sẽ diễn tiến theo thời gian.

Dưới tác động của tia xạ: tổn thương lớp GAG xuất hiện phản ứng viêm với phù nề mô và sung huyết phát triển trong vòng 4-6 tuần, phá hủy niêm mạc bàng quang, không tái tạo dẫn tới bàng quang dễ tốn thương và nhiễm trùng thường xảy ra vài tuần sau xạ trị. Tái tạo mạch máu lớp dưới niêm và lớp cơ bị thay thế bằng sự xơ hóa thiểu dưỡng, giảm oxy mô, giảm sinh mạch dẫn đến thúc đẩy sự tăng sinh mạch không hiệu quả (telangiectasia) nên gây tình trạng dễ chảy máu, xơ hóa dẫn tới gây loét, rò, thủng bàng quang tự nhiên giai đoạn này có thể xảy ra sau ít nhất 6 tháng đến 10 năm sau khi xạ trị.

Các triệu chứng đường tiểu thường gặp sau xạ trị

Triệu chứng đường tiểu dưới thường xuất hiện sớm trong quá trình xạ trị hoặc 3-6 tháng sau xạ.

  • Bệnh nhân thường có các triệu chứng:
  • Cảm giác đau rát khi đi tiểu;
  • Tiếu nhiều lần, tiếu gấp;
  • Co thắt/ Đau bàng quang;
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát;
  • Tiểu máu vi thể/ đại thể;
  • Bí tiểu thứ phát do cục máu đông gây tắc nghẽn cổ bàng quang;
  • Triệu chứng có thể xuất hiện muộn 6 tháng đến10 năm sau xạ trị.
  • Viêm bàng quang xuất huyết do xạ trị;
  • Tiểu máu tái phát, mức độ thiếu máu nặng;
  • Biến chứng nặng do viêm quang quang
  • Nhiễm khuẩn huyết từ nhiễm khuẩn đường tiết niệu (Urosepsis)
  • Lỗ rò bàng quang
  • Suy thận do NK ngược dòng

Viêm bàng quang sau xạ trị làm giảm chất lượng sống trầm trọng và chưa được quan tâm đúng mức cần có phối hợp giữa bác sĩ ung bướu và niệu khoa nên gây nhiều khó khăn trong theo dõi và điều trị, VBQ cấp do xạ trị có ít nhiều ảnh hưởng đến kết quả điều trị và sự tuân thủ của bệnh nhân.

Lựa chọn điều trị hội chứng đau bàng quang mạn

blank

Các nghiên cứu chỉ ra rằng trong các bệnh bàng quang viêm mãn tính, GAGs như axit hyaluronic (HA) và chondroitin sulphat (CS) bị mất khỏi niêm mạc bàng quang. Do đó việc sử dụng Hỗn hợp Axit hyaluronic và chondroitin sulphat nhằm làm phục hồi lớp GAG bị tổn thương.

Bơm bàng quang phục hồi lớp GAG cắt đứt vòng xoắn bệnh lý viêm bàng quang mạn

AGG là hàng rào sinh lý bảo vệ đầu tiên của biểu mô bàng quang. Bổ sung GAGs ngoại sinh thúc đẩy tái lập lớp bảo vệ mới, tăng sinh biểu mô, từ đó khóa và hạn chế các cơ chế gây tổn thương bàng quang.

blank

Hình. Axit hyaluronic (HA) và chondroitin sulfate (CS) là những GAG cần thiết trong các lớp bàng quang

Bơm bàng quang phục hồi lớp GAG được khuyến nghị trong điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới tái phát

Nhiều NC đã chứng minh tổn thương lớp GAG biểu mô tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm

blank

Bằng chứng hiệu quả của phương pháp phục hồi hàng rào biểu mô chuyển tiếp Glycosaminoglycan (GAG) trong việc giảm số lượng ca nhiễm trùng tiểu trên bệnh nhân/năm và giảm tỉ lệ tái nhiễm được đánh giá mức điểm 2.

Bơm bàng quang phục hồi lớp GAG được khuyến nghị trong điều trị viêm bàng quang xuất huyết sau xạ trị

Phục hồi lớp biểu mô chuyển tiếp bàng quang Glycosaminoglycan trong điều trị và dự phòng cùng lúc với xạ trị. Thực tế lâm sàng chứng minh phục hồi tự nhiên lớp GAG, ghi nhận được hiệu quả tốt từ 3-6 tháng điều trị:

  • Giải quyết nguyên nhân gốc rễ viêm bàng quang do xạ trị/ hóa trị;
  • Tác động trúng đích, hạn chế tác dụng phụ;
  • Giảm hiệu quả các triệu chứng điển hình (tiểu máu, và các triệu chứng đường tiểu dưới mức độ nặng và tái phát) …

Liệu trình điều trị phục hồi lớp GAG bằng hỗn hợp Axit hyaluronic và Chondroitin sulphat

Hỗn hợp Axit hyaluronic và chondroitin sulphat (có trong iAluRil® Prefill thành phần Hyaluronic acid 1,6%, Calcium chloride, Chondroitin sulfate 2%) bơm bàng quang 1 liệu trình điều trị (gồm 10 lần bơm), theo khuyến cáo: Tháng đầu tiên: 1 ống tiêm 50ml/tuần; Tháng thứ hai: 1 ống tiêm 50ml/2 tuần; Các tháng tiếp theo: 1 ống tiêm 50ml/4 tuần.

blank

Bệnh nhân cần được đánh giá sau khi can thiệp 1, 3 và 6 tháng, dựa trên thang điểm bàng quang tăng hoạt (OAB – Q), bảng câu hỏi IC O’Leary – Sant (ICSI) và bảng đánh giá mức độ đau (VAS).

blank
blank
blank
blank

Hình. Bảng câu hỏi IC O’Leary – Sant (ICSI)

blank

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hỗn hợp Axit hyaluronic và chondroitin sulphat có vai trò tương đương với DMSO trong điều trị BPS/ IP, mức độ an toàn cũng như chi phí được ghi nhận tốt.

Các nghiên cứu ở Việt Nam:

“So sánh hiệu quả của phương pháp bơm bàng quang với hỗn hợp axit hyaluronic/chondroitin sulfat và tập co thắt cơ sàn chậu trong điều trị viêm bàng quang kẽ” Lê Nguyễn Minh Hoàng, Phạm Hữu Đoàn, Khoa Niệu nữ – Niệu chức năng Bệnh viện Bình Dân – Thành phố Hồ Chí Minh. https://jcmhch.com.vn/upload/files/Tapchi/81/Bai%2011%20-%20Minh%20Ho%C3%A0ng.pdf

Các nghiên cứu trên Thế giới:

  • Cervigni M, Sommariva M, Tenaglia R, Porru D, Ostardo E, Giammò A, et al. A randomized, open‐label, multicenter study of the efficacy and safety of intravesical hyaluronic acid and chondroitin sulfate versus dimethyl sulfoxide in women with bladder pain syndrome/interstitial cystitis. Neurourology and Urodynamics. 2017;36:1178-1186. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27654012/
  • Porru D, Leva F, Parmigiani A, Barletta D, Choussos D, Gardella B, et al. Impact of intravesical hyaluronic acid and chondroitin sulfate on bladder pain syndrome/ interstitial cystitis. International urogynecology journal. 2012;23:1193-1199. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21904840/