Các rối loạn tình dục thường gặp trên lâm sàng

blank
Đánh giá nội dung:

Rối loạn cương dương

Nghiên cứu dịch tễ học cho thấy tỷ lệ mắc mới và tỷ lệ lưu hành rối loạn cương dương trên toàn thế giới ở mức khá cao. Trong số các nghiên cứu đã được tiến hành, nghiên cứu về sức khoẻ nam giới lớn tuổi ở Massachusetts (Massachusetts Male Aging Study – MMAS) cho thấy tỷ lệ hiện hành RLCD trên nam giới tuổi từ 40-70 sống ngoài trại dưỡng lão ở khu vực Boston lên tới 52%; trong đó, tỷ lệ RLCD ở mức độ nhẹ, vừa và nặng lần lượt là 17.2%, 25.2% và 9.6%. Một nghiên cứu khác ở Cologne trên những nam giới thuộc nhóm tuổi 30 – 80 cho thấy tỷ lệ hiện hành của RLCD là 19.2%, và có xu hướng tăng dần theo lứa tuổi từ 2.3% lên đến 53.4%. Tỉ lệ mắc mới RLCD (số bệnh nhân mới mắc/1000 nam giới hàng năm) là 26 ca sau thời gian dài theo dõi trong nghiên cứu MMAS và 19.2 (thời gian theo dõi trung bình là 4.2 năm) trong một nghiên cứu ở Hà Lan. Trong một nghiên cứu cắt ngang thời gian thực (cross-sectional real-life study) trên những nam giới đến khám lần đầu vì rối loạn cương dương cho thấy cứ 4 người đến khám thì có 1 người dưới 40, và gần 50% nam giới trẻ tuổi than phiền về tình trạng rối loạn cương dương mức độ nặng. Sự khác nhau về kết quả giữa các nghiên cứu này củ yếu là do sự khác biệt về phương pháp nghiên cứu, tuổi của đối tượng nghiên cứu, trình độ kinh tế xã hội và văn hoá của quần thể nghiên cứu. Tỷ lệ hiện hành của các nghiên cứu về RLCD được đề cập đến tại Bảng 7.

KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN CƯƠNG DƯƠNG Ở ĐÀ NẴNG

Xuất tinh sớm

Dựa trên các bằng chứng về sự sai khác lớn về kết quả giữa các nghiên cứu được trình bày tại Bảng 8, có thể thấy phương pháp chọn đối tượng, thu thập số liệu và tiến hành nghiên cứu đều ảnh hưởng lớn tới tỷ lệ hiện hành của xuất tinh sớm. Một vấn đề lớn trong việc đánh giá tỷ lệ hiện hành XTS chủ yếu đến từ việc thiếu thống nhất về định nghĩa bệnh tại thời điểm tiến hành nghiên cứu. Các định nghĩa mỡ hồ thiếu tính định lượng cụ thể, khác biệt trong phương pháp lấy mẫu và không chuẩn hóa số liệu dẫn đến sự bất tương đồng lớn trong việc ước lương tỷ lệ hiện hành. Tỷ lệ lớn nhất được báo cáo bởi nghiên cứu Khảo sát Sức khỏe quốc qua và Cuộc sống xã hội ở Mỹ (NHSLS) về hành vi tinh dục ở người trưởng thành là 31% (nam giới trong độ tuổi 18-59). Tỷ lệ hiện hành là 30% (18-29 tuổi), 32% (30- 39 tuổi), 28% (40-49 tuổi) và 55% (50-59 tuổi). Tuy nhiên, thực tết không như vậy, tỷ lệ hiện hành của XTS chỉ từ 20-30% dựa theo tỷ lệ thấp tương ứng về nam giới đến điều trị XTS. Tỷ lệ hiện hành cao như trên có thể đến từ việc chỉ sử dụng câu hỏi 2 lựa chọn (có/không) để đánh giá tình trạng xuất tinh có xảy ra quá sớm hay không, do thực tế các nghiên cứu ở Châu Âu lại cho tỷ lệ hiện hành thấp hơn một cách đáng kể. Hai nghiên cứu quan sát độc lập mô tả cắt ngang ở hai lục địa khác nhau cho thấy tỷ lệ nam giới than phiền XTS lần lượt là 19.8 and 25.80%. Tiếp tục phân chia theo định nghĩa của Waldinger et al. về các dạng XTS, tỷ lệ XTS nguyên phát là 2.3 và 3.18%, trong khi tỷ lệ XTS thứ phát là 3.9 và 4.48%, XTS thất thường là 8.5 và 11.38% và XTS chủ quan là 5.1 và 6.4%. Cả hai nghiên cứu đều cho thấy nam giới XTS thứ phát thường có xu hướng đến điều trị nhiều hơn so với nam giới XTS nguyên phát. Khác biệt trong hành vi khám chữa bệnh cũng góp một phần dẫn đến sai số trong việc đánh giá tỷ lệ XTS trước đây, do có khả năng phần lớn nam giới XTS nguyên phát chấp nhận tình trạng của họ và không đi điều trị. Các ảnh hưởng về tâm lý từ việc thay đổi đột ngột thời gian quan hệ ở nam giới XTS thứ phát thường thúc đẩy họ đến khám và điều trị. Do đó, dường như tồn tại sự khác biệt về tỷ lệ mắc mới của các phân nhóm XTS khác nhau trong cộng đồng so với số nam giới thực sự tìm đến các cơ sở y tế để điều trị. Điều này có thể ngăn cả chúng ta hiểu rõ hơn về tỷ lệ thực sự của các phân nhóm XTS. Tỷ lệ hiện hành xấp xỉ 5% đối với XTS mắc phải và XTS nguyên phát trong cộng đồng không thay đổi giữa các số liệu dịch tễ cho thấy khoảng 5% dân số có thời gian quan hệ tình dục ít hơn 2 phút.

Công cụ chấn đoán xuất tinh sớm

Xuất tinh chậm

Xuất tinh chậm thường rất hiếm gặp và hiện chưa có định nghĩa rõ ràng, vì vậy tình hình dịch tễ của bệnh thường không rõ ràng. Tuy nhiên, một số nghiên cứu dịch tễ thiết kế tốt cho thấy tỷ lệ hiện hành của tình trạng này dao động quanh ngưỡng 3% ở nam giới hoạt động tình dục. Dựa theo dữ liệu từ nghiên cứu NHSLS, khoảng 7.78% trên 1,246 nam giới (lấy mẫu xác xuất từ cộng đồng) trong độ tuổi 18 và 59 phàn nàn về việc “không thể lên đỉnh hoặc xuất tinh”. Trong một nghiên cứu tương tự trên 11,161 nam giới và nữ giới (lấy mẫu xác xuất phân tầng trong cộng đồng) tuổi từ 16-44 ở Anh cho thấy 0.7% nam giới phàn nàn về việc không có khả năng đạt đỉnh khi quan hệ tình dục. Một khảo sát trên 29 quốc gia về các vấn đề tình dục trên 13,618 nam giới tuổi từ 40-80, cho thấy có từ 1.1 đến 2.8% nam giới thường xuyên không thể đạt đỉnh khi quan hệ tình dục. Nghiên cứu khác ở Mỹ cỡ mẫu 1,455 nam giới (lấy mẫu xác xuất từ cộng đồng) tuổi từ 57 đến 85 cho thấy 20% nam giới không thể đạt đỉnh và 73% trong số đó cảm thấy chán nản vì vấn đề này. Dựa trên các số liệu từ các nghiên cứu nêu trên cũng như kinh nghiệm lâm sàng, nhiều nhà tiết niệu và tình dục liệu pháp đưa ra giả thuyêt rằng tỷ lệ hiện hành xuất tinh chậm có thể cao hơn ở nam giới lớn tuổi. Tương đương với quần thể chung, tỷ lệ nam giới than phiền về hiện tượng xuất tinh chậm cũng khá thấp ở những bệnh nhân đến khám vì các vấn đề tình dục. Một nghiên cứu tại Ấn Độ khảo sát liên tục trên 1,000 bệnh nhân đến khám vì rối loạn hoạt động tình dục cho thấy tỷ lệ xuất tinh chậm chỉ ở ngưỡng 0.6% và khá thường gặp ở nam giới lớn tuổi có đái tháo đường. Nazareth và cộng sự đã khảo sát tỷ lệ bệnh theo Phân Loại Quốc Tế về Bệnh Tật tái bản lần thứ 10 (ICD-10) để chẩn đoán các rối loạn hoạt động tình dục trên 447 nam giới đến khám tại 13 phòng khám của bác sĩ gia đình tại London, các tác giả thấy rằng có đến 2.5% nam giới than phiền về việc không thể đạt cực khoái khi quan hệ tình dục. Tương tự như XTS, có sự khác biệt giữa xuất tinh muộn nguyên phát, thứ phát và chủ quan. Mặc dù các bằng chứng hiện tại còn hạn chế, tỷ lệ mắc xuất tinh muộn nguyên phát và thứ phát được ước tính lần lượt là 1 và 1,4%.

- Nhà tài trợ nội dung -
roi loan cuong duong

Giao hợp không xuất tinh và không có khoải cảm tình dục

Việc đưa ra tỷ lệ chính xác của hiện tượng giao hợp không xuất tinh và không có khoái cảm tình dục là rất khó khăn vì phần lớn nam giới không thể tách biệt được hai hiện tượng xuất tinh và đạt khoái cảm. Hơn thế nữa, hiện tượng này khá hiếm gặp trên lâm sàng làm cản trở việc tiến hành các nghiên cứu dịch tễ. Trong một báo cáo của Mỹ, 8% nam giới phàn nàn về việc không có cực khoái khi quan hệ tình dục trong vòng 1 năm quan sát.

Theo Kinsey và cộng sự], 0.14% dân số nói chung không thể xuất tinh. Nguyên nhân phổ biến nhất của hiện tượng này là do chấn thương tủy sống (bệnh nhân chỉ có thể xuất tinh dưới sự hỗ trợ về y tế). Việc thủ dâm thường ít có hiệu quả đối với những bệnh nhân này, tuy nhiên việc kết hợp máy rung để kích thích dương vật hoặc sử dụng chất ức chế acetylcholine esterase khi thủ dâm có thể tăng khả năng xuất tinh ở những bệnh nhân có chấn thương tủy sống.

blank

Xuất tinh ngược dòng

Tương tự như với hiện tượng giao hợp không xuất tinh, rất khó đánh giá chính xác tỷ lệ xuất tinh ngược dòng. Mặc dù xuất tinh ngược dòng được báo cáo với tỷ lệ 0.3% đến 2% bệnh nhân khám vô sinh, tuy nhiên đái tháo đường có thể tăng nguy cơ xuất tinh ngược dòng do hậu quả của biến chứng hệ thần kinh tự chủ. Bệnh thần kinh tự chủ có thể dẫn tới RLCD, và các rối loạn xuất tinh khác dao động từ chậm xuất tinh cho đến xuất tinh ngược dòng và không xuất tinh, chủ yếu dựa trên mức độ ảnh hưởng của bệnh lý đến hệ giao cảm]. Nghiên cứu trên 54 bệnh nhân đái tháo đường có rối loạn hoạt động tình dục, xuất tinh ngược dòng gặp với tỷ lệ 6%. Một nghiên cứu khác gần đây cho thấy tỷ lệ này lên đến 34.6% ở nam giới đái tháo đường. Một thử nghiệm gần đây hơn cho thấy tỷ lệ xuất tinh ngược dòng ở 57 bệnh nhân đái tháo đường type 2 (18-50 tuổi) ít nhất là 8.8%. Xuất tinh ngược dòng cũng thường được nghiên cứu trên nam giới phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt qua đường niệu đạo (TURP) hoặc mổ mở cắt tuyến tiền liệt do làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự toàn vẹn của cổ bàng quang. Một nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt lên chất lượng cuộc sống cho thấy trong số 5,276 nam giới sau TURP, có đến 68% có biến chứng xuất tinh ngược dòng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của các kĩ thuật ít xâm lấn, tỷ lệ xuất tinh ngược dòng sau phẫu thuật tuyến tiền liệt điều trị triệu chứng đường tiểu dưới LUTS đang có xu hướng giảm.

blank
xuất tinh ngược dòng

Đau khi xuất tinh

Đau khi xuất tinh là hiện tượng khá phổ biến tuy nhiên còn ít được biết đến trên lâm sàng và thường liên quan đến rối loạn hoạt động tình dục. Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc hiện tượng này dao động từ 1 đến 10% dân số nói chung; tuy nhiên có thể tăng lên mức 30-75% ở nam giới viêm tuyến tiền liệt mạn tính/hội chứng đau vùng chậu mạn tính (CP/CPPS). Tuy nhiên, phần lớn các bài báo về hiện tượng này thường thiếu tính khoa học và trình bày dưới dạng báo cáo hơn là nghiên cứu do thiêu bằng chứng dựa trên định nghĩa và các giá trị tiên lượng.

blank

Xuất tinh ra máu

Tỷ lệ mắc mới và hiện hành của xuất tinh ra máu thường khó xác định do nhiều yếu tố bao gồm biểu hiện thầm lặng của bệnh, thường tự hết và một phần do bệnh nhân ngại không đi khám. Triệu chứng này xuất hiện với tỷ lệ khoảng 1-1.5% tất cả các trường hợp đến khám vì bệnh lý tiết niệu và có thể xảy ra ở mọi lứa tuối trung bình khoảng 37 tuổi. Trong một nghiên cứu tầm soát ung thư tuyến tiền liệt trên 26,126 nam giới khoảng 50 tuổi hoặc lớn hơn 40 có tiền sử ung thư tuyến tiền liệt hoặc chủng tộc người da đen, xuất tinh ra máu gặp với tỷ lệ 0.5% trong toàn bộ quần thể.

xuất tinh ra máu

Giảm ham muốn tình dục

Tỷ lệ nam giới giảm ham muốn tình dục trên toàn thế giới dao động trong mức 3-28%. Giảm nhu cầu tự thỏa mãn tình dục và giảm hứng thú quan hệ tình dục gặp lần lượt ở 68% và 14% nam giới. Giảm ham muốn tình dục cũng thường gặp ở đối tượng đồng tính nam với tỷ lệ từ 19% đến 57%. Mặc dù hiện tượng này có liên quan đến tuổi tác, gảm ham muốn tình dục hoàn toàn có thể xảy ra ở nam giới trẻ 18- 29 tuổi, với tỷ lệ khoảng 6% đến 19%.

PHÒNG KHÁM TIẾT NIỆU ĐÀ NẴNG